SỐNG KHOẺ CÙNG BVXA –Kỳ 37: Liệt Dây Thần Kinh Số 7
Có thể bạn quan tâm
- Home
- GIỚI THIỆU BVXA
- Sống khỏe cùng BVXA
- SỐNG KHOẺ CÙNG BVXA –Kỳ 37: Liệt dây thần kinh số 7 – Căn bệnh làm thay đổi diện mạo con người
SỐNG KHOẺ CÙNG BVXA –Kỳ 37: Liệt dây thần kinh số 7 – Căn bệnh làm thay đổi diện mạo con người
liệt mặt
Trong chuyên mục hôm nay, bác sĩ CKI. Lê Văn Nẩm – Trưởng khoa Y Học Cổ Truyền và Phục Hồi Chức Năng Bệnh Viện Đa Khoa Xuyên Á (BVXA) sẽ tư vấn cho chúng ta các kiến thức về bệnh liệt mặt do liệt dây thần kinh số 7.Thời điểm giao mùa, đặc biệt là khi gặp gió lạnh bất thường sẽ gây ra những bệnh như ho, viêm mũi, viêm phế quản… Nhưng có một căn bệnh mà không phải ai cũng biết: liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên. Người bệnh có thể bị méo miệng, liệt mặt ngay tức thì khi mắc phải. Nếu không chữa trị kịp thời, căn bệnh kỳ lạ này sẽ để lại những di chứng lâu dài về sau; ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và cuộc sống sau này.
1. Thưa bác sĩ, liệt mặt do liệt dây thần kinh số 7 là gì và các nguyên nhân gây bệnh như thế nào ?
Thưa các bạn, bệnh liệt dây thần kinh số 7 hay còn gọi là bệnh liệt dây thần kinh mặt là bệnh xảy ra khi dây thần kinh điều khiển các cơ mặt bị viêm, bị chèn ép dẫn đến tổn thương và gây liệt. Liệt 7 ngoại biên là một tình trạng giảm hoặc mất vận động của các cơ bám trên da mặt do thần kinh số 7 chi phối. Nguyên nhân thường là do nhiễm lạnh, do tai biến mạch máu não, do viêm não, do viêm đa rễ thần kinh và viêm dây thần kinh.2.Bác sĩ có thể cho biết bệnh liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên có những biểu hiện gì và bác sĩ chẩn đoán bệnh này như thế nào?
Các biểu hiện của bệnh liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, khi bệnh nhân xảy ra tình trạng liệt mặt thì sẽ có những biểu hiện sau đây: Lúc nghỉ ngơi khuôn mặt sẽ đờ đẫn, mất sự cân đối, mất đường nét tự nhiên, do trương lực cơ của bên liệt bị giảm. Và nó sẽ biểu hiện một số dấu hiệu sau đây: mép bị xệ xuống, mắt nhắm không kín, lông mày sẽ hạ thấp xuống, mờ cảnh mũi má, nhân trung bị lệch sang bên lành, nước bọt chảy ra ở mép bên liệt, thức ăn đọng lại ở má bên liệt. Đó là khi nghỉ ngơi, còn khi bệnh nhân làm các động tác theo ý muốn thì sự mất cân đối sẽ còn rõ ràng hơn như mất nếp nhăn bên tráng hoặc mờ đi; khi nhe răng cười, miệng méo và lệch sang bên lành, mắt bên liệt nhắm không kín, do cơ bên liệt cơ khép vòng mi và nhãn cầu sẽ bị đưa lên trên và ra ngoài. Ngoài ra, còn có các dấu hiệu khác như tê ở bên liệt, mất vị giác ở 2/3 trước lưỡi, khô mắt do không tiết nước mắt được, tình trạng này có thể dẫn đến tình trạng là mù nếu như để lâu, hoặc tăng tiết nước ở mắt làm nước mắt dàn dụa nhất là trong hoặc ngay sau khi buổi ăn. Diễn tiến của bệnh liệt mặt do nguyên nhân cảm lạnh thường diễn tiến rất tốt và tự khỏi 70-80% sau khoảng 2-9 tuần. Trường hợp nặng có thể để lại các di chứng như sau: di chứng từ nặng nhẹ khác nhau tùy vào nguyên nhân, như méo miệng nhẹ, co cứng nửa mặt dẫn đến tâm lý và thẩm mỹ của bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng; mắt nhắm không kín lâu ngày có thể dẫn đến viêm giác mạc và các tổn thương khác. Để chẩn đoán thì chúng tôi sẽ chẩn đoán dựa vào lâm sàng là chủ yếu. Nguyên nhân thường là do cảm lạnh, thường thì tiến triển cấp tính, liên quan đến các trường hợp gió lùa, lạnh và hay xảy ra vào ban đêm. Thứ hai là có thể có một số nguyên nhân cụ thể khác như là viêm đa rễ thần kinh, viêm màng não, viêm thần kinh số 7, viêm tai xương chủm, hoặc là do điều trị zona, có thể là do chấn thương, ngoài ra có thể do u não, u ở góc cầu tiểu não, u dây thần kinh số 7 hoặc là các ung thư di căn ở dây thần kinh số 7. Chẩn đoán liệt mặt thường thì dựa vào lâm sàng. Đôi khi có những trường hợp cũng cần có những cận lâm sàng hỗ trợ như: chụp MRI, CT-Scaner để xác định các nguyên nhân thực thể.3. Bác sĩ hãy cho biết cách điều trị và phương pháp phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt mặt như thế nào?
Về nguyên tắc điều trị, nguyên tắc đầu tiên là điều trị càng sớm càng tốt, càng sớm thì cơ hội lành bệnh càng tốt, diễn biến tốt hơn. Thứ 2 là khi điều trị thì tránh các kích thích mạnh và lưu ý không bao giờ cố điều trị cho hết liệt mặt trong giai đoạn cấp của bệnh, vì trong giai đoạn cấp mà chúng ta cố gắng kích thích mạnh làm tăng trương lực cơ, dẫn đến tình trạng xấu hơn. Nguyên tắc thứ 3 là phải bảo vệ mắt bị hở do nhắm không kín. Ngoài ra phải kết hợp với các khoa lâm sàng khác để điều trị các nguyên nhân thực thể. Về phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng được chia ra làm 2 giai đoạn: Giai đoạn đầu là giai đoạn cấp tính trong tuần lễ đầu. Trong tuần lễ đầu mục tiêu điều trị là thứ nhất chúng ta phải giảm tâm lý lo lắng và giúp cho người bệnh an tâm và hợp tác trong điều trị. Thứ 2 là tăng tuần hoàn, phòng các biến dạng ở mặt, chúng ta phải bảo vệ mắt, chống khô mắt và viêm giác mạc, đảm bảo vệ sinh răng miệng. Đó và mục tiêu, còn về phương pháp và kỹ thuật: chúng ta cần động viên và giải thích để giúp cho bệnh nhân an tâm trong điều trị. chúng ta dùng nhiệt ấm, xoa bóp nhẹ nhàng, giảm nói cười trong giai đoạn cấp. Cần phải đeo kiếng râm, nhỏ mắt thường xuyên để bảo vệ mắt, hướng dẫn bệnh nhân vệ sinh răng miệng và kết hợp với châm cứu. Ở giai đoạn thứ 2 là giai đoạn bán cấp và mãn tính. Mục tiêu ở giai đoạn này là chúng ta cần tăng cường các trương lực cơ ở bên liệt, phục hồi cơ mặt bị teo, điều trị co cứng cơ mặt, tăng cường tuần hoàn, phục hồi chức năng giao tiếp, giữ vệ sinh răng miệng. Các kỹ thuật và biện pháp trong giai đoạn này thì chúng ta có thể dùng nhiệt nóng, dùng điện xung, châm cứu và xoa bóp chúng ta hướng dẫn người bệnh tự tập qua gương các động tác như nhắm mắt, huýt sáo thổi lửa, ngậm chặt miệng, mỉm cười, nhăn tráng, phát những từ có những âm môi như bờ, phờ, u, i, a … chúng ta hướng dẫn bệnh nhân giữ ấm mặt, bảo vệ mắt, tránh các cử động mạnh ở mắt. Ngoài ra, chúng ta có thể kết hợp các phương pháp khác để điều trị các nguyên nhân thực thể như: điều trị nội khoa, chúng ta dùng thuốc như vitamin B liều cao, thuốc dãn mạch, điều trị các nguyên nhân tác dụng thuốc như kháng sinh kháng viêm, thuốc giảm đau, thuốc chống virus…hoặc là các nguyên nhân thực thể chúng ta cần giải quyết ngoại khoa như là u, u não.4. Thưa bác sĩ, nếu bị bệnh liệt mặt do liệt dây thần kinh số 7 thì cần làm gì?
Liệt 7 ngoại biên là một bệnh thường gặp khi trái gió trở trời, thường thì lành tính. Tuy nhiên, cần được hướng dẫn các giữ ấm mặt, bảo vệ mắt, tránh các cử động mắt để tránh các biến chứng về sau. Ngoài ra, liệt 7 ngoại biên do các nguyên nhân như khối u mạch máu, do viêm nhiễm thì cần được kết hợp các phương pháp điều trị đặc hiệu và bệnh nhân cần được tái khám chuyên khoa, phối hợp điều trị các nguyên nhân. Về tiên lượng, diễn tiến của bệnh thì tùy thuộc vào nguyên nhân gây liệt mặt.5. Trong thời giao mùa sắp vào đông, chúng ta nên làm gì để phòng bệnh liệt mặt?
Để tránh cho tình trạng liệt mặt có thể xảy ra thì bà con cần tránh để nhiễm lạnh, nhất là khi về đêm, khi trái gió trở trời. Khi có tình trạng, các dấu hiệu như đã nêu trên xảy ra, bà con cần đến bệnh viện – khoa Y Học Cổ Truyền – Phục Hồi Chức Năng để được khám và điều trị. Các y bác sĩ sẽ kết hợp các kỹ thuật y học cổ truyền và phục hồi chức năng; đồng thời được hướng dẫn các biện pháp để chăm sóc, bảo vệ, tránh các biến chứng nặng do liệt mặt xảy ra.Chia sẻ: |
Comments are closed.
Tin tức khác
-
BVXA – NGƯỜI LỚN TUỔI CŨNG BỊ HÓC DỊ VẬT NGUY HIỂM
BVXA – NGƯỜI LỚN TUỔI CŨNG BỊ HÓC DỊ VẬT NGUY HIỂM Trong thời gian qua, Trung tâm Nội soi Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á […]
-
BVXA-VL: HO KÉO DÀI SUỐT HƠN 2 NĂM ĐIỀU TRỊ KHÔNG HẾT, HÓA RA DO MẢNH XƯƠNG BỊ MẮC KẸT TRONG PHỔI
Thời gian gần đây Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long đã liên tục tiếp nhận điều trị cho rất nhiều ca hóc dị vật. Những tưởng, […]
-
BỆNH TAY CHÂN MIỆNG VÀ NHỮNG ĐIỀU BA MẸ CẦN LƯU Ý
BỆNH TAY CHÂN MIỆNG VÀ NHỮNG ĐIỀU BA MẸ CẦN LƯU Ý Những ngày gần đây, số lượng trẻ đến khám và nhập viện do bệnh […]
-
10 ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI ĂN UỐNG TRONG NGÀY TẾT
10 ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI ĂN UỐNG TRONG NGÀY TẾT Những ngày Tết đang cận kề, ai ai trong chúng ta cũng mong muốn mình […]
Từ khóa » Dây Thần Kinh Số 1
-
Dây Thần Kinh Sọ Não Gồm Những Loại Nào? - Vinmec
-
Cách Khám 12 đôi Dây Thần Kinh Sọ Não - Vinmec
-
Dây Thần Kinh Sọ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Khám 12 đôi Dây Thần Kinh Sọ Não - Health Việt Nam
-
Dây Thần Kinh Sọ: Cấu Trúc Và Chức Năng
-
Bệnh Lý điển Hình Của 12 Dây Thần Kinh Sọ Não | TCI Hospital
-
Tổng Quan Về Bệnh Lý Thần Kinh Thị Giác Và Dây Thần Kinh Sọ
-
Đánh Giá Thần Kinh Sọ Não Như Thế Nào - MSD Manuals
-
Giải Phẫu Các đôi Dây Thần Kinh Sọ - Dieutri.Vn
-
GIẢI PHẪU CHỨC NĂNG THẦN KINH: ÔN NHANH 12 DÂY THẦN ...
-
KHÁM 12 DÂY THẦN KINH SỌ - SlideShare
-
Liệt Dây Thần Kinh Số IV Là Gì? - Bệnh Viện Mắt Sài Gòn
-
Dây Thần Kinh Sọ | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Liệt Mặt (liệt Dây Thần Kinh Số VII, Liệt Bell) Chẩn đoán Và điều Trị
-
- Dây Thần Kinh Sọ Não ❗️Các Dây Thần Kinh...
-
Chỉ điểm Cách Nhận Diện Và Xử Lý Khi Bị Liệt Dây Thần Kinh Số IV