Chỉ Là Gãy Chân, Không Lẽ Bó Bột 3 Lần?
Có thể bạn quan tâm
Nguyễn Trọng Hoan (38 tuổi, P.Linh Trung, Q.Thủ Đức, TP.HCM)
Bác sĩ Lê Quang Trí (phó giám đốc phụ trách khối ngoại Bệnh viện Quân dân miền Đông) trả lời: Bệnh nhân Hoan nhập viện lúc 14g30 ngày 30-8 với chẩn đoán “gãy kín mâm chày trái, trầy sướt da cẳng chân do tai nạn giao thông”. Bệnh nhân được chỉ định điều trị bó bột đùi bàn chân và mở cửa sổ bột để theo dõi, chăm sóc vết thương cẳng chân.
Đến ngày 5-9, khoa chấn thương chỉnh hình cho bệnh nhân xuất viện trong tình trạng cẳng và bàn chân đỡ sưng nề, đỡ đau và hẹn tái khám vào thứ tư hằng tuần. Sau đó, vào thứ tư ngày 14-9, bệnh nhân tái khám trong tình trạng các vết trầy sướt cũ đã phục hồi, được chụp X-quang kiểm tra, được chỉ định thay bột đùi bàn chân và không mở cửa sổ như lần trước. Tiếp tục hẹn tái khám sau một tuần nhưng chưa thấy bệnh nhân đến. Trường hợp này về chỉ định điều trị và chăm sóc trong quá trình nằm viện cũng như xuất viện là hoàn toàn phù hợp với tổn thương của bệnh nhân.
Lần bó bột đầu tiên, do cẳng chân vùng được bó bột có vết trầy sướt nên bác sĩ chỉ định mở cửa sổ bột để thuận lợi việc chăm sóc vết thương, chọc hút tràn máu khớp gối. Nếu không vết thương dễ bị nhiễm trùng, hoại tử da và đau nhức. Lần bó bột thứ 2 được chỉ định từ khoa khám ngoại chẩn với mục đích bó lại bột tròn kín thay bột lần 1 đã cắt mở cửa sổ (vì nếu không bó lại, bột đã mở cửa sổ sẽ yếu và không giữ được xương gãy). Tuy nhiên với bột đã bó và cho bệnh nhân về nhà, nếu giữ gìn không kỹ, bệnh nhân đi lại sớm trước ba ngày hoặc nằm để chân tì đè bột lên giường cứng sẽ xảy ra tình trạng vỡ và nứt rạn bột ở một số vị trí. Vì vậy bác sĩ đã căn dặn bệnh nhân tái khám sau một tuần để theo dõi và có thể sẽ phải thay bột khác nếu bột bị lỏng hay gãy bột do những nguyên nhân khách quan.
Đối với trường hợp cụ thể này, chúng tôi không loại trừ các nguyên nhân khách quan làm vỡ và gãy bột và như vậy, việc thay bột 1 hoặc 2 lần nữa cũng có thể xảy ra đến khi xương liền dự kiến từ 8-12 tuần.
Ngay sáng 22-9, sau khi nhận được thông tin phản ảnh, bệnh viện đã cử bác sĩ phó khoa và bác sĩ điều trị của khoa chấn thương chỉnh hình đến nhà thăm, giải thích cho bệnh nhân những vấn đề còn chưa thông suốt. Đồng thời bệnh viện cũng xin lỗi bệnh nhân nếu bệnh viện còn vấn đề gì chưa chu đáo. Bệnh nhân đã trở vào bệnh viện tái khám và được thay bột.
Từ khóa » Bó Bột Xong Có Cần Chụp X Quang Không
-
Bó Bột Gần 2 Tháng, Chụp X-Quang Có Biết Xương Lành Hay Chưa?
-
Gãy Xương Bàn Tay Bó Bột 6 Tuần, Chụp X Quang Thấy Chỗ ... - Vinmec
-
Đau Vùng Gãy Xương Khi Bó Bột Có Phải Do Bó Bột Không Thành Công ...
-
Con Em Bị Gãy Tay, Phải Bó Bột Nhưng Khi Tháo Bột Lại Không được ...
-
Những điều Cần Biết Về Chụp X-quang Bàn Chân
-
Bó Bột Sau Gãy Xương Và Những điều Bạn Cần Lưu ý
-
Xương Chậm Liền Sau Bó Bột Phải Làm Sao? - VnExpress Sức Khỏe
-
CẢNH BÁO VỀ BÓ LÁ TRONG ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Băng Bó Bột Và Nẹp Bột - Bệnh Viện FV
-
Chụp X-quang Nhiều Có Bị Ung Thư Không? | TCI Hospital Câu Hỏi Số ...
-
Gãy Xương: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
Gãy Thân Xương đùi - Bệnh Viện FV - FV Hospital
-
Tổng Quan Về Bong Gân Và Các Tổn Thương Phần Mềm Khác
-
Gãy Xương Nên Bó Bột Hay Bó Thuốc? - Báo Lao Động
-
Bảng Giá Dịch Vụ Kỹ Thuật Y Tế áp Dụng Tại Bệnh Viện Hữu Nghị Việt ...
-
X Quang Chi: ý Nghĩa Lâm Sàng Giá Trị Kết Quả
-
Không Chủ Quan Khi Bị Rạn, Nứt Xương - Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến ...