Chi Phí Sản Xuất Là Gì? Phân Loại Và ý Nghĩa Chi Phí Sản Xuất
Có thể bạn quan tâm
Trong doanh nghiệp, chi phí sản xuất thật sự quan trọng và là chi phí nền tảng cần có để doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận. Chi phí sản xuất là gì? Chi phí sản xuất có những loại nào? Bạn còn chần chừ gì nữa mà không lấp đầy kiến thức của mình qua bài chia sẻ bên dưới của Luận Văn Việt?
Mục lục Ẩn- 1. Chi phí sản xuất là gì?
- 2. Phân loại chi phí sản xuất
- 2.1. Theo tính chất kinh tế của chi phí
- 2.2. Theo mục đích và công dụng của chi phí
- 2.3. Theo mối quan hệ với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành
- 2.4. Theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm
- Theo cách này, chi phí sản xuất được chia thành 2 loại:
- 2.5. Theo phương pháp tập hợp chi phí vào các đối tượng chịu chi phí
- 3. Ý nghĩa của chi phí sản xuất
1. Chi phí sản xuất là gì?
Chi phí sản xuất là số tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra để chi mua tất cả các yếu tố đầu vào để phục vụ cho quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Chi phí sản xuất là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc xác định giá thành sản phẩm. Xác định chi phí sản xuất rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp xác định được giá thành sản phẩm chính xác, giúp doanh nghiệp dễ tạo ra lợi nhuận hơn.
Trong nền kinh tế hiện đại và cạnh tranh ngày nay, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng quan tâm đến chi phí sản xuất, và tìm cách tối ưu hóa lợi nhuận bằng cách cố gắng giảm chi phí sản xuất để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
2. Phân loại chi phí sản xuất
Khi phân tích chi phí sản xuất là gì trong các doanh nghiệp sản xuất hiện nay, người ta phân loại chúng theo các cách sau đây:
2.1. Theo tính chất kinh tế của chi phí
Điều này có nghĩa là khi phân loại, chúng ta sẽ căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế của chi phí. Bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định.
- Chi phí nhân công.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài.
- Các chi phí bằng tiền khác.
Cách phân loại này cho ta biết tỷ trọng và kết cấu của từng loại chi phí sản xuất mà doanh nghiệp đã chi ra trong một kỳ nhất định.
Hiện tại Luận Văn Việt cung cấp dịch vụ làm thuê luận văn thạc sĩ các chuyên ngành kế toán, kinh tế,… Nếu bạn đang gặp bất kì khó khăn gì khi làm bài luận văn thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.
2.2. Theo mục đích và công dụng của chi phí
Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia vào ba loại:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí sản xuất chung bao gồm 6 yếu tố:
- Chi phí nhân viên phân xưởng;
- Chi phí vật liệu;
- Chi phí dịch vụ mua ngoài;
- Chi phí dụng cụ sản xuất;
- Chi phí khấu hao tài sản cố định;
- Chi phí bằng tiền khác.
Cách phân loại này giúp doanh nghiệp quản lý chi phí sản xuất theo định mức, giúp công tác tính giá thành sản phẩm dễ dàng hơn, đồng thời phân tích được tình hình thực hiện kế hoạch sản phẩm. Đây cũng là cơ sở để định mức sản xuất và lập kế hoạch giá thành cho những kỳ sau.
2.3. Theo mối quan hệ với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành
Có hai loại chi phí được chia theo dạng này, đó là:
- Biến phí (Chi phí khả biến)
- Định phí (Chi phí bất biến)
Đây là cách phân loại có tác dụng rất lớn trong công tác quản trị của mỗi doanh nghiệp, tổ chức sản xuất. Giúp nhà quản trị phân tích được điểm hòa vốn, và căn cứ để đưa ra những quyết định kinh doanh, quản lý cần thiết để hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh.
2.4. Theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm
Theo cách này, chi phí sản xuất được chia thành 2 loại:
- Chi phí cơ bản.
- Chi phí chung.
Cách này giúp các nhà quản trị xác định chính xác phương hướng và đưa ra biện pháp tiết kiệm chi phí tối đa đối với từng loại. Mục tiêu cốt lõi cũng là tìm cách hạ giá thành sản phẩm, lao vụ dịch vụ nhằm tăng lợi nhuận.
2.5. Theo phương pháp tập hợp chi phí vào các đối tượng chịu chi phí
Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí vào các đối tượng chi phí gồm:
- Chi phí trực tiếp.
- Chi phí gián tiếp.
Cách phân loại này giúp việc xác định phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất cho các đối tượng một cách hợp lý nhất.
Tham khảo: Giá trị thặng dư là gì? Công thức tính tỷ suất giá trị thặng dư
3. Ý nghĩa của chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất thật sự có ý nghĩa rất lớn đối với bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào. Bởi đây chính là thang đo giá trị đầu vào của doanh nghiệp đó.
Đối với góc nhìn của kinh tế học vi mô, chi phí sản xuất đóng một vai trò vô cùng quan trọng và có mối quan hệ với nhiều vấn đề khác của một doanh nghiệp cũng như với xã hội. Việc giảm chi phí sản xuất chính là cách mà những nhà quản trị đang tìm kiếm để giảm giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh và đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng.
Bài toán làm thế nào để giảm chi phí sản xuất là gì? Làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, tăng tính cạnh tranh của hàng hóa, đồng thời cũng làm tăng lợi ích cho người tiêu dùng là bài toán muôn thuở mà doanh nghiệp nào cũng luôn cân nhắc và cải tiến.
Tuy nhiên, chi phí sản phẩm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, và không chỉ có riêng chi phí sản xuất. Vì thế, để tính giá thành sản phẩm, bạn cũng cần xem xét nhiều mặt khác trong chi phí ban đầu chứ không nhất thiết là chỉ nhìn vào chi phí sản xuất nhé.
Xem thêm:
- Current ratio là gì? Cách tính và tác động của Current ratio
- IRR là gì? Công thức tính IRR – So sánh IRR và NPV
Như vậy, qua bài viết trên, các bạn hiểu hơn về chi phí sản xuất là gì rồi đúng không? Mong rằng bạn đã trang bị thêm cho mình những kiến thức bổ ích giúp tối đa hóa lợi nhuận và tăng doanh thu cho tổ chức.
Luận Văn Việt rất vui vì được đồng hành cùng các bạn trên hành trình hơn 10 năm qua. Hy vọng bài viết đã phần nào giúp được bạn có được những kiến thức bổ ích, làm hành trang cho hành trình chinh phục tri thức phía trước.
Nếu có bất kỳ thắc mắc gì khi tìm hiểu, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0915 686 999 hoặc qua email: luanvanviet.group@gmail.com. Chúc các bạn gặt hái thật nhiều thành công!
5/5 (1 Review) Lưu Hà Chi( Content Leader )CEO Helen Lưu Hà Chi – Nhà sáng lập website luanvanviet.com , nơi cung cấp các dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, tốt nghiệp, tiểu luận, essay, Assignment, cùng với các giải pháp chuyên sâu về xử lý số liệu bao gồm SPSS, STATA, EVIEWS, và SmartPLS.
Post Views: 20.711Từ khóa » định Phí Sản Xuất Là Gì
-
Định Phí Là Gì? Chi Phí Cố định - PHẦN MỀM QUẢN LÝ ...
-
Định Phí (Fixed Cost) Là Gì? Các Loại định Phí Của Doanh Nghiệp
-
Biến Phí Là Gì? Phân Loại Và So Sánh Giữa Biến Phí Và định Phí?
-
Phân Biệt Rõ đặc điểm Biến Phí Và định Phí Trong Kế Toán Quản Trị
-
Chi Phí Sản Xuất Là Gì? Phân Loại Chi Phí Sản Xuất - Luận Văn 1080
-
Chi Phí Sản Xuất Là Gì? Khái Niệm, Phân Loại Và Vai Trò ... - MISA AMIS
-
Vấn đề Nhận Diện, Phân Loại Chi Phí Sản Xuất Phục Vụ Cho Việc Ra ...
-
[DOC] Phân Tích Cơ Cấu Của Từng Yếu Tố Thuộc định Phí
-
Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm
-
Chi Phí Sản Xuất Là Gì? Khái Niệm, Phân Loại Và Vai Trò Của Chi Phí ...
-
Chi Phí Sản Xuất Là Gì? Các Cách Phân Loại Chi Phí Sản Xuất - BePOS
-
Chi Phí Sản Xuất Chung - Kế Toán Lê Ánh
-
Chi Phí Sản Xuất Là Gì? Khái Niệm Và Phân Loại Update 2022
-
Chi Phí Sản Xuất Trong Ngành Kinh Doanh Xây Lắp