Chỉ điểm Cách Nhận Diện Và Xử Lý Khi Bị Liệt Dây Thần Kinh Số IV

1. Nguyên nhân gây liệt dây thần kinh số IV

1.1. Dây thần kinh số IV có vai trò gì?

Dây thần kinh số IV là dạng ròng rọc kích thích cơ chéo phía đối bên trên và bắt chéo sau khi thoát khỏi phía sau của trung não. Vì ở vị trí này nên khi nó bị tổn thương sẽ gây ra hậu quả cho mắt phía bên đối diện.

1.2. Nguyên nhân khiến dây thần kinh số IV bị liệt

Sở dĩ dây thần kinh số IV bị liệt là xuất phát từ các nguyên nhân:

- Nguyên nhân có tính phổ biến

+ Tổn thương dây thần kinh đơn.

+ Tình trạng chấn thương ở sọ não.

Tổn thương ở sọ não là một trong những nguyên nhân gây liệt dây thần kinh số IV

Tổn thương ở sọ não là một trong những nguyên nhân gây liệt dây thần kinh số IV

+ Tắc vi mạch vì bệnh tiểu đường.

- Nguyên nhân ít có tính phổ biến

+ Não bị tràn dịch.

+ Xuất hiện khối u ở tuyến tùng.

+ Trung não bị tổn thương.

2. Nhận diện và phân loại bệnh liệt dây thần kinh số IV

2.1. Những dấu hiệu nhận diện dây thần kinh số IV bị liệt

Bệnh liệt dây thần kinh số IV thường không có triệu chứng rõ ràng nhưng một số dấu hiệu sau được gợi ý cảnh báo bệnh: đầu bị lệch về một bên, cổ bị vẹo, mắt bị lác ở một hoặc cả hai bên.

2.2. Phân loại bệnh liệt dây thần kinh số IV

Bệnh liệt dây thần kinh số IV được phân thành 2 dạng:

- Liệt 1 bên

Liệt một bên dây thần kinh số IV thường được biểu hiện bằng tình trạng mắt liệt lác lên phía trên và khi liếc vào thì độ lác bị tăng lên, khi nghiêng đầu về phía liệt thì độ lác được giảm xuống. Hình dung đơn giản như sau: nếu liệt dây thần kinh số IV ở mắt phải thì mắt này sẽ lác lên trên và bị tăng độ lác khi liếc nhìn sang bên trái hoặc nghiêng đầu sang bên phải; điều này xảy ra tương tự khi bị liệt dây thần kinh số IV bên mắt trái.

Ngoài ra, khi bị liệt một bên mắt còn khiến cho mắt bị lác xoáy ra ngoài. Người bệnh đôi khi nhìn thấy tình trạng chập hình nếu bên mắt liệt dùng để định thị. Một số ít trường hợp phát hiện thấy hiện tượng đáy mắt bị xoắn toàn bộ khi soi vào đáy mắt.

Đầu của người bị liệt dây thần kinh IV thường nghiêng về phía đối lập với mắt liệt kéo theo đó là hiện tượng cằm hạ xuống thấp. Một số ít trường hợp sẽ nghiêng đầu về phía bên mặt liệt khiến cho độ lác đứng tăng để cho hai hình tách rời ra xa nhau nhờ đó mà tránh được song thị. Với trẻ em, tư thế lệch đầu vẹo cổ này về lâu dài có thể làm lệch cột sống. Đến nay, một số người liệt dây thần kinh số IV một bên nhưng đầu lại không bị lệch, tình trạng này vẫn chưa xác định được nguyên nhân.

Một số biểu hiện ở mắt của người bị liệt dây thần kinh số IV

Một số biểu hiện ở mắt của người bị liệt dây thần kinh số IV

- Liệt 2 bên

Trường hợp liệt cân xứng cả hai bên thì không lác khi nhìn ở vị trí nguyên phát hoặc chỉ lác đứng một chút, lác ngang rất ít và có thể không lác. Nếu xuất hiện triệu chứng liệt thì mắt trái sẽ lác lên khi nhìn sang phía bên phải còn mắt phải sẽ lác lên khi nhìn sang phía bên trái. Người bệnh không bị nghiêng đầu. Ngoài ra, cũng có trường hợp lác vào bên trong và bị tăng độ lác lúc nhìn xuống.

Hầu hết các trường hợp bị liệt dây thần kinh số IV xảy ra sau khi đầu chịu chấn thương hoặc hành não trước bị rách màng hoặc rễ dây thần kinh bị đứt khi vừa ra khỏi thân não. Một chấn thương nhỏ có thể làm cho dây số IV bị liệt một bên nhưng nếu chấn thương nặng kèm theo chấn động thì rất dễ liệt cả hai bên.

3. Phương pháp điều trị liệt dây thần kinh số IV

Như đã phân loại ở trên, liệt dây thần kinh số IV có thể ảnh hưởng đến một hoặc hai bên mắt. Vì cơ chéo trên bị liệt nên mắt của người bệnh không khép lại như bình thường được và họ nhìn thấy hình ảnh đôi trong đó một ảnh ở bên trên và một ảnh hơi chếch sang phía đối diện. Kết quả của tình trạng này chính là người bệnh phải nhìn vào trong và nhìn xuống khiến cho việc đi xuống cầu thang gặp không ít khó khăn.

Người bị liệt dây thần kinh IV cần được thăm khám để tìm biện pháp điều trị phù hợp càng sớm càng tốt

Người bị liệt dây thần kinh IV cần được thăm khám để tìm biện pháp điều trị phù hợp càng sớm càng tốt

Trong quá trình thăm khám bác sĩ có thể phát hiện các liệt vận nhãn kín đáo gây ra triệu chứng cơ năng nhưng không có triệu chứng thực thể. Xác định nguyên nhân gây nên tình trạng này bằng chụp CT cắt lớp hoặc chụp MRI. Các phương pháp điều trị bệnh liệt dây thần kinh số IV hiện đang được áp dụng gồm:

- Điều chỉnh lăng kính: áp dụng cho bệnh nhân lác mắt nhẹ đi kèm song thị không xoáy.

- Phẫu thuật:

Hai phương pháp phẫu thuật đang được áp dụng nhiệt nhất là làm yếu cơ chéo dưới bên phía mắt liệt và gấp gân cơ chéo trên. Nếu cần thiết có thể kết hợp cả hai hình thức phẫu thuật này ở vùng trên của một mắt.

Trường hợp yếu tố xoáy trội hơn thì phẫu thuật sẽ có lợi thế hơn vì phần trước của gân cơ tác động vào động tác xoáy còn phần sau lại tác động đến động tác đứng. Lác sẽ được điều chỉnh xoáy ra ngoài bằng cách chuyển dịch ra phía trước và sang phía trước gân cơ chéo trên.

Tuy nhiên, điều trị liệt dây thần kinh số IV bằng phẫu thuật cần cân nhắc vì sau hậu phẫu có thể tồn tại dai dẳng triệu chứng song thị. Trước khi phẫu thuật người bệnh cần có khoảng 4 - 6 tháng để tự hồi phục liệt mắc phải hoặc liệt bẩm sinh có cơ hội được bù trừ trở lại. Đối với trẻ đang trong độ tuổi trưởng thành mặc dù độ lác được bù trừ tốt nhưng tư thế vẹo đầu rất rõ nên cần phẫu thuật để tránh bị vẹo lệch cột sống tron tương lai.

Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc hiểu hơn về bệnh liệt dây thần kinh số IV. Nếu còn băn khoăn nào về bệnh lý này, bạn đọc có thể liên hệ với chuyên gia y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua số điện thoại 1900 56 56 56 để được giải đáp.

Từ khóa » Dây Thần Kinh Số 1