Chi Phí định Mức (Standard Cost) Là Gì? Lợi ích - VietnamBiz

2019-05-10_healthcare_costs

Hình minh hoạ (Nguồn: revcycleintelligence)

Chi phí định mức

Khái niệm

Chi phí định mức hay còn gọi là chi phí tiêu chuẩn trong tiếng Anh được gọi là standard cost.

Chi phí định mức là sự ước lượng chi phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm.

Chi phí định mức được thiết lập cho từng khoản mục chi phí sản xuất (chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp, và chi phí sản xuất chung).

Dựa trên lượng định mức (ví dụ như số giờ lao động, số lượng nguyên liệu,... cần để sản xuất một đơn vị sản phẩm) và giá định mức của mỗi nhân tố đầu vào (ví dụ: Giá ước tính cho 1kg nguyên liệu, mức lương ước tính cho 1 giờ lao động, v.v...).

Dựa vào chi phí định mức, nhân viên kế toán quản trị sẽ xác định dự toán chi phí sản xuất (dựa trên mức hoạt động dự kiến) và sử dụng nó làm "chuẩn mực" để đối chiếu với chi phí thực tế.

Chi phí thực tế (actual cost) là chi phí phát sinh thực tế trong quá trình sản xuất, được nhân viên kế toán quản trị thu thập từ hệ thống kế toán của tổ chức.

Biến động chi phí (cost variance) là chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí định mức (dự toán chi phí). Biến động chi phí được sử dụng để kiểm soát chi phí.

Lợi ích

Các lợi ích của hệ thống chi phí định mức

- Chi phí định mức là chuẩn mực để nhà quản lí so sánh với chi phí thực tế.

- Chi phí định mức và biến động chi phí giúp nhà quản lí thực hiện quản lí theo ngoại lệ.

- Là căn cứ để định giá việc thực hiện

- Thúc đẩy người lao động hướng đến việc tiết kiệm chi phí

- Số liệu giá thành thường ổn định hơn

- Hệ thống kế toán đơn giản hơn so với hệ thống chi phí thực tế

Phân biệt định mức và dự toán

Dự toán được lập trên cơ sở dự toán tương lai, giúp cho nhà quản lên kế hoạch giá thành và chi phí cho kì tương lai.

Ví dụ: dự toán quĩ lương trong tháng, dự toán nguyên vật liệu...

Định mức là mức tiêu chuẩn cần thiết cho hoạt động thực tế (như số kg nguyên vật liệu cho một sản phẩm, giờ công lao động cho một sản phẩm).

Trong sản xuất kinh doanh doanh nghiệp sẽ xây dựng hệ thống chi phí định mức để làm cơ sở so sánh với các khoản chi phí thực tế như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công ...

Khi đó chi phí định mức thể hiện giá trị của nguyên vật liệu và nhân công cần sử dụng cho các mức độ sản xuất thực tế.

Ví dụ để may một áo sơ mi cần 2m vải, và 1 giờ công lao động cắt may.

Phân loại

Định mức chi phí được chia làm hai loại là định mức tưởng (perfection standards) và định mức thực tế (practical standards).

- Định mức tưởng

Định mức tưởng hay còn gọi là định mức hoàn hảo là định mức chỉ có thể đạt được trong những điều kiện sản xuất tưởng: Người lao động làm việc với năng suất cao nhất, nguyên liệu không bị hỏng, không có sự hư hỏng của máy móc, hoặc sự gián đoạn sản xuất,...

Trong thực tế, định mức tưởng ít khi được áp dụng vì nó không có tính thực tiễn.

- Định mức thực tế

Định mức thực tế có thể được định nghĩa là định mức "chặt nhưng có thể thực hiện được".

Là loại định mức được xây dựng một cách chặt chẽ, có cơ sở khoa học, dựa trên điều kiện sản xuất thực tế: cho phép có thời gian hợp máy ngừng và thời gian nghỉ ngơi của người lao động và do đó định mức sẽ đạt được thông qua sự nhận thức và sự cố gắng cao của người lao động trong công việc.

Do vậy, định mức thực tế nếu xây dựng đúng đắn và hợp sẽ có tác dụng động viên, khuyến khích người lao động làm việc có năng suất.

Biến động giữa số liệu thực tế với định mức (thực tế) sẽ có nhiều ý nghĩa đối với nhà quản trong việc kiểm soát.

(Tài liệu tham khảo: Kế toán Quản trị, Tổ hợp Công nghệ Giáo dục Topica)

Từ khóa » định Mức Phí Là Gì