Chi Phí Của Doanh Nghiệp Bảo Hiểm, Chi Nhánh Nước Ngoài
Có thể bạn quan tâm
Căn cứ Điều 69 Nghị định 73/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung Luật kinh doanh bảo hiểm có quy định về chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài như sau:
“Chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ bao gồm:
1. Chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm: Là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ sau khi đã trừ các khoản phải thu để giảm chi phát sinh trong kỳ.
a) Số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ bao gồm:
- Bồi thường bảo hiểm gốc đối với bảo hiểm phi nhân thọ; trả tiền bảo hiểm đối với bảo hiểm nhân thọ;
- Chi bồi thường nhận tái bảo hiểm;
- Trích lập dự phòng nghiệp vụ;
- Chi hoa hồng bảo hiểm;
- Chi cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm: Chi hoa hồng môi giới bảo hiểm và các khoản chi khác theo quy định;
- Chi giám định tổn thất;
- Chi phí về dịch vụ đại lý bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn;
(ảnh minh họa: chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài)
- Chi xử lý hàng bồi thường 100%;
- Chi phí quản lý hợp đồng (leading fee) của công ty bảo hiểm đứng đầu trong trường hợp đồng bảo hiểm (nếu các bên có văn bản thỏa thuận về khoản chi này);
- Chi quản lý đại lý bảo hiểm bao gồm: Chi đào tạo ban đầu và thi cấp chứng chỉ đại lý, chi đào tạo nâng cao kiến thức cho đại lý, chi tuyển dụng đại lý, chi khen thưởng đại lý và chi hỗ trợ đại lý;
- Chi đề phòng, hạn chế rủi ro, tổn thất;
- Chi đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm;
- Các khoản chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật.
b) Các khoản phải thu để giảm chi phát sinh trong kỳ bao gồm:
- Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm;
- Thu đòi người thứ ba bồi hoàn;
- Thu hàng đã xử lý, bồi thường 100%.
2. Chi phí hoạt động tài chính:
a) Chi phí hoạt động đầu tư theo quy định tại Mục 3 Chương IV Nghị định này;
b) Thu nhập đầu tư phải trả cho bên mua bảo hiểm theo cam kết tại hợp đồng bảo hiểm nhân thọ;
c) Chi phí cho thuê tài sản;
d) Chi thủ tục phí ngân hàng, trả lãi tiền vay;
đ) Chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật.
3. Chi phí hoạt động khác:
a) Chi nhượng bán, thanh lý tài sản cố định;
b) Chi phí cho việc thu hồi khoản nợ phải thu khó đòi đã xóa nay thu hồi được;
c) Chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật.”
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được quy định thế nào để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.
Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.
Từ khóa » Chi Phí Kinh Doanh Bảo Hiểm Là Gì
-
Phí Bảo Hiểm Là Gì? Hướng Dẫn Cách Tính Phí Bảo Hiểm - Generali
-
Kinh Doanh Bảo Hiểm Là Gì? Những Quy định Chung Của Hợp đồng ...
-
Phí Bảo Hiểm Là Gì ? Quy định Về Phí Bảo Hiểm - Luật Minh Khuê
-
Kinh Doanh Bảo Hiểm Là Gì? Quy định Về Vốn điều Lệ Của Doanh ...
-
Chi Phí Của Doanh Nghiệp Bảo Hiểm Và Chi Nhánh Doanh Nghiệp Bảo ...
-
Hoạt động Kinh Doanh Bảo Hiểm Là Như Thế Nào? - Luật LawKey
-
Mối Quan Hệ Giữa Số Tiền Bảo Hiểm Và Phí Bảo Hiểm Nhân Thọ
-
Bảo Hiểm Là Gì? Các Thuật Ngữ Cơ Bản Nhất Trong Bảo Hiểm Bạn Nên ...
-
Phí Bảo Hiểm Là Gì? Mối Quan Hệ Giữa Số Tiền Bảo ... - Luật Dương Gia
-
KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KINH DOANH BẢO HIỂM - Unilaw
-
HTCTTKQG – Tổng Thu Phí, Chi Trả Bảo Hiểm
-
Kinh Doanh Tái Bảo Hiểm Là Gì? Các Hình Thức Cơ ... - Luật Dương Gia
-
Bảo Hiểm Nhân Thọ Là Gì? Hiểu đúng Về Bảo Hiểm Nhân ... - Manulife
-
Câu Hỏi Thường Gặp | Bảo Hiểm Phú Hưng