Chi Phí Biến đổi Variable Cost Là Gì Và Các Loại Phổ Biến - CareerLink

Mục Lục

  • Variable cost là gì?
  •  Phân loại variable cost

Variable cost là gì? Vì sao gọi là variable cost và có các dạng variable cost nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Variable cost là gì?

Trong tài chính có rất nhiều khái niệm mà đôi khi chỉ bộ phận kế toán mới nắm rõ nhất. Một trong khái niệm đó là variable cost.

Variable cost được hiểu là biến phí hay còn gọi là chi phí thay đổi. Biến phí chính là những khoản chi phí phải trả tham gia trực tiếp vào quá trình tạo ra một sản phẩm như nguyên liệu, chi phí công nhân, bao bì, chi phí sản xuất… Biến phí sẽ thay đổi khi quy mô, sản lượng sản xuất thay đổi.

Tổng chi phí biến đổi bằng số lượng sản phẩm đầu ra. Vì thế, biến phí được coi có tỉ lệ thuận với quy mô hoạt động của một doanh nghiệp. Quy mô giảm thường biến phí sẽ giảm, ngược lại quy mô, sản lượng tăng thì biến phí sẽ tăng dần.

Chi phí này là căn cứ để doanh nghiệp “cân đo” hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, điểm hòa vốn, điểm lỗ, lãi của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ rời bỏ thị trường nếu trong ngắn hạn họ không kiếm đủ tổng doanh thu để bù đắp cho tổng chi phí biến đổi.

Nếu doanh thu dương sau khi trừ đi chi phí biến đổi và phần tổng chi phí cố định thì doanh nghiệp có thể tiếp tục sản xuất duy trì mặc dù có thể cuối cùng doanh nghiệp vẫn là lỗ. Nhưng lỗ này có thể được gọi là “lỗ tạm thời” mà những doanh nghiệp đặc biệt doanh nghiệp khởi nghiệp phải chấp nhận hoặc trong điều kiện ảnh hưởng khách quan do tác động mạnh từ thị trường.

Ngược lại với biến phí chính là định phí, hay còn gọi chi phí cố định. Ngoài ra, chi phí biến đổi bình quân cũng là khái niệm thường xuyên được nhắc cùng với định phí.

Chi phí biến đổi bình quân được hiểu là tổng chi phí biến đổi sau khi đã được chia trung bình phát sinh trên một đơn vị sản phẩm khi một công ty tham gia vào sản xuất ngắn hạn. Biến phí bình quân khi kết hợp với giá cả, sẽ là chỉ số giúp doanh nghiệp tính toán nên ngừng hay tiếp tục sản xuất.

“Nếu được hỏi variable cost là gì, bạn có thể trả lời ngay đó là một khoản chi phí của công ty thay đổi tương ứng với số lượng công ty sản xuất hoặc bán hàng.”

 Phân loại variable cost

Có nhiều dạng chi phí biến đổi khác nhau. Vậy các loại variable cost là gì?

Chi phí biến đổi tuyến tính

Chi phí biến đổi tuyến tính là chi phí biến đổi tỉ lệ thuận với mức độ, quy mô, hoạt động và sản lượng sản xuất. Nó bao gồm các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp…

Ví dụ, chi phí nguyên vật liệu cho việc làm ra một hũ kem dưỡng da của công ty mỹ phẩm là một dạng chi phí biến đổi tuyến tính. 

Giả sử chi phí nguyên liệu bình quân cho hũ kem chống nắng là 300.000 đồng thì chi phí nguyên vật liệu sẽ thay đổi tuyến tính theo số lượng hũ kem này được bán cho khách hàng. Chúng ta dễ dàng thấy rằng, khi số lượng hũ mỹ phẩm tăng lên gấp đôi, từ 1.000 chiếc đến 2.000 thì tổng chi phí nguyên liệu cũng tăng gấp đôi.

Chi phí biến đổi cấp bậc

Đây là dạng chi phí khi mức độ hoạt động, sản lượng sản xuất thay đổi rõ rệt. Nó bao gồm các chi phí về lao động gián tiếp, chi phí bảo trì máy… Ví dụ như vì mở rộng quy mô sản xuất, máy móc phải hoạt động công suất cao hơn, công nhân phải tăng ca, thậm chí thuê thêm công nhân…

Loại chi phí biến đổi này không thay đổi khi mức độ hoạt động, quy mô nhỏ không đủ để tạo ra những tác động lớn.

Chi phí biến đổi dạng cong

Ngoài những chi phí biến đổi có thể nhìn thấy rõ thì cũng có một chi phí không thể hiện quan hệ tuyến tính giữa chi phí biến đổi và sản lượng sản xuất. Chi phí này được gọi là chi phí biến đổi dạng cong.

Vì thế, doanh nghiệp cần thận trọng xem xét để có thể quy chi phí này vào từng dạng chính xác, giúp doanh nghiệp nắm rõ được thực trạng kinh doanh đồng thời có chính sách tài chính hiệu quả và kịp thời.

Phân biệt chi phí cố định và biến phí

Điểm khác biệt của chi phí biến đổi với chi phí cố định nằm ngay ở bản chất của hai từ “biến đổi” và “cố định”. Chi phí cố định như đã nói là chi phí phát sinh cố định từ khi công ty thành lập, thậm chí chưa đi vào sản xuất. Nó bao gồm các chi phí về tiền thuê nhà, tiền trả hao mòn các đồ dùng, máy móc, văn phòng, tiền lương cơ bản, bảo hiểm…

Một công ty có bán hàng hay không, bán được nhiều hay bán được ít thì họ đều phải trả chi phí cố định. Kể cả khi công ty đó dừng hoạt động mà chưa thông báo giải thể thì họ vẫn phải trả một số chi phí cố định. Bất kể khối lượng sản phẩm, doanh thu là bao nhiêu thì chi phí này vẫn là cố định, nó có thể thay đổi theo thời gian nhưng nó không liên quan đến quy mô sản xuất.

Trong khi đó thì chi phí biến đổi lại thay đổi khi quy mô, sản lượng sản xuất thay đổi. Khi khối lượng sản xuất tăng thì chi phí biến đổi tăng, khi dừng sản xuất thì chi phí biến đổi không phát sinh. Bởi tăng quy mô sản xuất tức phải tăng nguyên liệu đầu vào, tăng nhân công, tăng công suất hoạt động máy móc. Sản lượng bán ra tăng thì hoa hồng cho nhân viên bán hàng cũng tăng, chi phí bán hàng cũng tăng.

Về việc phát sinh chi phí, hai loại chi phí này cũng khác nhau. Chi phi cố định sau khi được thỏa thuận sẽ không thay đổi trong thời gian dài, vẫn phát sinh chi phí kể cả công ty tạm thời dừng hoạt đông. Nhưng biến phí thì có thể thay đổi theo ngày và chỉ phát sinh khi công ty hoạt động. Khi doanh nghiệp không có hoạt động nào thì không có biến phí. 

Nhìn chung, chi phí là yếu tố chính ảnh hưởng tới tổng lợi nhuận của doanh nghiệp, dẫu nó là chi phí cố định hay là biến phí. Bạn không thể xem nhẹ chi phí cố định, chỉ quan tâm tới biến phí hoặc ngược lại.

Chỉ khi xác định thật chuẩn cả hai dạng chi phí này, chủ động nguồn tài chính và có hoạch định rõ ràng thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại lâu dài. Bản thân chủ doanh nghiệp từ việc nhìn chi phí cũng hiểu rõ bức tranh kinh doanh của doanh nghiệp mình, từ đó có những điều chỉnh kịp thời và hiệu quả.

Trên đây là thông tin cơ bản giúp bạn hiểu thêm khái niệm variable cost là gì, các loại biến phí cũng như sự khác biệt của biến phí và định phí. Hi vọng với chia sẻ này sẽ giúp bạn kiểm soát chủ động các hoạt động kinh doanh.

Nguyễn Lý

 

Về Tác Giả

CareerLink
Bài Mới Nhất
  • Mách bạn cách viết thư xin việc đánh trúng tâm lý nhà tuyển dụngViết CV / Resume2025.01.06Mách bạn cách viết thư xin việc đánh trúng tâm lý nhà tuyển dụng
  • tiktokTikTok Video2025.01.06Muốn bắt trend giống người ta mà sao nó lạ lắm
  • Bảo lưu là gì? Hiểu đúng về bảo lưu trong học tập và công việcGóc kỹ năng2025.01.02Bảo lưu là gì? Hiểu đúng về bảo lưu trong học tập và công việc
  • BD là gì? Kỹ năng cần có của nhân viên phát triển kinh doanhTư vấn nghề nghiệp2025.01.02BD là gì? Kỹ năng cần có của nhân viên phát triển kinh doanh

Từ khóa » Chi Phí Biến đổi Trên Mỗi đơn Vị Sản Phẩm