Chênh Lệch Vĩnh Viễn Và Chênh Lệch Tạm Thời Trong Kế Toán Là Gì?

nhận biết chênh lệch trong kế toán Mục lục Hiển thị 1. Chênh lệch vĩnh viễn (hay còn gọi chênh lệch thường xuyên) Ví dụ: Chênh lệnh vĩnh viễn do: Ví dụ: Chi phí không được chấp nhận cho mục đích tính thuế Ví dụ: Thu nhập được miễn thuế 2. Chênh lệch tạm thời Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp: Chênh lệch tạm thời được khấu trừ: Ngoài ra chúng ta cần tìm hiểu thêm giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế thu nhập thu nhập doanh nghiệp Xem thêm:

Trong kế toán, sự chênh lệch giữa doanh thu với chi phí giữa kế toán tài chính và kế toán thuế được gọi là chênh lệch vĩnh viễn và chênh lệch tạm thời. Vậy hai loại chênh lệch này có gì khác nhau và được dùng để chỉ những tình huống chênh lệch cụ thể nào hãy cùng xem bài viết dưới đây:

1. Chênh lệch vĩnh viễn (hay còn gọi chênh lệch thường xuyên)

Chênh lệch vĩnh viễn là chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập tính thuế phát sinh từ các khoản doanh thu, thu nhập khác, chi phí được ghi nhận vào lợi nhuận kế toán nhưng lại không được tính vào thu nhập, chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

chênh lệch vĩnh viễn là gì?

Ví dụ: Chênh lệnh vĩnh viễn do:

– Khoản chi phí quảng cáo , tiếp thị vượt mức khống  chế 10% tổng chi phí trong kỳ;

– Khoản chi phí không có hóa đơn, chứng từ hợp lý, hợp lệ chứng minh;

– Các khoản tổn thất tài sản,

– Các khoản chênh lệch vĩnh viễn không thuộc đối tượng điều chỉnh của VAS17

Ví dụ: Chi phí không được chấp nhận cho mục đích tính thuế

– Tiền phạt vi phạm hành chính, vi phạm thuế

– Lãi tiền vay của cá nhân quá tỷ lệ khống chế quy định;

– Chi phí khác (Biếu, tặng, Tiếp khách, Khuyến mại…) vượt quá tỷ lệ quy định.

– Chi phí không có hóa đơn tài chính, chi phí lãi vay tương ứng với phần vốn góp chưa đủ …

Ví dụ: Thu nhập được miễn thuế

– Cổ tức, lợi nhuận được chia,…

Phương pháp kế toán theo tài khoản 352 - Dự phòng phải trả theo thông tư 133

2. Chênh lệch tạm thời

Chênh lệch tạm thời là chênh lệch phát sinh do sự khác biệt về thời điểm doanh nghiệp ghi nhận thu nhập hoặc chi phí và thời điểm pháp luật về thuế quy định tính thu nhập tính thuế hoặc chi phí được khấu trừ khỏi thu nhập tính thuế.

Ví dụ: ghi nhận thu nhập vào một năm nhưng thuế thu nhập được tính ở một năm khác, hoặc ghi nhận chi phí vào một năm nhưng chi phí đó chỉ được khấu trừ vào thu nhập tính thuế ở một năm khác. Có 2 loại chênh lệch tạm thời, cụ thể như sau:

Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp:

Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục Tài sản hoặc Nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán

Ví dụ: Một khoản doanh thu theo kế toán thì ghi nhận nhưng thuế thì không cho ghi nhận và doanh thu này sẽ phải đánh thuế trong tương lại; Hoặc một khoản chi phí khấu hao của kế toán thấp hơn khoản chi phí khấu hao theo thuế thì những khoản chi phí khấu hao trong tương lai của kế toán thì thuế sẽ không chấp nhận tức là lúc này sẽ phải nộp một khoản thuế trong tương lai.

2 loại chênh lệch tạm thời

Chênh lệch tạm thời được khấu trừ:

Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục Tài sản hoặc Nợ phải trả được thu hồi hay được thanh toán.

Ví dụ: Chi phí khấu hao theo kế toán cao hơn chi phí khấu hao theo thuế của năm hiện tại và trong tương lai thì không còn chi phí khấu hao của kế toán nữa nhưng thuế sẽ chấp nhận là chi phí khấu hao để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Ngoài ra chúng ta cần tìm hiểu thêm giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế thu nhập thu nhập doanh nghiệp

Lợi nhuận kế toán = Doanh thu và thu nhập khác theo quy định của kế toán – Chi phí theo quy định của kế toán

=> Thuế TNDN phải nộp theo kế toán= Lợi nhuận kế toán X Thuế suất thuế TNDN hiện hành (t%)

Và: Thu nhập chịu thuế TNDN= Doanh thu và thu nhập khác theo quy định của thuế – Chi phí theo quy định của thuế

=> Thuế TNDN phải nộp theo thuế = Thu nhập chịu thuế TNDN X Thuế suất thuế TNDN hiện hành (t%)

Trên đây là những thông tin cơ bản để phân biệt chênh lệch tạm thời và chênh lệch vĩnh viễn mà kế toán cần phải biết. Hy vọng bài viết này sẽ phần nào giúp kế toán giải quyết những khó khăn trong công việc.

Doanh nghiệp thường xuyên gặp phải thiếu sót khi nộp chậm, nộp muộn thuế TNDN. Phần mềm kế toán của nhà cung cấp MISA hỗ trợ tự động nhắc nhở thời gian đến hạn phải nộp thuế TNCN, thuế TNDN, thuế môn bài…Anh chị tìm hiểu thêm Tại đây

Xem thêm:

Những khoản chi phí cần đặc biệt lưu ý khi quyết toán thuế

Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và phân loại kế toán chi phí đúng cách

Quản lý chi phí trong đầu tư công trình xây dựng

Từ khóa » Chênh Lệch Doanh Thu