Kinh Doanh Tái Bảo Hiểm Là Gì? Các Hình Thức Cơ ... - Luật Dương Gia
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Kinh doanh tái bảo hiểm là gì?
- 2 2. Vai trò của tái bảo hiểm:
- 3 3. Các hình thức cơ bản của tái bảo hiểm:
1. Kinh doanh tái bảo hiểm là gì?
Dưới góc độ từ ngữ, tái bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm nhận một khoản phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm khác để cam kết bồi thường cho các trách nhiệm đã nhận bảo hiểm. Dưới góc độ là một hoạt động kinh doanh, thì tái bảo hiểm còn bao gồm việc nhận bảo hiểm lại một phần hay toàn bộ trách nhiệm mà doanh nghiệp bảo hiểm khác đã nhận bảo hiểm, từ đó mà tái bảo hiểm bao gồm nhượng tái bảo hiểm và nhận tái bảo hiểm.
Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm nhận thấy trách nhiệm bảo hiểm nhận từ khách hàng tham gia bảo hiểm là quá lớn, nên với khả năng của mình, có thể không đảm đương được trách nhiệm bồi thường, thì cần phải tìm cách giảm bớt trách nhiệm bảo hiểm, san sẻ rủi ro cho các doanh nghiệp bảo hiểm khác. Trong trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm đã nhận bảo hiểm từ khách hàng thực hiện việc tái bảo hiểm cho các doanh nghiệp khác, Nếu lượng khách hàng trực tiếp tham gia bảo hiểm còn thấp hơn so với khả năng chấp nhận trách nhiệm bồi thường của mình, doanh nghiệp bảo hiểm có thể nhận một phần hoặc toàn bộ trách nhiệm bảo hiểm từ một doanh nghiệp khác. Việc chuyển trách nhiệm bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác và việc nhận trách nhiệm bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm khác đều là những hoạt động cụ thể của kinh doanh bảo hiểm, thông qua các hoạt động này, doanh nghiệp bảo hiểm đều đạt được mục đích kinh doanh của mình.
Tại Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2001, sửa đổi bổ sung năm 2011, 2019 quy định: “Kinh doanh tái bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm nhận một khoản phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm khác để cam kết bồi thường cho các trách nhiệm đã nhận bảo hiểm.”
Kinh doanh tái bảo hiểm tiếng Anh là: “Reinsurance business”.
2. Vai trò của tái bảo hiểm:
Việc kinh doanh tái bảo hiểm có vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp bảo kiểm, theo đó,
Kinh doanh tái bảo hiểm giúp phân tán rủi ro, góp phần ổn định tài chính cho công ty bảo hiểm gốc
Giúp nâng cao khả năng nhận bảo hiểm của công ty bảo hiểm gốc đối với những rủi ro vượt quá khả năng tài chính của nó.
Giúp các công ty bảo hiểm có thể nhận được những hợp đồng bảo hiểm lớn, vì khi có tái bảo hiểm, thì doanh nghiệp vừa đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về khả năng thanh toán đồng thời không phải từ chối khách hàng.
Bên cạnh đó, khi có tái bảo hiểm, giúp doanh nghiệp phòng ngừa thảm họa khi các rủi ro bất thường, rủi ro mang tính thảm họa, đặc biệt là những thảm họa về thiên nhiên như bão, động đất, sóng thần hay khi bị khủng bố, dịch bệnh…, khi những thảm họa xảy ra sẽ ảnh hưởng đến khả năng bồi thường của công ty bảo hiểm gốc. Tái bảo hiểm cho phép các công ty bảo hiểm gốc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với khách hàng dù có các thảm họa đó xảy ra
Kinh doanh tái bảo hiểm còn phục vụ về mục đích lợi nhuận của doanh nghiệp.
Và tái bảo hiểm giúp cho khách hàng yên tâm hơn trong việc đảm bảo khả năng thanh toán của các công ty bảo hiểm gốc, các khách hàng có thể nhận được bồi thường chính xác, đầy đủ và kịp thời.
3. Các hình thức cơ bản của tái bảo hiểm:
Tại Điều 61. Nội dung kinh doanh tái bảo hiểm Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định về nội dung kinh doanh tái bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm gồm:
– Chuyển một phần trách nhiệm đã nhận bảo hiểm cho một hay nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác;
– Nhận bảo hiểm lại một phần hay toàn bộ trách nhiệm mà doanh nghiệp bảo hiểm khác đã nhận bảo hiểm.
Về các hình thức của tái bảo hiểm, thì hiện nay có ba hình thức tái bảo hiểm chính, đó là : tái bảo hiểm tạm thời; tái bảo hiểm cố định; tái bảo hiểm lựa chọn – bắt buộc
Tái bảo hiểm tạm thời
Tái bảo hiểm tạm thời (tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn) là hình thức tái bảo hiểm mà bên bảo hiểm gốc chuyển nhượng cho bên tái bảo hiểm từng dịch vụ hay từng đơn bảo hiểm một cách riêng lẻ mà họ mong muốn.
Bên tái bảo hiểm có quyền nhận hay từ chối dịch vụ và đơn bảo hiểm đó, quyền nhận hay từ chối hoặc chỉ nhận tái bảo hiểm với một tỷ lệ mà họ cho là thích hợp.
Bên bảo hiểm gốc có toàn quyền quyết định tái bảo hiểm cho dịch vụ nào, với tỷ lệ bao nhiêu, cho công ty tái bảo hiểm nào, đồng thời bên bảo hiểm gốc cũng có bảo hiểm gốc có nghĩa vụ phải cung cấp cho công ty tái bảo hiểm mọi thông tin có liên quan đến dịch vụ được bảo hiểm.
Tái bảo hiểm tạm thời cho phép các công ty bảo hiểm nhỏ, với kinh nghiệm tương đối hạn chế được sử dụng sự chuyên môn nghiệp vụ và khả năng vốn của các thị trường tái bảo hiểm quốc tế. Từ đó, các doanh nghiệp này có thể cạnh tranh để nhận những dịch vụ lớn nằm ngoài phạm vi và khả năng của mình
Hình thức này cũng cho phép công ty bảo hiểm gốc nhận những dịch vụ nằm ngoài phạm vi khai thác thông thường của mình, chủ yếu là theo yêu cầu đặc biệt của khách hàng mà công ty bảo hiểm gốc phải chấp nhận để giữ uy tín cho mình.
Với hình thức này, thì những đơn vị bảo hiểm gốc có mối liên hệ mật thiết có thể cùng nhau trao đổi các rủi ro trên cơ sở tạm thời, từ đó nhằm phân tán rủi ro đồng thời duy trì được mức doanh thu ổn định nhất.
Tuy nhiên, hình thức này đòi hỏi nhiều thời gian, mất nhiều thời gian vì mỗi dịch vụ phải được giải quyết riêng lẻ. Bên bảo hiểm gốc phải thu xếp tái bảo hiểm tạm thời trước khi nhận một dịch vụ, vì vậy, quyết định nhận bảo hiểm sẽ bị chậm lại.
Nhiều trường hợp bên bảo hiểm gốc có khả năng phải nhường dịch vụ cho những đối thủ cạnh tranh lớn mạnh hơn, hoặc nhận bảo hiểm mà không được bảo vệ đầy đủ bằng tái bảo hiểm
Những công việc liên quan đến đàm phán, soạn thảo hợp đồng và thanh toán rất tốn kém và do đó giảm lợi nhuận thu được.
Trước mỗi thời kỳ tái bảo hiểm tiếp tục, công ty bảo hiểm gốc lại phải lặp lại toàn bộ quy trình đàm phán trước khi trao đổi với khách hàng của mình. Việc hủy bỏ hay thay đổi có thể gây ra thêm nhiều rắc rối. Việc phải tiết lộ những thông tin về dịch vụ nhận bảo hiểm có thể dẫn đến việc rò rỉ tin tức cho các đối thủ cạnh tranh.
Tái bảo hiểm cố định
Tái bảo hiểm cố định hay còn gọi là tái bảo hiểm bắt buộc, là hình thức tái bảo hiểm mà đơn vị bảo hiểm gốc phải nhượng cho đơn vị tái bảo hiểm tất cả các đơn vị rủi ro bảo hiểm gốc mà hai bên đã thỏa thuận và quy định trong hợp đồng. Ngược lại, đơn vị tái bảo hiểm cũng buộc phải chấp nhận bảo hiểm toàn bộ các rủi ro đó.
Phương thức này giúp đơn vị nhượng chủ động chấp nhận, định phí bảo hiểm cho rủi ro bảo hiểm gốc mà không phải mất thời gian tham khảo ý kiến của của nhà tái bảo hiểm, việc ký kết hợp đồng diễn ra nhanh hơn.
Đơn vị nhượng được nhà tái bảo hiểm bảo vệ cho mọi rủi ro thuộc phạm vi hợp đồng, do đó khả năng an toàn của công ty bảo hiểm được đảm bảo.
Việc nhận tái bảo hiểm theo hợp đồng cố định cho phép đơn vị tái bảo hiểm nhận được nhiều dịch vụ hơn so với việc nhận từng hợp đồng tạm thời đơn lẻ.
Đơn vị tái bảo hiểm có điều kiện thu được phí lớn, đẩy mạng tiến bộ kỹ thuật.
Tuy nhiên, hình thức này có tính ổn định cho một giai đoạn nhất định, do đó thiếu tính linh hoạt trước những thay đổi của đơn vị chuyển nhượng. Ở hình thức này, mọi rủi ro phải tái bảo hiểm nên dù phía công ty bảo hiểm gốc có khả năng tài chính để chi trả quyền lợi cho khách hàng khi xảy ra rủi ro thì họ vẫn phải đem đi tái.
Trường hợp đơn vị nhượng thiếu kinh nghiệm, đặc biệt sơ suất việc ký kết hợp đồng bảo hiểm gốc thì hậu quả đối với các đơn vị tái bảo hiểm rất khó lường trước được.
Tái bảo hiểm lựa chọn – bắt buộc
Là một hình thức bảo hiểm mà đơn vị bảo hiểm không bắt buộc phải nhượng tất cả những dịch vụ mà mình nhận bảo hiểm, và đơn vị tái bảo hiểm bắt buộc phải chấp nhận các dịch vụ mà công ty nhượng đã đưa vào thỏa thuận này khi những dịch vụ đó phù hợp với nội dung và điều khoản đã qui ước của hợp đồng tái bảo hiểm thỏa thuận. Hợp đồng tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn – bắt buộc được xây dựng trên sự trung thực tuyệt đối của các bên.
Ở hình thức này, đơn vị nhượng tái bảo hiểm không bắt buộc phải nhượng tất cả những dịch vụ mà mình nhận bảo hiểm. Họ chủ động lựa chọn dịch vụ vượt quá khả năng giữ lại của mình cho một hoặc một số nhà tái bảo hiểm mà họ lựa chọn.
Các đơn vị nhận tái bảo hiểm cần xem xét và cân nhắc kĩ các rủi ro đến từ các dịch vụ bảo hiểm được chuyển nhượng từ đơn vị bảo hiểm gốc để đảm bảo quyền lợi của mình.
Đơn vị nhận tái bảo hiểm có điều kiện thu được một nguồn phí tái bảo hiểm lớn hơn, thăng bằng hơn so với các hình thức tái bảo hiểm tạm thời.
Đơn vị nhượng tái bảo hiểm có thể chọn tái bảo hiểm cho từng phần trách nhiệm thặng dư, nếu không có khả năng tự giữ lại cho nhiều đơn vị tái bảo hiểm khác nhau mà họ muốn trong cùng 1 lúc.
Hình thức này có nhược điểm đó là đơn vị tái bảo hiểm không có quyền từ chối nhưng rủi ro mà người tái bảo hiểm chuyển cho họ dù những rủi ro đó phải phù hợp với nội dung và điều khoản đã quy ước trong hợp đồng tái bảo hiểm cố định những vẫn có thể vẫn không phù hợp với đơn vị tái bảo hiểm
Hình thức này không thuận lợi cho các đơn vị tái bảo hiểm vì nguồn dịch vụ đưa vào hợp đồng này không thường xuyên và tổn thất gây ra rất thất thường.
Chi phí hành chính cho hình thức tái bảo hiểm này rất tốn kém.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2001, sửa đổi bổ sung năm 2011, 2019.
Từ khóa » Chi Phí Kinh Doanh Bảo Hiểm Là Gì
-
Chi Phí Của Doanh Nghiệp Bảo Hiểm, Chi Nhánh Nước Ngoài
-
Phí Bảo Hiểm Là Gì? Hướng Dẫn Cách Tính Phí Bảo Hiểm - Generali
-
Kinh Doanh Bảo Hiểm Là Gì? Những Quy định Chung Của Hợp đồng ...
-
Phí Bảo Hiểm Là Gì ? Quy định Về Phí Bảo Hiểm - Luật Minh Khuê
-
Kinh Doanh Bảo Hiểm Là Gì? Quy định Về Vốn điều Lệ Của Doanh ...
-
Chi Phí Của Doanh Nghiệp Bảo Hiểm Và Chi Nhánh Doanh Nghiệp Bảo ...
-
Hoạt động Kinh Doanh Bảo Hiểm Là Như Thế Nào? - Luật LawKey
-
Mối Quan Hệ Giữa Số Tiền Bảo Hiểm Và Phí Bảo Hiểm Nhân Thọ
-
Bảo Hiểm Là Gì? Các Thuật Ngữ Cơ Bản Nhất Trong Bảo Hiểm Bạn Nên ...
-
Phí Bảo Hiểm Là Gì? Mối Quan Hệ Giữa Số Tiền Bảo ... - Luật Dương Gia
-
KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KINH DOANH BẢO HIỂM - Unilaw
-
HTCTTKQG – Tổng Thu Phí, Chi Trả Bảo Hiểm
-
Bảo Hiểm Nhân Thọ Là Gì? Hiểu đúng Về Bảo Hiểm Nhân ... - Manulife
-
Câu Hỏi Thường Gặp | Bảo Hiểm Phú Hưng