Chi Phí Mở Quán Cafe 100tr – 500tr Và Cách Tính điểm Hòa Vốn
Có thể bạn quan tâm
Tiết kiệm được 1 số tiền khoảng 100 triệu. Bạn nghĩ ngay đến việc mở quán cafe nhỏ để mong có lợi nhuận. Tuy nhiên hãy thật sự bình tĩnh đọc hết bài viết chia sẻ chi phí mở quán cafe này của Mr Quản. Bài viết sẽ đưa ra những phân tích tài chính thực tế từ dự án đã được thực hiện. Mình mong rằng bạn sẽ có được cái nhìn tốt nhất để đưa ra quyết định có mở quán cafe hay không. Và cụ thể mở quán cafe cần bao nhiêu vốn và cách tính điểm hòa vốn quán cafe cụ thể.
Mở quán cafe cần bao nhiêu vốn
Thật ra để mở 1 quán cafe thì có thể bắt đầu từ 30 triệu đồng với mở quán cafe take away. Tuy nhiên nếu bạn hướng đến mở quán cafe để đạt lợi nhuận tốt. Thay vì đi làm thuê hoặc đầu tư tiền vào các khoản đầu tư khác. Thì bạn cần tính toán khá kỹ về chi phí mở quán cafe. Việc tính toán kỹ chi phí để mở quán cafe giúp bạn có được cái nhìn tài chính rõ ràng nhất. Từ đây mới nên quyết định đầu tư anh chị nhé.
Xem thêm: Kế hoạch mở quán cafe
Chi phí thuê mặt bằng
Nếu bạn có mặt bằng nhà và muốn kinh doanh quán cafe. Đây là điều rất tuyệt vời. Nhưng trên thực tế không phải ai cũng có mặt bằng nhà để mở quán. Đặc biệt xu hướng hiện tại người có mặt bằng lại đi cho thuê để mở quán chứ ít ai đừng ra tự kinh doanh. Chi phí thuê mặt bằng thường chiếm từ 15 đến 25% doanh thu của một quán cafe. Và đây cũng là yếu tố được mình và nhiều người có kinh nghiệm mở quán cafe đánh giá là yếu tố quan trọng nhất.
Tiền thuê mặt bằng mở quán cafe
Tiền thuê mặt bằng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố dân cư, đường xá và khả năng sinh lợi. Vậy giá thuê mặt bằng bao nhiêu thì hợp lý. Mình cho rằng giá thuê mặt bằng nên nằm ở mức 18% doanh thu dự kiến của quán cafe. Với tỉ lệ này khả năng sinh lợi của dự án sẽ tối ưu nhất.
Một lưu ý dành cho bạn khi đi thuê mặt bằng để mở quán cafe đó là giá thuê mặt bằng thường sẽ tăng theo từng năm. Giá thuê tăng lên phụ thuộc nhiều vào tình hình lạm phát. Con số này vào năm 2021 thường ở mức tăng 8%/năm. Tức là mỗi năm chi phí thuê mặt bằng sẽ tăng thêm 8%. Tốt nhất bạn nên thỏa thuận khi đặt cọc và ghi rõ trong hợp đồng.
Nếu bạn dự kiến thuê mặt bằng mở quán cafe với diện tích khoảng 120m2 tại Tp.HCM thì mình nghĩ chi phí sẽ nằm ở mức 12 triệu đến 15 triệu/tháng.
Tiền cọc
Thông thường ngoài tiền cọc để thuê mặt bằng. Bạn cần một khoản cọc để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của bên thuê và cho thuê. Trong trường hợp có 1 bên đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê. Thì phải mất khoản cọc và bồi thường thêm một khoản nhất định. Các hợp đồng thuê mặt bằng mở quán cafe sẽ yêu cầu người thuê cọc từ ít nhất 2 tháng đến 6 tháng. Phần này phụ thuộc vào ý chí và tình hình thị trường cho thuê mặt bằng.
Tuy nhiên khoản tiền cọc này sẽ được hoàn trả cho người thuê khi hợp đồng chấm dứt. Hoặc trong trường hợp hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng trước hạn. Vậy theo giả định diện tích 120m2 thì tiền cọc khoảng 3 tháng tiền thuê tức 45 triệu đồng.
Chi phí xây dựng và thiết kế quán cafe
Sau khi lựa chọn được mặt bằng ưng ý. Bạn sẽ cần liên hệ đơn vị tư vấn thiết kế và thi công xây dựng. Các khoản chi phí phát sinh trong hạng mục này là:
- Chi phí xây thô, sắt tiền chế, lát nền v.v
- Phí phí đi điện nước;
- Chi phí làm quầy bar;
- Chi phí chống nắng, phun sương nếu có.
Chi phí thiết kế
Chi phí thiết kế mô hình xây dựng quán cafe sẽ được đánh phí khoảng 5 đến 7% chi phí xây dựng. Có nghĩa là nếu chi phí xây dựng là 50 triệu đồng thì đơn vị thiết kế sẽ thu của bạn khoảng 2 triệu rưỡi đến 3 triệu rưỡi. Hoặc bạn cũng có thể ký với họ chi phí thiết kế cứng khoản 3 triệu đồng là hợp lý.
Nếu đơn vị thiết kế cũng là đơn vị thi công xây dựng. Thông thường họ sẽ miễn phí cho bạn chi phí này.
Chi phí xây dựng
Đây là khoản chi phí lớn trong quá trình xây dựng, mở quán cafe. Ngoài chi phí vật liệu thì chi phí nhân công cũng là khoản cần nhắc tới. Chi phí xây dựng của 1 quán cafe 120m2 thường sẽ nằm ở mức 45 triệu đồng.
Vốn đầu tư cơ sở vật chất
Đầu tư cơ sở vật chất là khoản kinh phí mở quán cafe. Chi phí này bao gồm chi phí mua bàn ghế, tủ mát, vật dụng pha chế trong quầy, máy lạnh, quạt v.v
Đây là phần nếu có kinh nghiệm thiết kế và thu mua tốt. Bạn sẽ tiết kiệm được kha khá chi phí đầu tư ban đầu. Kinh nghiệm mở quán cafe của mình khuyên các anh chị nên tham khảo nhiều nguồn và lên phương án thu mua thật kỹ lưỡng. Vì khi bước vào kinh doanh sẽ còn rất nhiều khoản khác cần chi tiền. Tối ưu được chút nào thì may chút đó.
Tùy vào đối tượng khách hàng mà bạn hướng tới. Loại bàn ghế mà anh chị chọn. Chi phí sẽ có sự biến đổi khá nhiều. Với kinh nghiệm mở quán cafe của mình thì chi phí đầu từ cơ sở vật chất quán cafe diện tích 120m2 ở mức 120 triệu đồng sẽ hợp lý. Đối với các quán cafe cóc sẽ có mức chi phí thấp hơn. Nhưng đổi lại giá bán sẽ không bằng.
Khấu hao tài sản cố định
Khấu hao tài sản cố định là thông tin mà mình muốn gửi đến anh chị trong phần cơ sở vật chất này. Bởi vì rất ít chủ quán cafe biết và hoạch tính chi phí này trong báo cáo hoạt động kinh doanh.
Khi đầu tư vào xây dựng và cơ sở vật chất. Chúng sẽ có hạn sử dụng, bị cũ đi qua thời gian sử dụng. Thông thường quán cafe sẽ được tính khấu hao trong 3 năm. Bạn thuê mặt bằng trong thời gian 5 năm thì sẽ cần tốn thêm 1 khoản 30% chi phí đầu tư ban đầu để cải thiện mỹ quan trong quán.
Lời khuyên của mình tốt nhất anh chị sử dụng phương pháp khấu hao đều. Chi phí khấu hao này sẽ được hoạch tính vào báo cáo hoạt động kinh doanh.
Như vậy với chi phí xây dựng và mua cơ sở vật chất khoảng 165 triệu đồng, khấu hao trong 3 năm. Thì mỗi tháng chi phí khấu hao tài sản cố định sẽ là 4.608.333đ
Chi phí mua phần mềm quản lý bán hàng
Mở quán cafe chắc chắn bạn sẽ cần phần mềm quản lý quán cafe. Việc áp dụng phần mềm vào trong quá trình hoạt động giúp quán:
- Quản lý bán hàng, in hóa đơn dễ dàng, nhanh chóng và khoa học;
- Quản lý nhân viên chống gian lận khi bán hàng;
- Quản lý kho trong quán cafe rõ ràng, nhận biết được thất thoát để đảm báo chi phí nguyên vật liệu được kiểm soát;
- Báo cáo hoạt động kinh doanh rõ ràng;
- Quản lý thu chi, dòng tiền cửa hàng.
Nếu bạn muốn tìm hiểu về phần mềm quản lý quán cafe hãy liên hệ 0929 292 606 mình sẽ tư vấn trực tiếp cho anh chị. Chi phí sử dụng phần mềm quản lý bán hàng là 3 triệu đồng. Ngoài ra bạn cần trang bị máy tính và máy in hóa đơn. Nếu bạn có sẵn máy tính thì chi phí mua máy in hóa đơn từ 2 triệu đồng 1 cái.
Tổng chi phí mua phần mềm quản lý bán hàng là 5 triệu đồng.
Như vậy tổng cộng chi phí mở quán cafe sẽ gồm:
Chi phí thuê mặt bằng: | 15.000.000đ |
Chi phí cọc mặt bằng: | 45.000.000đ |
Chi phí thiết kế xây dựng: | 45.000.000đ |
Chi phí mua cơ sở vật chất: | 120.000.000đ |
Phần mềm quản lý bán hàng: | 5.000.0000đ |
Tổng: | 230.000.000đ |
Như vậy để mở quán cafe bạn cần ít nhất 230 triệu đồng. Tại sao mình lại bảo là ít nhất 230 triệu đồng cho quán cafe 120m2. Bởi vì không phải có chừng đó tiền là vận hành quán cafe được. Mà ngoài chi phí đầu tư ban đầu kể trên. Bạn cần chi phí vận hành hay còn gọi là chi phí cố định và cả chi phí nguyên vật liệu nữa.
Chi phí vận hành quán cafe
Mở được quán cafe rồi, vậy bây giờ là khâu quan trọng nhất. Làm sao để vận hành được quán cafe. Đây là khâu khó nhất chứ không phải là mở quán cafe anh chị nhé. Anh chị chỉ cần bỏ tiền ra là đã có thể sở hữu một quán cafe rồi. Nhưng để làm sao quán phát sinh doanh thu và mang về lợi nhuận mới khó.
Chi phí thuê nhân sự vận hành quán cafe
Chi phí thuê nhân viên ngành cafe khá đơn giản. Nó không phức tạp như mở 1 doanh nghiệp lớn. Tùy vào quy mô kinh doanh tự điều hành hoặc thuê quản lý. Cơ cấu lương sẽ không giống nhau. Nếu bạn tự điều hành quán thì bạn sẽ không cần trả lương cho mình. Nhưng theo mình bạn vẫn nên hoạch tính lương của bạn vào quá trình kinh doanh để:
- Tài chính minh bạch khi cần thêm nhà đầu tư;
- Thay vì quản lý quán bạn cũng có thể đi làm việc khác để kiếm tiền.
Kinh nghiệm trả lương nhân viên quán cafe của minh tại Tp.HCM là:
Vị trí | Số lượng/ca | Mức lương | Số ca/ngày | Tổng lương |
Thu ngân x Trưởng ca | 1 | 25.000đ/h | 3 | 10.875.000đ |
Bartender | 1 | 22.000đ/h | 2 | 6.380.000đ |
Phục vụ | 1 | 20.000đ/h | 3 | 8.700.000đ |
Tổng: | 25.955.000đ |
Lưu ý: Bảng bên trên sử dụng cho quán cafe có diện tích 120m2. Bạn có thể tối ưu hơn vận hành khi ca trưa chỉ cần 2 nhân sự.
Chi phí Điện nước, internet quán cafe
Chi phí này thì không phải bàn quá nhiều. Bạn có thể tối ưu chi phí điện nước, internet của quán cafe bằng cách đặt ra quy trình sử dụng điện. Mỗi tháng tiết kiệm 1 ít thì trong suốt quá trình vận hành cũng tiết kiệm được kha khá. Tích tiểu thành đại mà.
Chi phí điện nước, internet, tiền rác rơi vào khoảng 3 triệu đồng mỗi tháng.
Chi phí lãi vay
Nếu bạn có vay ngân hàng thì chi phí này khá là áp lực. Chính vì vậy bạn phải sẵn sàng tâm lúc để móc tiền túi từ các nguồn thu khác để trả lãi ngân hàng khi quán cafe chưa hòa vốn. Tỏng phần sau mình sẽ phân tích rõ hơn về khoản chi phí và điểm hòa vốn.
Nếu bạn có tiền được gia đình đầu tư thì quá tốt. Tuy nhiên mình vẫn tính khoản chi phí này vào kết quả hoạt động kinh doanh vì số tiền đó đi bỏ ngân hàng vẫn thu được tiền lời mà. Đây là khoản chi phí cơ hội cần tính tới.
Chi phí Marketing, khuyến mãi khách hàng
Trong khoa học vận hành nhà hàng quán cafe được người có kinh nghiệm mở quán cafe và vận hành cho thấy. Chi phí marketing hiệu quả của 1 quán cafe, nhà hàng nằm vào khoản 10% doanh thu. Tuy nhiên kinh nghiệm mở quán cafe của mình cho rằng đối với quán nhỏ dưới 200 triệu doanh thu. Mức chi cho hoạt động marketing và khuyến mãi nên nằm ở mức 4 đến 5% doanh thu. Nhất là trong thời gian đầu bạn phải tăng cường quảng bá để thu hút khách hàng nhanh nhất có thể.
Vì vậy chi phí marketing và khuyến mãi mình đề xuất nằm ở khoảng 3 triệu đồng mỗi tháng.
Như vậy chi phí quản lý khi vận hành quán cafe mỗi tháng sẽ là:
Chi phí lương nhân viên: | 25.955.000đ |
Chi phí điện nước, internet: | 3.000.000đ |
Chi phí lãi vay: | 1.520.750đ |
Chi phí Marketing: | 3.000.000đ |
TỔNG: | 33.475.750đ |
Chi phí mua nguyên vật liệu
Mình mong rằng bạn luôn nhớ và kiểm soát vấn đề này. Nếu bạn muốn mở quán cafe hiệu quả và thu được lợi nhuận.
“CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU KHÔNG ĐƯỢC VƯỢT QUÁ 30% DOANH THU”
Nếu chi phí nguyên vật liệu/giá bán của doanh thu. Dù bạn có làm bất kỳ cách gì để tăng lượng khách, tăng doanh thu thì bạn cũng không có lời. Bởi vì doanh thu càng tăng thì chi phí nguyên vật liệu cũng tăng. Trong khi chi phí nguyên vật liệu cao nó sẽ bóp khoản lợi nhuận của bạn rất nhiều.
Tối ưu nhất mình khuyên bạn nên tối ưu chi phí nguyên vật liệu là 25%.
Mở quán cafe bao lâu thì thu hồi được vốn
Mình tin chắc rằng đây là câu hỏi quan trọng nhất khi mở quán cafe. Tuy nhiên theo kinh nghiệm mở quán cafe của mình rất ít anh chị tính được chỉ số này. Hoặc nếu có tính được đầu tư quán cafe bao lâu hòa vốn thì cũng không phải là cách tính chính xác.
FILE PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Mình đã tìm hiểu ở rất nhiều kênh nhưng chưa thấy phân tích tài chính quán cafe nào mang tính tổng quát. Và đặt biệt đưa ra công thức chuẩn để bạn có thể áp dụng cho mọi mô hình kinh doanh cafe.
Các giai đoạn của một quán cafe
Bạn có biết rằng quán cafe luôn có 3 giai đoạn: Bù lỗ, hòa vốn và có lợi nhuận. Nhiều người chọn cách sang quán cafe trong giai đoạn bù lỗ. Phần lớn họ không biết được những giai đoạn này khi mở quán cafe. Họ không thấy được bức tranh lớn về tài chính quán cafe. Nên thực tế không như tưởng tượng.
Nhiều người ngỡ rằng mở quán cafe lời nhiều. Nhưng vào kinh doanh vài tháng chỉ thấy lỗ. Biểu đồ bên dưới giải đáp cho anh chị thấy kinh doanh cafe thật sự có lời. Nhưng lời chỉ đến ở giai đoạn sau của dự án mà thôi.
Giai đoạn bù lỗ
Đây là giai đoạn vượt vũ môn kinh khủng của chủ quán cafe. Khi mới mở ra lượng khách hàng đến quán rất ít. Đa phần là người quen tới ủng hộ. Thời gian này lương nhân viên, điện nước, mặt bằng đều cần phải chi ra. Còn tiền thu thì rả rích rả rích. Thuê được mặt bằng tốt thì lượng khách hàng ổn hơn. Đây là 1 phần lý do mình luôn khuyên anh chị phải thuê mặt bằng cho chuẩn. Mặt bằng sai thì mọi thứ sẽ rất khó khăn. Nhất là trong giai đoạn bù lỗ.
Thông thường giai đoạn bù lỗ sẽ kéo dài từ 4 đến 8 tháng. Chính vì vậy ngoài chi phí mở quán cafe ban đầu bạn cần thủ sẵn chi phí để bù cho khoản lỗ ban đầu. Không ít anh chị mở quán không chuẩn bị khoản chi phí này nên thường sẽ rất sốc về kết quả kinh doanh của mình.
Giai đoạn hòa vốn
Qua được giai đoạn bù lỗ mà mình hay gọi là điểm vượt cạn. Lúc này quán cafe đã có được lượng khách hàng trung thành đủ để duy trì được hoạt động kinh doanh. Bạn sẽ không phải gồng mình bù lỗ nữa. Mọi tâm trí sẽ đổ dồn vào tối ưu khâu vận hành, chi phí quản lý, nguyên vật liệu. Nếu bạn có những báo cáo hoạt động kinh doanh để ra quyết định. Bạn sẽ thu được từng phần trăm lợi nhuận nhỏ. Nhưng với mở quán cafe thì nhỏ lại có võ trong thời gian dài.
Những công việc mà chủ quán cafe cần làm trong giai đoạn này:
- Liên tục kiểm soát báo cáo kinh doanh, tối ưu tỷ trọng chi phí đối với doanh thu;
- Triển khai các chương trình chăm sóc khách hàng, upsale để tăng doanh thu cho từng lượt khách hàng;
- Giữ chân khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới;
- Đặc biệt anh chị cần đảm bảo vận hành quán đi đúng và không diễn ra thất thoát.
Giai đoạn thu lợi nhuận
Nếu anh chị đi đến được giai đoạn này của quán cafe càng sớm lợi nhuận sẽ càng cao. Việc tiến tới nhanh hay chậm giai đoạn thu lợi nhuận của quán cafe phụ thuộc vào:
- Mặt bằng;
- Quy trình vận hành của quán được tối ưu;
- Tỉ lệ khách hàng quay lại, trung thành và khách hàng mới;
- Khả năng upsale của cửa hàng;
- Khả năng chống thất thoát.
Như đã nói bên trên, không nhiều người đủ sức để đi đến giai đoạn này để thu được lợi nhuận. Nhưng thật sự khi quán cafe của bạn đã được vận hành chuẩn và có lợi nhuận. Thì lợi nhuận sẽ rất đều đặn, đây là điểm rất hay của mô hình kinh doanh cafe nói riêng và FnB nói chung.
Cách tính doanh thu hòa vốn, số khách hàng hòa vốn
Đây là kinh nghiệm mở quán cafe mình áp dụng khi tư vấn nhượng quyền kinh doanh chuỗi cafe Javi Coffee. Doanh thu hòa vốn là doanh thu của quán cafe khi mà doanh thu bằng chi phí bỏ ra. Chi phí bao gồm chi phí khấu hao, chi phí lãi vay, chi phí quản lý và chi phí nguyên vật liệu.
Công thức tính doanh thu hòa vốn
Chi phí quản lý = Chi phí mặt bằng + Chi phí lương + Chi phí điện nươc internet + Chi phí marketing + Chi phí khác
72% = 100% – 28% chi phí nguyên vật liệu
Ví dụ: Chi phí quản lý 1 tháng của quán cafe là 54.309.083đ thì Doanh thu hòa vốn sẽ là 75.429.282đ
Cách tính lượng khách hòa vốn
Giá bán trung bình: Được tính bằng 50% giá bán cafe đen + 30% giá bán cafe sữa + 20% giá bán nước cam. Công thức này dựa vào kinh nghiệm tiếp xúc với rất nhiều bán cáo hoạt động kinh doanh quán cafe của mình.
Ví dụ: Giá bán cafe đen, cafe sữa và nước cam lần lượt là 20.000đ và 25.000đ. Giá bán trung bình của quán cafe là 22.500đ. Từ đó suy ra lượng khách hòa vốn là 116 người/ngày (tháng hoạt động 29 ngày).
Như vậy khi nào trung bình chi phí quản lý bằng với doanh thu thì quán sẽ hòa vốn. Qua được điểm hòa vốn này bạn sẽ bắt đầu thu được lợi nhuận. Tất nhiên với điều kiện bạn hạch toán chi phí lãi vay, khấu hao tài sản cố định vào trong báo cáo hoạt động kinh doanh.
Mở quán cafe lời được bao nhiêu
Mở quán cafe lời được bao nhiêu theo mình là câu hỏi không thể trả lời đúng. Vì mỗi quán, mỗi người chủ sẽ có tình hình khác nhau. Trong quá trình mở quán cafe cũng có rất nhiều biến số. Chính vì vậy cách bạn vận hành quán, cách bạn chăm sóc khách hàng làm thay đổi rất nhiều kết quả kinh doanh.
Tuy nhiên theo tính toán của mình một quán cafe được vận hành chuẩn ở mức trung bình có thể đạt chỉ số ROI lên đến 50%. Điều này chứng tỏ mở quán cafe rất lời nếu bạn biết cách làm và đưa nó đến giai đoạn hòa vốn sớm nhất.
Có nên mở quán cafe
Để quyết định có nên mở quán cafe bạn chỉ cần trả lời 3 câu hỏi sau:
- Bạn có phù hợp với việc kinh doanh phục vụ quán cafe hay không. Đừng có kiểu khách chê đồ uống dở là bạn nổi quấy lên. Nhân viên xin nghỉ thì bạn cũng xù lông với họ. Người kinh doanh cafe thành công phải thật sự có sự điềm tĩnh và phù hợp với việc phục vụ.
- Bạn có thể đưa quán cafe đạt được số lượng khách hóa vốn hay không. Quán của của bạn có thể qua được giai đoạn thu lời hay không. Hãy nhìn vào số lượng khách hòa vốn đã được tính toán ở trên để ra quyết định.
- Có cách đầu tư nào lời và phù hợp hơn với bạn không. Tại sao phải là kinh doanh cafe. Bạn có thể làm cái khác lời hơn mà. Đúng không?
Xu hướng tiêu dùng quán cafe sau dịch Covid-19
Dịch Covid-19 tác động rất lớn đến hành vi tiêu dùng của khách hàng. Họ ít chi tiêu cho đồ uống hơn trước. Và họ cũng ít mua hàng tại chỗ hơn là mua qua các ứng dụng đặt hàng. Chính vì vậy các cửa hàng quán cafe cần được định vị lại một cách rõ ràng và phù hợp. Trước kia bạn chẳng hề quan tâm tới thương hiệu hay giao hàng qua app. Đến nay bạn chắc chắn phải nghĩ tới chúng nếu muốn hòa vốn.
Mình đã tham khảo rất nhiều ý kiến của các chuyên gia kinh tế, nhà kinh doanh. Đặc biệt có một số buổi nói chuyện trực tiếp và đúc kết lại một số thông tin như sau:
- Thị trường nhà hàng cafe sau dịch sẽ có khả năng tăng trưởng mạnh tại TP.HCM. Lý do xuất phát từ việc người dân ở trong nhà quá lâu và có xu hướng “chi tiêu trả thù”. Tuy nhiên với điều kiện số lượng vacxin được tiêm phải đạt hơn 80% người dân tiêm mũi thứ 2.
- Xu hướng mua mang về sẽ là tất yếu và gia tăng mạnh. Nhất là đối với đồ ăn vặt tại nhà.
- Mô hình bếp trên mây hay Cloud KitChen theo anh Duy Nguyễn – Chuyên gia tư vấn vận hành xuất sắc và có một số nhà hàng tại Úc sẽ là xu hướng. Anh cũng có lời khuyên cho những bạn làm ngành nhà hàng nên nghĩ tới mô hình này. Bởi vì nó rất tiết kiệm chi phí mặt bằng và đi đúng xu hướng mua mang về mà đại dịch Covid-19 mang lại.
- Còn theo Tiến Sĩ Đoàn Minh Phú, ông vẫn lạc quan về thị trường tiêu thụ ăn uống sau dịch. Bởi vì suy cho cùng đây là nhu cầu thiết yếu.
- Anh Phạm Minh Chí – Phó giám đốc chuỗi Domino’s Pizza cũng đánh giá xu hướng bán hàng online sẽ tăng trưởng mạnh sau dịch. Có 2 yếu tố mà người kinh doanh cần chú ý là điểm tiếp cận với khách hàng và thứ hai là khách hàng sẽ đánh giá rất kỹ về số tiền họ sẽ chi tiêu.
Tạm kết
Rất khó để trong 1 bài viết có thể nói hết kinh nghiệm mở quán cafe và nêu chính xác được mở quán cafe cần bao nhiêu tiền. Những chia sẻ bên trên của mình mong rằng sẽ là hướng tuy duy, gợi ý để bạn có thể tự áp dụng vào việc kinh doanh của mình.
Nếu bạn cần được chia sẻ file excel tính toán tài chính quán cafe. Hãy liên hệ trực tiếp với mình qua số điện thoại: 0929 292 606 để được hỗ trợ trực tiếp.
Bài viết liên quan
05 kinh nghiệm mở quán cafe “Không dễ như bạn tưởng tượng” đâu
Mở quán cafe có cần đăng ký kinh doanh không? Thủ tục 2021
Kinh nghiệm sang quán cafe áp dụng 12 quán thành công
Trung Mạc
Trung Mạc là tác giả, điều hành tại Blog Mr Quản. Trung có kinh nghiệm hơn 8 năm trong lĩnh vực quản lý bán hàng.
Từ khóa » Dòng Doanh Thu Của Quán Cafe
-
Muốn Doanh Thu Quán Cafe Ổn Định Hãy Áp Dụng Bí Kíp Này
-
3 BƯỚC ƯỚC TÍNH DOANH THU CHO QUÁN CÀ PHÊ, NHÀ HÀNG
-
LỢI NHUẬN Mở Quán Cafe - Từ 25 - 30% Doanh Thu? - Barista Skills
-
Kinh Doanh Quán Cà Phê Doanh Thu 200 Triệu/ Tháng Khó Hay Dễ
-
Phần 9: Công Thức Tăng Doanh Thu Quán Cafe. - CoffeeTree
-
Thiết Lập Bảng Phân Tích Tài Chính Quán Cà Phê Trước Khi Mở Quán
-
Top 7 điều Bạn Cần Biết Khi Phân Tích Mô Hình Kinh Doanh Quán Cafe
-
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Quán Cafe - Jarvis
-
5 Tips Tăng Doanh Thu Cho Quán Café Hiệu Quả
-
5 "tử Huyệt" Trong Kinh Doanh Cafe Mà Chủ Quán Cần Tránh - IPOS
-
Bí Quyết Quản Lý Quán Cafe Tăng Doanh Thu Hiệu Quả Nhất Năm 2021
-
Đề Tài: Lập Dự án Quán Cafe Sinh Viên, 9 ĐIỂM! - SlideShare
-
Cách Quản Lý Dòng Tiền Khi Kinh Doanh Quán Cà Phê