Những điều Cần Biết Về Chụp X-quang Bàn Chân
Có thể bạn quan tâm
1. Chụp X-quang là gì?
Tia X là một dạng bức xạ điện từ, tương tự như ánh sáng chúng ta nhìn thấy. Tuy nhiên, không giống như ánh sáng, tia X có năng lượng cao hơn và có thể đi qua hầu hết các vật thể, bao gồm cả cơ thể. Máy chụp X-quang y tế được sử dụng để tạo các chùm tia X và khi đi xuyên qua cơ thể, tấm thu tia X sẽ xử lý và tái tạo ra hình ảnh X-quang mà chúng ta thường thấy.
Hệ thống máy chụp X-quang
2. Vì sao chọn chụp X-quang bàn chân:
- Chụp X-quang bàn chân là phương pháp nhanh chóng và hữu hiệu nhất để có thể thăm khám và chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến bàn chân.
- Chụp X-quang bàn chân là phương pháp không xâm lấn, thời gian chụp rất nhanh .
- Chụp X-quang bàn chân đưa ra được hình ảnh rõ nét nhất về toàn bộ cấu trúc xương của bàn chân, giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
- Chụp X-quang bàn chân là hình thức khám cận lâm sàng kinh tế nhất vì giá thành của việc chụp X-quang hiện nay là rất rẻ.
- Chụp Xquang bàn chân có thể thấy các tổn thương sau chấn thương như gãy xương, trật khớp, bệnh viêm, thoái hoá, loãng xương, rối loạn chuyển hoá...
3. Khi nào nên chụp X-quang bàn chân:
Chụp X-quang bàn chân được chỉ định trong các trường hợp như:
- Chấn thương do sinh hoạt hoặc hoạt động thể thao.
- Đau nhức chân không rõ nguyên nhân.
- Các bệnh nhân mắc các bệnh lý như Gout, tiểu đường…
- Viêm khớp .
- Kiểm tra sau phẫu thuật hoặc sau bó bột khi chấn thương.
- U xương…
Tư thế chụp X-quang bàn chân
4. Những điều bạn cần lưu ý khi chụp X-quang bàn chân
Vì tia X là tia bức xạ năng lượng cao nên khi tiếp xúc thường xuyên với lượng tia X lớn có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể của bạn. Tuy vậy, không hề có chống chỉ định tuyệt đối trong chụp X-quang. Máy chụp X-quang hiện nay đều rất hiện đại để giảm thiểu tối đa lượng tia X mà bạn phải hấp thu khi chụp. Các chống chỉ định tương đối trong chụp X-quang mà bạn nên được gặp bác sĩ để tư vấn như:
- Phụ nữ đang mang thai đặc biệt là phụ nữ mang thai 3 tháng đầu
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Đối với các trường hợp trên bạn cần lưu ý và báo lại cho kỹ thuật viên để trước khi tiến hành chụp X-quang, kỹ thuật viên sẽ có phương pháp xử lý để bảo vệ bạn an toàn bởi tia X.
Trước khi đi khám và chụp Xquang bàn chân, bạn nên cân nhắc mặc quần áo và giày dép rộng rãi để dễ tháo bỏ nhanh chóng khi được yêu cầu.
Quy trình chụp thường chỉ kéo dài vài phút, trong đó thời gian tiếp xúc với tia X không quá 1 giây nên không gây ảnh hưởng sức khoẻ của bạn.
Hình ảnh X-quang bàn chân
5. Chụp X-quang bàn chân ở đâu?
X-quang đã quá phổ biến với hầu hết tất cả mọi người. Tuy nhiên bạn cũng nên chọn những cơ sở y tế chất lượng và đảm bảo để hạn chế tối đa những sự việc ngoài mong muốn của bạn cũng như thời gian chờ đợi để được chụp X-quang.
Bệnh viện Đa Khoa MEDLATEC là sự lựa chọn tốt mà bạn có thể nghĩ đến. Trang thiết bị máy móc hiện đại cùng với chuyên môn cao của đội ngũ chuyên gia đầu ngành, các bác sĩ giàu kinh nghiệm, sự phục vụ nhiệt tình, chu đáo của các cán bộ nhân viên sẽ giúp bạn hài lòng khi trải nghiệm dịch vụ.
Để biết thêm chi tiết về dịch vụ hoặc đặt lịch khám, bạn có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được các tư vấn viên hướng dẫn.
Bệnh Viện Đa Khoa MEDLATEC hiện có 3 cơ sở khám chữa bệnh tại Hà Nội rất thuận lợi về mặt địa lý:
- Cơ sở 1: Số 42-44 Nghĩa Dũng – Ba Đình – Hà Nội
- Cơ sở 2: Số 99 Trích Sài – Tây Hồ - Hà Nội
- Cơ sở 3: Số 3 Khuất Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội
Bệnh Viện Đa Khoa Medlatec, dịch vụ tốt - Công nghệ cao
Từ khóa » Bó Bột Xong Có Cần Chụp X Quang Không
-
Bó Bột Gần 2 Tháng, Chụp X-Quang Có Biết Xương Lành Hay Chưa?
-
Gãy Xương Bàn Tay Bó Bột 6 Tuần, Chụp X Quang Thấy Chỗ ... - Vinmec
-
Đau Vùng Gãy Xương Khi Bó Bột Có Phải Do Bó Bột Không Thành Công ...
-
Con Em Bị Gãy Tay, Phải Bó Bột Nhưng Khi Tháo Bột Lại Không được ...
-
Bó Bột Sau Gãy Xương Và Những điều Bạn Cần Lưu ý
-
Xương Chậm Liền Sau Bó Bột Phải Làm Sao? - VnExpress Sức Khỏe
-
Chỉ Là Gãy Chân, Không Lẽ Bó Bột 3 Lần?
-
CẢNH BÁO VỀ BÓ LÁ TRONG ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Băng Bó Bột Và Nẹp Bột - Bệnh Viện FV
-
Chụp X-quang Nhiều Có Bị Ung Thư Không? | TCI Hospital Câu Hỏi Số ...
-
Gãy Xương: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
Gãy Thân Xương đùi - Bệnh Viện FV - FV Hospital
-
Tổng Quan Về Bong Gân Và Các Tổn Thương Phần Mềm Khác
-
Gãy Xương Nên Bó Bột Hay Bó Thuốc? - Báo Lao Động
-
Bảng Giá Dịch Vụ Kỹ Thuật Y Tế áp Dụng Tại Bệnh Viện Hữu Nghị Việt ...
-
X Quang Chi: ý Nghĩa Lâm Sàng Giá Trị Kết Quả
-
Không Chủ Quan Khi Bị Rạn, Nứt Xương - Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến ...