Khe Lún Là Gì? Tiêu Chuẩn Và Khoảng Cách Bố Trí Khe Lún đúng Chuẩn
Có thể bạn quan tâm
Khe lún được sử dụng rất phổ biến trong công trình xây dựng hiện nay để phân tách giữa các khối nhà lớn, hàng rào dài,… Vậy khe lún là gì? Khi nào bạn nên dùng khe lún? Cấu tạo khe lún ra sao? Hãy cùng GENTA tìm hiểu bài viết dưới đây!
Khe lún là gì?
Khái niệm về khe lún
Khe lún là khái niệm đã rất phổ biến trong xây dựng và được các kiến trúc sư, kỹ sư sử dụng nhiều. Khe lún là một loại khe co giãn biến dạng được tạo trong quá trình xây dựng công trình từ móng lên đến mái nhà.
Được dùng để phân tách các công trình công cộng như chung cư, tòa nhà cao tầng, tường rào có sự chênh lệch lớn giữa các khối nhà và lực tải trọng giữa các khối tác động lên nền là khác nhau.
Phân loại khe lún trong các công trình
Khe lún trong công trình hiện nay được phân làm 2 loại chính gồm:
- Khe lún giữa 2 khối nhà
- Khe lún hàng rào
Tác dụng của khe lún đối với công trình
Công trình có 2 khối nhà chênh lệch cao thấp
Các công trình xây dựng sát nhau có sự chênh lệch tòa nhà thấp tầng và cao tầng thì lực tác động giữa hai khối nhà lên nền đất cũng khác nhau. Nên cần sử dụng khe lún để tạo ra sự tách biệt, chống sụt lún.
Phân tách 2 khối công trình đảm bảo đúng yêu cầu giãn nở
Khe lún được dùng để phân tách 2 khối công trình được xây dựng sát nhau, giúp đảm bảo đạt yêu cầu về giãn nở và độ lún cho cả 2 công trình.
Chia khối công trình lớn giúp giảm tải trọng
Khe lún có vai trò chia tách tải trọng giữa các khối công trình lớn, giúp phân tán và giảm lực trọng tải của toàn khối công trình tác động lên nền đất.
Giảm tải trọng tường rào – công trình xây dựng sát nhau
Đối với tường rào và công trình có tải trọng khác nhau được xây dựng sát cạnh nhau, thì khe lún được sử dụng để phân tách hai khối công trình này giúp ngăn sự chênh lệch tải trọng lớn giữa 2 công trình khác nhau và dễ gây sụt lún.
Khe lún phân tách khối hàng rào dài
Đối với hàng rào có chiều dài quá dài thì khe lún được bố trí để phân tán các khối hàng rào giúp chia khối hàng rào thành các khối nhỏ, giảm trọng lực và tránh xảy ra hiện tượng nứt tường rào, sụt lút.
Giảm lực tải trọng của hàng rào lên nền đất
Khe lún còn giúp giảm lực tải trọng của toàn khối hàng rào tác động lên nền đất.
Chi tiết khe lún trong công trình
Đối với phân loại và công dụng của khe lún đã được GENTA tìm hiểu ở trên. Chúng ta hãy tìm hiểu thêm về chi tiết cấu tạo khe lún trong các công trình:
Cấu tạo chi tiết khe lún giữa 2 khối nhà
Khe lún được cấu tạo giữa 2 khối nhà trong các trường hợp như:
- Công trình có sự chênh lệch giữa các khối nhà lớn, giữa nhà cao tầng – thấp tầng với nhau.
- Giữa hai công trình xây dựng sát nhau, tường nhà này sát với tường nhà kia
- Công trình xây trên nền đất có sức chịu tải trọng khác nhau hoặc nền đất yếu
- Khe lún được dùng tại các công trình công cộng, công trình lớn, công trình có chiều dài, chiều cao lớn
- Công trình có chiều dài với kết cấu thép là 40m, và chiều dài kết cấu bê tông là 20m cần khe lún
Cấu tạo của khe lún dùng để phân tách 2 khối công trình thường có kích thước độ rộng khe từ 20 – 50 – 100 – 200mm cắt sâu xuống hầm và móng. Tách công trình thành 2 khối riêng biệt, khoảng cách giữa các khe lún thường quy định >24m.Thường được phân bổ tại giữa khối nhà cao tầng dài trên 60m như bệnh viện, trường học hoặc giữa 2 khối nhà lớn nhưng chênh lệch độ cao như 2 tòa chung cư cao tầng sát nhau.
Cấu tạo chi tiết khe lún hàng rào
Ngoài ra, khe lún cũng thường được sử dụng tại khu vực tường rào để đảm bảo lực tải trọng và tránh cho công trình bị sụt lún. Người ta hay dùng khe lún cho tường rào trong các trường hợp sau:
- Tường rào và công trình nhà cao tầng được xây sát nhau
- Tường rào dài trên 60m
- Hàng rào xây dựng trên nền đất yếu
Công trình hàng rào dài cần được bố trí khe lún độc lập với nhau. Cần đảm bảo sao cho khe lún của hàng rào có độ chịu lực tối ưu. Chiều rộng của khe lún tùy thuộc vào tính chất biến dạng của công trình. Khoảng cách khe lún tường rào thường được lựa chọn trong khoảng 2 – 3cm.
Tường rào xây cạnh ngôi nhà cao tầng như trường học, bảo tàng, cơ quan đoàn thể, bệnh viện,… thường có hàng rào dài và sát khối công trình cao tầng chính có sự chênh lệch tải trọng lớn nên tạo khe lún. Khoảng cách khe lún cách nhau >24m và phân tách tại vị trí tiếp xúc của hàng rào và công trình cao tầng.
Tiêu chuẩn khe lún phổ biến
Dưới đây là những tiêu chuẩn bố trí khe lún mà bạn có thể tham khảo. Bao gồm:
- Tiêu chuẩn bố trí khe lún và khe nhiệt trong công trình là: TCXDVN 356:2005 – Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế, mục 4.2.13 (Download toàn bộ tiêu chuẩn -> tại đây).
- Khoảng cách giữa các khe co giãn nhiệt là:
- TCXD 4453:1995 – Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – Quy phạm thi công và nghiệm thu mục 6.4.13 b; Đặt khe co giãn nhiệt mục 6.7.2 Khe co giãn nhiệt ẩm của lớp bê tông chống thấm mái. (Download toàn bộ tiêu chuẩn -> tại đây)
- TCVN 5718:1993 – Mái và sàn bê tông cốt thép trong công trình xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật chống thấm nước, mục 2.1.3, mục 2.1.4, mục 2.1.5, mục 2.1.6. (Download toàn bộ tiêu chuẩn -> tại đây)
- Khe lún lấy kích thước từ 10mm – 15mm.
- Khe nhiệt L=45m là quy định chiều dài nhà 45m bố trí 1 khe nhiệt.
Khoảng cách bố trí khe lún phù hợp
Để khe lún được bố trí đúng chuẩn và phát huy tối đa tác dụng, chúng cần có khoảng cách quy phạm chuẩn. Yếu tố này đem đến sự bền bỉ cho công trình, giúp phân tách các khối công trình, tường rào chênh lệch tải trọng hợp lý. Vậy khoảng cách quy phạm đúng chuẩn là như thế nào? Cùng tìm hiểu dưới đây:
Khe lún giữa 2 khối nhà
Khe lún được cấu tạo từ vị trí móng nhà và kết thúc tại mái. Khe lún sẽ phân tách công trình lớn thành 2 khối riêng biệt, đảm bảo sự độc lập giữa 2 khối và tránh tối đa hiện tượng lún sụt công trình diễn ra.
Chiều dài công trình bao nhiêu thì cần bố trí khe lún
Trường hợp nhà và công trình công cộng có chiều dài lớn từ 60m phải có khe lún. Khoảng cách giữa các khe lún không lớn hơn 60m. Và khoảng cách giữa các khe co giãn trên mái không lớn hơn 15m.
Chiều dài với kết cấu thép là 40m, và chiều dài kết cấu bê tông là 20m thì sẽ cần khe lún. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những chiều dài tương đối, còn phụ thuộc vào chiều cao của công trình và khối tích.
Khoảng cách khe lún tiêu chuẩn
Khe lún sẽ được thiết kế cắt qua thân hầm và móng. Khoảng cách khe lún quy phạm là >24m. Còn bề rộng của các khe có một công thức gần đúng là:
∆=2.k.H2 +20mm
Trong đó:
- H1 : là độ cao của khối nhà cao trong 2 khối công trình sát nhau.
- H2 : là độ cao của khối nhà thấp
- hệ số K phụ thuộc vào giải pháp kết cấu của nhà. VD: K=1500
Khe lún hàng rào
Khe lún tường – hàng rào bố trí hợp lý sẽ giúp cho công trình không bị nứt xé, đảm bảo kết cấu chịu lực cho công trình, mang lại tuổi thọ cao và an toàn trong khi sử dụng.
Chiều dài công trình bao nhiêu thì cần khe lún
Bố trí khe lún cần phải tạo móng riêng cho cả ngôi nhà và tường rào. Phần móng của 2 công trình không được đặt quá sát nhau. Phần móng cũng cần được thiết kế chân đế rộng để tránh sụt lún hay nứt xẻ do bố trí khe lún không đều.
Trên thực tế việc tạo khe lún cũng gây tốn nhiều thời gian và chi phí. Do đó, người ta sẽ bố trí khe lún trong các trường hợp thực sự cần thiết như nền đất yếu, công trình có tải trọng chênh lệch, chiều dài công trình lớn trên 60m.
Khoảng cách khe lún tiêu chuẩn
Đối với tiêu chuẩn xây dựng, khe lún cần được bố trí làm sao cho các công trình có tính độc lập với nhau. Đồng thời khe lún tường rào cần có đủ cường độ chịu lực, không gây ra những vết nứt trên đất.
Khoảng cách giữa các khe lún quy phạm thường cách nhau >24m. Kích thước của khe lún tùy thuộc vào tính chất biến dạng của công trình, đồng thời khoảng cách khe lún tường rào thường được lựa chọn trong khoảng 2 – 3cm.
Giải pháp mới: Sử dụng nẹp nhôm che khe lún cho công trình
Nẹp nhôm che khe lún là thanh nẹp bằng chất liệu nhôm, dùng để che khe hở giãn nở (khe lún, khe nhiệt, khe chuyển vị) trong kết cấu công trình. Đây là giải pháp mới hiệu quả và chuẩn kỹ thuật, hiện đang được nhiều kỹ sư/ kiến trúc sư đưa vào sử dụng.
Nẹp có tác dụng hấp thu chuyển động của công trình, tránh nứt vỡ bề mặt hoàn thiện.
Dùng nẹp khe lún che khe hở vừa giúp công trình đảm bảo thẩm mỹ của bề mặt sàn, tường khi hoàn thiện vừa bảo vệ an toàn cho người sử dụng công trình. Ngoài ra, giúp vật thể lạ như đồ dùng nhỏ, bụi, nước,… rơi vào khe lún gây mất thẩm mỹ.
Bảng thống kê sản phẩm nẹp nhôm che khe lún và thông số kỹ thuật
Mã SP | Ảnh | Kích thước | Chiều dài | Chất liệu | Màu sắc | Xuất xứ |
EJ02 | 50mm x 33mm x 20mm | 3m | Nhôm anode | Nhôm mờ | Việt Nam | |
EJ02C | 50mm x 33mm x 20mm | 3m | Nhôm anode | Nhôm mờ | Việt Nam | |
EJ08 | 120mm x 4mm | 3m | Nhôm anode | Nhôm mờ | Việt Nam | |
EJ08C | 110mm x 31mm x 4mm | 3m | Nhôm anode | Nhôm mờ | Việt Nam |
Xem thêm các sản phẩm nẹp nhôm che khe lún do GENTA cung cấp -> tại đây.
Phân loại nẹp khe lún theo công dụng:
- Nẹp dùng tại vị trí sàn – tường: EJ02C và EJ08C
- Nẹp dùng tại vị trí sàn – sàn: EJ02 và EJ08
Ứng dụng nẹp khe lún: Công trình có diện tích rộng hoặc khối nhà cao tầng lớn như Sân bay, TTTM, trường học, bệnh viện, chung cư, nhà xưởng, … khi chiều dài khối nhà quá lớn, bắt buộc phải thiết kế khe lún để tránh nứt vỡ kết cấu.
Kết luận
Khe lún giúp các công trình có độ bền cao và tuổi thọ tốt nhất, vì vậy cần đảm bảo loại nẹp nhôm khe lún có chất lượng cao.
- Với 7 năm kinh nghiệm – GENTA trong lĩnh vực phân phối sản phẩm nẹp che khe lún đã cung cấp sản phẩm cho nhà thầu, chủ đầu tư lớn tại Việt Nam.
- Dịch vụ tư vấn miễn phí 24/7 và hỗ trợ chuyên viên kỹ thuật hướng dẫn thi công tại công trình.
- Khách hàng được kiểm tra hàng và đổi trả sản phẩm ngay khi phát hiện lỗi của nhà sản xuất trong quá trình sử dụng.
Để được tư vấn về các giải pháp khe lún cho công trình, hãy liên hệ các chuyên gia của GENTA theo số hotline 0976 068 706. Chúc các bạn có được giải pháp tối ưu cho công trình của mình!
4.4 / 5 ( 25 bình chọn )Từ khóa » Chênh Lún
-
Lún Lệch Và Cách Khắc Phục - KetcauSoft
-
Hỏi Về độ Chênh Lún Cho Phép Giữa Móng đơn Và Móng Băng
-
Quy định Về độ Lún Cho Phép Của Công Trình (theo TCVN)
-
Tiêu Chuẩn Và Yêu Cầu Về độ Lún - Tài Liệu Text - 123doc
-
[EX] Bảng Tính Lún Móng Cọc - Kênh Xây Dựng
-
Chênh Lệch Giữa Lún Tại Góc Và Tại Tâm Của Nền đất đắp
-
Công Thức để Tính Lún Cho Móng Cọc Và Những điều Bạn Cần Biết
-
[PDF] TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9360:2012
-
Nhà Nghiêng, Lún Nứt Công Trình - Nguyên Nhân Và Giải Pháp
-
[PDF] Nguyên Nhân Lún Lệch Giữa Cầu Và đường Yêu Cầu - TEDI
-
Khe Lún Là Gì? Quy Chuẩn Bố Trí Khe Lún Trong Xây Dựng
-
Bàn Về Quan Trắc Lún Cho Nhà Cao Tầng Và Thiết Bị đo Nghiêng
-
[PDF] CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NỀN MÓNG