Chi Phí Kinh Doanh Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Chi Phí Kinh Doanh

Kiểm soát được chi phí kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận khi bán hàng. Chi phí này cũng chiếm tỉ trọng lớn trong tài chính nên sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động trong doanh nghiệp. Do đó, cần phải hiểu rõ bản chất của loại chi phí này để quản lý tốt hơn, tránh tổn thất ngân sách. Vậy chi phí kinh doanh là gì? Cùng MSpace tìm hiểu tầm quan trọng của nó qua bài viết dưới đây. 

Chi phí kinh doanh là gì? 

Chi phí kinh doanh được hiểu là toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải gánh chịu trong một thời gian nhất định. Các khoản này sẽ bao gồm: Toàn bộ chi phí để sản xuất (Tiền lương nhân viên, khấu hao máy móc và thiết bị, các khoản điện và nước, chi phí tòa nhà…), tiêu thụ sản phẩm (chi phí thuê mặt bằng, marketing, truyền thông…) và các khoản thuế. 

Các thành phần trong chi phí kinh doanh

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Đây là các khoản nguyên vật liệu dùng để chế tạo các sản phẩm của doanh nghiệp 

- Chi phí nhân công trực tiếp: Là các khoản phụ cấp, tiền lương cho nhân công sản xuất trực tiếp sản phẩm 

- Chi phí sản xuất chung: Là những khoản chi phí như điện, nước, khấu hao máy móc và các khoản phát sinh khác

- Các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ như chi phí tiền lương, phụ cấp lương của nhân viên bán hàng, nhân viên tiếp thị, chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng bán, chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho bán hàng, hóa hồng đại lý,...

Tầm quan trọng của việc quản lý chi phí kinh doanh

Giảm thiểu tổn thất

Quản lý tốt chi phí kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng đánh giá được các vấn đề tài chính để tối ưu hơn khi bán hàng. Việc kiểm soát được nguồn chi phí này cũng giúp hạn chế đi những tổn thất không đáng có, khi mà chi phí cho hoạt động kinh doanh thường lớn và dễ phát sinh. 

Tối đa hóa lợi nhuận

Lợi nhuận không chỉ đến từ việc tập trung vào doanh thu của hoạt động bán hàng, mà còn từ việc tối ưu hóa chi phí kinh doanh. Vậy nên doanh nghiệp sẽ cần kiểm soát chi phí kinh doanh một các hợp lý nhất bằng cách tối ưu hóa chi phí nhân sự, tiếp thị, hàng tồn kho… để lợi nhuận đạt ở mức tối đa. 

Hoạch định kế hoạch kinh doanh

Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng cần phải dự tính được chi phí kinh doanh, doanh thu và lợi nhuận. Để tính toán được tất cả các loại chi phí này sẽ phải trải qua rất nhiều các bước phức tạp. Nhưng để phù hợp với ngân sách doanh nghiệp thì chi phí ban đầu là quan trọng nhất và có thể dự tính được. Từ đó sẽ đưa ra các phương án kinh doanh, hoạch định chiến lược để định giá sản phẩm thu về lợi nhuận cho công ty. 

Hoạch định chi phí kinh doanh

Các loại chi phí kinh doanh 

Trong môi trường kinh doanh, có nhiều loại chi phí phổ biến mà các tổ chức thường gặp phải. Dưới đây là một số loại chi phí chính mà doanh nghiệp thường phải đối mặt:

Chi phí cố định (Fixed costs)

Đây là các chi phí không thay đổi dựa trên mức độ sản xuất hoặc doanh thu, ví dụ như chi phí thuê mặt bằng, chi phí lãnh đạo, chi phí bảo dưỡng thiết bị.

Chi phí biến đổi (Variable costs)

Đây là các chi phí biến đổi tương ứng với mức độ sản xuất hoặc doanh thu, chẳng hạn như chi phí nguyên liệu sản xuất, chi phí lao động trực tiếp.

Chi phí sản xuất (Production costs)

Bao gồm chi phí liên quan đến việc sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ, bao gồm chi phí nguyên liệu, chi phí lao động, chi phí máy móc và thiết bị, chi phí vận chuyển và lưu kho.

Chi phí tiếp thị và quảng cáo (Marketing and advertising costs)

Bao gồm chi phí liên quan đến việc tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ, bao gồm chi phí quảng cáo truyền thông, chi phí quảng cáo trực tuyến, chi phí tổ chức sự kiện và chi phí nghiên cứu thị trường.

Chi phí quản lý (Administrative costs)

Bao gồm chi phí liên quan đến hoạt động quản lý chung của doanh nghiệp, bao gồm chi phí lương của nhân viên quản lý, chi phí thuê văn phòng họp, chi phí hành chính và chi phí hỗ trợ kinh doanh.

Chi phí nghiên cứu và phát triển (Research and development costs)

Bao gồm chi phí liên quan đến việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới hoặc cải tiến sản phẩm hiện có, bao gồm chi phí nhân viên nghiên cứu và phát triển, chi phí thử nghiệm sản phẩm.

Chi phí tài chính (Financial costs)

Bao gồm chi phí liên quan đến việc quản lý tài chính và vốn, bao gồm chi phí lãi vay, chi phí trả cổ tức, chi phí tài chính khác.

Chi phí hậu cần (Overhead costs)

Bao gồm các chi phí không trực tiếp liên quan đến sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ, bao gồm chi phí bảo trì, chi phí vận chuyển, chi phí quản lý, và các chi phí khác phát sinh trong quá trình kinh doanh hàng ngày.

Tối ưu hóa chi phí kinh doanh như thế nào?

Hiệu quả công việc

Hiệu quả công việc không chỉ giúp tăng doanh thu mà còn làm tối ưu hóa chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp. Việc tiêu tốn nhiều thời gian và nguyên vật liệu để có thể làm ra được một sản phẩm sẽ làm gia tăng chi phí kinh doanh. Thay vào đó, doanh nghiệp cần nâng cao hiệu quả công việc lên để đảm bảo nguồn lực được hiệu quả theo như kế hoạch từ đầu từ đó sẽ giảm thiểu những chi phí tổn thất không đáng có. 

Yếu tố nhân sự là một phần quan trọng để nâng cao hiệu quả công việc, vì vậy quản lý nhân sự cần được tập trung hơn để nâng cao chất lượng công việc. Doanh nghiệp sẽ cần phân bổ nhân sự hợp lý tới từng vị trí, bên cạnh đó là nâng cao kỹ năng làm việc bằng các chương trình đào tạo nhân sự. 

Tối ưu chi phí marketing 

Các chiến dịch marketing, quảng cáo là yếu tố cần thiết để doanh nghiệp thúc đẩy doanh số bán hàng và mở rộng thương hiệu. Tuy nhiên chi phí cho các hoạt động trả phí cũng dễ dẫn đến lãng phí nếu chỉ tập trung cho quảng cáo mà không tối ưu hóa các hình thức khác như sử dụng các mạng xã hội miễn phí (Facebook, Instagram, Youtube…). 

Quản lý ngân sách doanh nghiệp

Việc theo dõi và quản lý ngân sách rất quan trọng trong việc đưa ra kế hoạch cắt giảm, tối ưu hóa chi phí. Đây cũng chính là cơ sở để doanh nghiệp đưa ra quyết định tài chính thông minh và kiểm soát nguồn chi phí để tránh vượt ra khỏi tầm kiểm soát ngay từ ban đầu. 

Chi phí đầu tư công nghệ trong quản lý

Công nghệ là yếu tố cần thiết trong quá trình phát triển của doanh nghiệp giúp cho việc quản lý nguồn tài chính, nhân sự được tối ưu hóa và giảm thiểu tối đa các sai sót trong quá trình kinh doanh. Trên thực tế việc đầu tư vào công nghệ khá phổ biến nên cũng không tốn quá nhiều chi phí, doanh nghiệp có thể tận dụng nó để tối ưu hóa các chi phí khác trong quá trình kinh doanh. 

Đầu tư công nghệ để tối ưu hóa chi phí kinh doanh

Những điều cần lưu ý khi tối ưu hóa chi phí kinh doanh

Khi tối ưu hóa chi phí kinh doanh, có một số điều quan trọng cần lưu ý để đảm bảo rằng việc cắt giảm chi phí không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ cũng như hiệu suất tổ chức. Dưới đây là một số điều cần xem xét:

  • Xác định các yếu tố quan trọng: Đánh giá và xác định các lĩnh vực chi phí cần được ưu tiên tối ưu hóa mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ.

  • Điều tra và so sánh nhà cung cấp: Nghiên cứu kỹ thị trường để so sánh giá cả và chất lượng của các nhà cung cấp khác nhau, từ đó lựa chọn những đối tác cung cấp hàng hóa và dịch vụ với giá cả hợp lý nhất.

  • Sử dụng công nghệ tiên tiến: Đầu tư vào công nghệ hiện đại có thể giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất và quản lý chi phí vận hành trong thời gian dài.

  • Quản lý hiệu suất lao động: Tăng cường hiệu suất lao động thông qua đào tạo, phát triển kỹ năng, và tạo điều kiện làm việc tích cực có thể giúp tối ưu hóa sản lượng và giảm chi phí liên quan đến lao động.

  • Tối ưu hóa quy trình sản xuất: Điều chỉnh quy trình sản xuất và quy trình làm việc để giảm thiểu lãng phí và tăng cường hiệu suất.

  • Kiểm soát chi phí không cần thiết: Đánh giá và loại bỏ các chi phí không cần thiết hoặc không hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, bao gồm chi phí hậu cần, chi phí quảng cáo không hiệu quả và các chi phí phụ trợ khác.

  • Điều chỉnh chiến lược giá cả: Nghiên cứu thị trường để điều chỉnh giá cả sản phẩm hoặc dịch vụ một cách hợp lý, phù hợp với nhu cầu của khách hàng và cạnh tranh trên thị trường.

  • Theo dõi và đánh giá liên tục: Thực hiện việc theo dõi và đánh giá thường xuyên về các chi phí kinh doanh để hiểu rõ xu hướng và tìm ra các cơ hội tối ưu hóa thêm.

Việc nắm rõ được quy trình quản lý hiệu quả nguồn chi phí kinh doanh sẽ là tiền đề để doanh nghiệp đưa ra các kế hoạch kinh doanh, từ đó kiểm soát nguồn chi phí này hiệu quả hơn để gia tăng lợi nhuận. Hy vọng với những thông tin MSpace cung cấp sẽ mang lại cái nhìn rõ hơn về chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp.

Các bài viết khác:

Muốn thấu hiểu khách hàng cần biết cách lắng nghe

Lợi ích của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Giảm thiểu stress trong môi trường làm việc

Từ khóa » Chi Phí Kinh Doanh Là Gì