Chị Lê Kim Ngọc – Tận Dụng đất Trống để Phát Triển Kinh Tế Gia đình
Có thể bạn quan tâm
Ngoài trồng lúa, nuôi tôm, nuôi cua, chị Lê Kim Ngọc, ở ấp 6, xã Khánh Tiến, huyện U Minh còn tận dụng đất trống, vườn tạp xung quanh nhà để đưa vào trồng hoa màu nhằm tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình. Những năm qua, nhờ mô hình trồng màu này mà mỗi năm gia đình chị Ngọc có thêm nguồn thu nhập từ 70 đến 80 triệu đồng. Nhờ đó, kinh tế gia đình chị ngày một ổn định và khấm khá vươn lên.
Chị Ngọc đang chăm sóc rẫy hành của gia đình.
Gia đình chị Lê Kim Ngọc, ở ấp 6, xã Khánh Tiến, huyện U Minh có 5 nhân khẩu, đất sản xuất chỉ có 1 ha. Mỗi năm trồng lúa kết hợp nuôi tôm, nuôi cua đạt hiệu quả thấp nên nên cuộc sống gia đình lúc nào cũng khó khăn, túng thiếu. Từ nhiều năm trước, vợ chồng, con cái trong gia đình chị mặc dù làm lụng cực khổ nhưng cái nghèo, cái khó vẫn luôn đeo bám. Không cam chịu cuộc sống nghèo khó, vợ chồng chị quyết định cải tạo đất trống, vườn tạp xung quanh nhà để đưa vào trồng hoa màu. Qua đó, nhằm tự tạo việc làm cho các thành viên trong gia đình lúc nông nhàn và tăng thu nhập, phát triển cho kinh tế gia đình. Lúc đầu, vợ chồng chị Ngọc cùng các con trong gia đình tiến hành dọn từng bụi cỏ, nhổ từng gốc cây, cuốc từng cục đất. Sau thời gian lao động vất vả, vợ chồng chị Ngọc đã cải tạo thành khoảnh khoảng 1.000 m2 đất trống xung quanh nhà để đưa vào trồng hoa màu. Do chưa có kinh nghiệm, vụ đầu tiên vợ chồng chị Ngọc chỉ trồng hành trên một nữa diện tích đất vườn tạp đã cải tạo. Trồng được 45 ngày, vợ chồng chị tiến hành thu hoạch, trừ chi phí còn lãi 5 triệu đồng. Thấy trồng hành công chăm sóc ít, chi phí thấp, thu nhập cao so với trồng một số loại hoa màu khác, từ vụ thứ hai trở đi, vợ chồng chị trồng hết diện tích 1.000 m2 đất vườn tạp đã cải tạo (khoảng 1.800 đến 2.000 bụi hành). Sau mỗi vụ thu hoạch, trừ các khoản chi phí, vợ chồng chị Ngọi còn lãi trên 12 triệu đồng. Một năm, vợ chồng chị Ngọc tôi trồng từ 5 đến 6 vụ hành và có tổng thu nhập trên 70 triệu đồng. Chị Ngọc cho biết: “Hành lá có thể trồng được quanh năm, không kể mùa mưa hay mùa nắng. Từ lúc trồng đến khi thu hoạch mỗi vụ khoảng 45 ngày. Trồng hành mùa khô thì dễ xuất hiện bệnh khô đầu lá, vào mùa mưa sâu xanh da láng hay gây hại. Sâu này xuất hiện rất sớm và gây hại đến cuối vụ. Do đó, người trồng thường xuyên theo dõi, bắt sâu, ngắt bỏ ổ trứng, kết hợp làm cỏ, bón phân, phun thuốc vào lúc trời mát. Tuy nhiên, để trồng hành đạt hiệu quả cao, khâu chọn giống là rất cần thiết. Khi trồng, cần chọn những bụi hành tương đối đồng đều, đúng tuổi, sinh trưởng tốt, không bị nhiễm sâu bệnh. Đất trồng có nhiều chất mùn càng tốt. Trước khi trồng đất cần được phơi khô, mặt đất xới tơi xốp, phơi đất khoản 10 ngày cho đất hạ phèn. Tùy theo chân đất thấp hay cao để làm giồng, mỗi giồng trồng cách nhau từ 4 – 5 tấc để thoát nước và dễ đi lại khi chăm sóc. Giồng cao từ mặt đất lên khoản 3 tấc, rộng từ 1 - 1,2 mét, phía trên mặt giồng trước khi trồng phủ một lớp rơm, lá để giữ độ ẩm và hạn chế cỏ dại phát triển. Trời nắng ngày tưới nước 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều mát. Khoảng 1 đến 2 tuần bón phân 1 lần, chủ yếu là phân Urê, NPK hoặc DAP. Người trồng hành chỉ cần thực hiện tốt các yêu cầu trên là được và không cần phải làm gì thêm, khi thu hoạch sẽ cho năng suất cao”.
Những luống hành của chị Ngọc sắp đến ngày thu hoạch.
Hiện nay, gần 1.000m2 hành của gia đình chị Ngọc đang phát triển xanh tốt và sắp đến ngày thu hoạch. Từ giờ đến khoảng 2 tuần nữa, số hành của chị Ngọc không bị sâu rầy và côn trùng cắn phá, khi thu hoạch hết, sau trừ chi phí chị Ngọc còn lãi trên 12 triệu đồng. Ông Phạm Văn Hiếu, Trưởng ấp 6, xã Khánh Tiến nhận xét: “Chị Lê Kim Ngọc là người phụ nữ cần cù, chịu khó, chí thú làm ăn. Trước khi trồng hành, gia đình chị Ngọc cuộc sống còn khó khăn, túng thiếu. Từ lúc chị tận dụng đất trống, vườn tạp xung quanh nhà để đưa vào trồng hành đến nay, cuộc sống gia đình chị Ngọc từng bước ổn định, vươn lên. Không chỉ trồng hành để nâng cao thu nhập kinh tế gia đình, chị Ngọc sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trồng hành cho chị em phụ nữ trong xóm, ấp cùng trồng theo để có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình. Chị Ngọc xứng đáng là tấm gương sáng trong lao động sản xuất phát triển kinh tế gia đình và là người phụ nữ đảm đang cho các chị em phụ nữ khác học tập, noi gương”.
Từ khóa » đất Ktgd
-
Luật Sư Tư Vấn Về Việc Muốn Tách Thửa đất
-
Luật Sư Tư Vấn Về Việc Muốn Tách Thửa đất | Đất Xuyên Việt
-
Tách Thửa đất Cho Em - Công Ty Luật Giải Phóng
-
Nghị định 64-CP Bản Quy định Về Việc Giao đất Nông Nghiệp Cho Hộ ...
-
Phân Biệt đất ở Và đất Vườn Theo Quy định Của Pháp Luật Hiện Nay ?
-
Bảng Tra Ký Hiệu Các Loại đất để Biết Mục đích Sử Dụng - LuatVietnam
-
Đất Vườn Có Thời Hạn Bao Nhiêu Năm? Có Cần Gia Hạn Không?
-
đất Kinh Tế Gia đình Là Gì - 123doc
-
NGHỊ ĐỊNH - Hải Phòng
-
Thế Nào Là đất Vườn, Ao? - GIẢI ĐÁP CHÍNH SÁCH ONLINE
-
Đất đai - UBND Thành Phố Hà Nội
-
Đất đai - Ä áº¥t Ä'ai - Sở TNMT
-
Thoát Nghèo Nhờ Tận Dụng đất Trống để Trồng Màu