Chết Vì Sặc Cơm - Tuổi Trẻ Online
Có thể bạn quan tâm
Phóng to | |
Thủ thuật Heimlich nằm khi có người sặc và hôn mê -Ảnh: thefreedictionary.com | Thủ thuật Heimlich đứng khi người bệnh tỉnh sau sặc -Ảnh:tpub.com |
Bà T.T.X., 84 tuổi, nhà ở quận Tân Bình, TP.HCM. Bà mắc bệnh tai biến mạch máu não do tăng huyết áp cách đây mười năm, bị yếu nửa người bên phải, sức cơ hồi phục kém. Sinh hoạt của bà X. rất khó khăn, trí nhớ bị giảm sút hoàn toàn, luôn ngồi trên xe lăn. Bà nói rất khó khăn, ăn cơm hay đi vệ sinh đều có con cháu giúp đỡ.
Cuối tuần có cháu gái dưới quê đến chơi. Cháu muốn giúp bà trong việc ăn uống nhưng chưa có kinh nghiệm, nên khi đút cơm cho bà ăn, do nóng vội bà chưa nuốt trọn cơm ở muỗng trước thì muỗng cơm tiếp theo đã đưa vào làm bà sặc cơm và hít cơm vào phổi. Sau khi hít cơm, sắc mặt bà tái rõ rệt và bắt đầu tím đi, bà than khó thở dữ dội. Người cháu la lên, mọi người trong nhà đưa bà đi cấp cứu bằng taxi.
Trên đường đi bà thở yếu dần, mặt, tay chân tím tái hoàn toàn, sau đó ngưng thở. Khi bà X. vào viện thì đã ngưng tim, ngưng thở khoảng 15 phút. Các bác sĩ cố gắng cấp cứu hết sức nhưng do đưa vào trễ nên bà X. đã không qua khỏi. Các bác sĩ chia buồn cùng gia đình, giải thích nguyên nhân chết của bà do nhiều hạt cơm vào phổi gây tắc đường thở dẫn đến suy hô hấp cấp, rồi suy tuần hoàn và tử vong. Người thân bà X. bật khóc và cảm thấy đáng tiếc.
Các bệnh nhân bị di chứng tai biến mạch máu não mà sặc và hít thức ăn vào phổi thì đa số đều suy hô hấp, viêm phổi hít nặng phải nằm thở máy dài lâu. Có trường hợp sặc hít nhiều làm tắc đường thở nên gây tử vong nhanh chóng, có trường hợp thoát chết vì sặc ít và biết cách sơ cứu kịp thời.
Xử trí kịp thời
Đối với người già không cho ăn vật cứng và khi ăn nên ở tư thế ngồi. Tốt nhất ăn thức ăn xay nhừ, nhất là đối với những người đã rụng răng. Khi uống nước hoặc ăn thức ăn quá lỏng (dễ gây sặc) phải vừa uống vừa cúi đầu và từ từ. Người chăm sóc chú ý động tác nuốt thức ăn hay thức uống, sau khi người già nuốt xong mới tiếp tục múc thức ăn.
Khi người già sặc thức ăn, bạn có thể sơ cứu theo cách thức sau đây.
- Đối với người già còn tỉnh, ta sử dụng thủ thuật Heimlich đứng: Bạn ra phía sau lưng người già, ngực bạn áp vào lưng người già. Vòng hai tay ngang thắt lưng. Đặt nắm tay trái (bàn tay trái nắm lại như nắm đấm) lên bụng nạn nhân ngay dưới mũi xương ức, bàn tay phải xòe ra đặt chồng lên nắm tay trái. Đột ngột ấn mạnh ra sau, hướng lên trên (dồn hơi trong bụng lên ngực để tống dị vật ra ngoài). Làm nhanh năm cái. Nếu không ra dị vật thì gọi 115 đưa người già đi cấp cứu ngay. Nếu đã ra dị vật cũng cho người già nhập viện đề phòng viêm phổi hít sau này.
- Đối với người già hôn mê: ta sử dụng thủ thuật Heimlich nằm, bạn quỳ gối xuống và đặt hai bàn tay chồng lên nhau vùng dưới xương ức của người già. Đột ngột ấn mạnh ra sau và trước. Làm nhanh năm cái.
Từ khóa » Thức ăn Rơi Vào Phổi
-
Điều Gì Xảy Ra Nếu Thức ăn đi Vào đường Hô Hấp? - VnExpress
-
Gắp Thành Công Dị Vật đường Thở Cho Bệnh Nhân Bị Sặc Thức ăn
-
Biến Chứng Của Dị Vật đường Thở - Sự Bất Cẩn Dẫn đến Nguy Hiểm
-
Nước, Thức ăn.. Trào Vào Khí Quản Gây Ho Nguy Hiểm Thế Nào
-
Dị Vật đường Thở Và Cách Xử Trí An Toàn Và Hiệu Quả Nhất - YouMed
-
Cảnh Giác Dị Vật đường Thở - Báo Lao Động
-
Xử Trí Và đề Phòng Hóc Dị Vật đường Thở - Tuổi Trẻ Online
-
Hướng Dẫn Cách Phòng Ngừa Hít Sặc Do ăn Uống
-
Dị Vật đường Thở Bỏ Quên | Vinmec
-
Triệu Chứng Khi Thức ăn đi Vào đường Hô Hấp? - AloBacsi
-
Những điều Cần Biết Về Bệnh Viêm Phổi Hít | Vinmec
-
Người Già ăn Uống Hay Bị Sặc: Tác Hại Và Cách Xử Lý
-
Dị Vật Đường Thở - Bệnh Viện Tim Tâm Đức
-
Dị Vật đường Thở Với Trẻ: Mối Lo Lớn Từ Những… Vật Nhỏ - Medinet