Vấn đề Nhận Diện, Phân Loại Chi Phí Sản Xuất Phục Vụ Cho Việc Ra ...

Ra quyết định là một trong những chức năng cơ bản của nhà quản lý. Các nhà quản lý phải thường xuyên đương đầu với những quyết định như: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Nên tự làm hay mua các bộ phận, linh kiện phụ tùng? Định giá  sản phẩm ra sao? Sử dụng các kênh phân phối như thế nào? Có nên chấp nhận các kênh đặt hành đặc biệt không?... Để thành công trong việc quyết định, các nhà quản lý phải dựa vào thông tin thích hợp cho từng tình huống ra quyết định.

Bài viết này, bàn đến vấn đề nhận diện, phân loại chi phí như thế nào cho phù hợp để cung cấp thông tin cho lãnh đạo ra quyết định trong các đơn vị tạm thời chưa sắp xếp được kế toán quản trị....

Tập hợp chi phí

Việc thu nhập số liệu chi phí theo một cách có tổ chức thông qua hệ thống kế toán, đặc biệt là hệ thống sổ chi tiết. Ví dụ, chi phí được tâph hợp theo cách phân loại chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu: chi phí công nhân, chi phí nguyên vật liệu, chi phí sản xuất chung tại các sổ chi tiết theo dõi SXKD.

Phân bổ chi phí

Các chi phí chung cần được phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí. Việc phân bổ chi phí chng có thể dựa trên nguyên tắc sau:

Phải chọn tiêu thức phân bổ đảm bảo được chính xác và nên tồn tại trong thời gian nhất định. Các căn cứ để phân bổ thường là: chi phí NLV trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp hay tổng chi phí vật chất trực tiếp.

- Hoặc phân bổ chi phí theo cách ứng xử của chi phí:

Khi đó, chi phí chỉ có thể tách thành biến phí và định phí để phân bổ riêng thì sẽ hợp lý hơn

+ Phân bổ biến phi: biến phí phát sinh tỷ lệ với mức độ dịch vụ thực hiện. Vì vậy, trong một số trường hợp có thể sử dụng doanh thu làm căn cứ phân bổ. Biến phí phát sinh thường tỷ lệ doanh thu nên căn cứ doanh thu để phân bổ vẫn hợp lý.

+ Phân bổ định phí: định phí thường ổn định nê phân bổ định phí cho các bộ phân căn cứ theo mức độ sử dụng dịch vụ, vật tư đầu vào... Định phí thì ổn định, không biến động theo doang thu vì vậy nếu căn cứ doanh thu để phân bổ thì không hợp lý.

Nhận diện chi phí theo ứng xử

Đối với những công ty chưa thực hiện kế toán quản trị thì trong quá trình nghiên cứu thì phải dựa vào số liệu trên các tài khoản kế toán tài chính và các phân loại chi phí theo ứng xử để phân biệt định phí và biến phí.

Nhận diện chi phí theo ứng xử như sau:

 

Khoản mục chi phí

Tài khoản

Biến phí

Định phí

Chi phí hỗn hợp

Ghi chú

Giá vốn hàng bán

632

X

-

-

Chi phí NVL trực tiếp

621

X

-

-

3. Chi phí nhân công TT

622

X

-

-

4. Chi phí SXC

627

-

-

X

- Chi phí nhân viên phân xưởng

6271

-

X

-

-Chi phí vật liệu

6272

-

-

X

(1)

-Chi phí dụng cụ

6273

-

-

X

(2)

-Chi phí khấu hao TSCĐ

6274

-

X

-

-Chi phí dịch vụ mua ngoài

6277

-

-

X

-Chi phí bằng tiền khác

6278

-

X

-

(3)

5. Chi phí bán hàng

641

-

X

-

-Chi phí nhân viên bán hàng

6411

-

X

-

-Chi phí vật liệu bao bì

6412

-

-

X

(4)

-Chi phí dịch vụ

6413

-

X

-

-Chi phí KHTSCĐ

6414

-

X

-

-Chi phí DV mua ngoài

6417

-

-

X

(3)

-Chi phí bằng tiền khác

6418

-

X

-

6. Chi phí quản lý doanh nghiệp

642

-

-

X

-Chi phí nhân viên quản lý

6421

-

X

-

-Chi phí vật liệu

6422

-

X

-

-Chi phí dụng cụ văn phòng

6423

-

X

-

-Chi phí KHTSCĐ

6424

-

X

-

- Phí, lệ phí

6425

-

-

X

(5)

- Chi

6426

-

X

-

-Chi phí bằng tiền khác

6428

-

X

-

-Chi phí dịch vụ mua ngoài

6427

-

-

X

(3)

 

(1) Chi phí vật liệu

- Phần nguyên vật liệu gián tiếp dùng cho sản xuất và chúng có giá trị nhỏ không thể xác định cụ thể cho từng  sản phẩm... Các chi phí này được coi là biến phí.

- Phần vật liệu dùng cho sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ được coi là định phí.

(2) Chi phí dụng cụ sản xuất

- Được coi là chi phí hỗn hợp, nó là chi phí về công cụ, dụng cụ dung để sản xuất tạo ra  sản phẩm.

- Là biến phí: Nếu một khuôn mẫu đúc sử dụng có định lượng số  sản phẩm sản xuất, vượt quá số  sản phẩm này phải thay khuôn.

- Là định phí: Nếu căn cứ vào thời gian sử dụng của một khuôn mẫu, khuôn để thay mà không quan tâm đến lượng  sản phẩm sản xuất của một khuôn mẫu.

(3) Chi phí thuê dịch vụ ngoài

Loại chi phí này bao gồm nhiều nội dung tùy theo phương thức trong hợp đồng thuế, có thể là định phí hay chi phí hỗn hợp.

(4) Chi phí vật liệu bao bì của chi phí bán hàng: là chi phí hỗn hợp.

Là biến phí: thay đổi theo lượng  hoàng hóa tiêu thụ như: vật liệu bao bì dung đóng gói hàng tiêu thụ.

Là định phí: vật liệu dùng sữa chữa tài sản cố định.

(5) Thuế và lệ phí của chi phí chìm: Gồm nhiều loại thuế và chi phí khác nhau.

Là biến phí: Gồm các lệ phí và thuế tính theo kết quả kinh doanh.

Là định phí: Gồm thuế môn bài, thuế vốn, thuế nhà đất.

Phương pháp tổ chức thu thập số liệu và phân bổ cho phí cho từng bộ phận tại công ty thương mại dịch vụ.

Phân loại chi phí theo ứng xử

Dựa vào sô liệu trên các sổ kế toán cần tiến hành phân ra định phí và biến phí của từng bộ phận.

* Đối với nghiệp vụ khách sạn:

- Định phí bao gồm các khoản chi sau:

+ tiền lương của cán bộ quản lý hưởng theo lương thời gian (căn cứ vào số liệu trên bảng tính lương hàng tháng).

+ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn tính tỷ lệ 19% trên tiền lương.

+ Toàn bộ chi phí công cụ dụng cụ phân bổ cho từng tháng (lấy số liệu trên bảng phân bổ công cụ dụng cụ0.

+ Toàn bộ chi phí khấu hao tài sản cố định (lấy trên bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định).

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm tiền điện, bảo vệ, tiền điện thoại thuê bao, tiền mua văn phòng phẩm dựa vào phân loại chi tiết ghi sổ hàng ngày.

+ Các khoản chi phí khác phát sinh nhưng không phụ thuộc vào doanh thju hay số lượng khách ở như chi phí sửa chữa nhỏ thường xuyên...

- Biến phí bao gồm:

+ Tiền lương của nhân viên hưởng theo tỷ lệ doanh thu (căn cứ vào bảng tính lương).

+ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn (căn cứ vào lương cơ bản trong sổ lương của từng nhân viên hiện hưởng x 19%) của những nhân viên tương ứng.

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: những chi phị chịu ảnh hưởng trược tiếp của số lượng khách hàng như tiền mua nguyên vật liệu, tiền điện, tiền nước, tiền cước phí điện thoại (ngoài phần thuê bao) phục vụ cho từng phòng.

+ Chi phí khác: chi phí đồ dùng phục vụ cho khách hàng như: xà phòng, bàn chải, thuôc đánh răng... dùng một lần.

* Đối với các cửa hàng bán dịch vụ:

- Định phí bao gồm:

+ toàn bộ chi phí công cụ dụng cụ căn cứ vào bảng tính và phân bổ công cụ dụng cụ đang sử dụng.

+ Khấu hao tài sản cố định và tiền thuê nhà: căn cứ vào số khấu hao tài sản cố định và chi phí thuê nhà do công ty phân bổ.

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài như: chi phí quảng cáo, in ấn, cước phí điện thoại thuê bao, tiền điện, tiền nước, chi phí hội họp... Căn cứ khoản mục chi phí trên sổ chi phí để lấy số liệu.

- Biến phí bao gồm:

+ Giá vốn hàng bán: căn cứ vào sổ chi tiết giá vốn hàng bán TK 632 được mở và theo dõi cho từng cửa hàng.

+ Tiền lương: bao gồm lương khoán theo tỷ lệ doanh thu, tiền thưởng năng suất: lấy số liệu trên bảng lương và các khoảng thưởng.

+ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế kinh phí công đoàn với tỷ lệ là 19% trên tiền lương cấp bậc.

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: tiền xăng xe ô tô vận tải, tiền thuê đóng goi, chuẩn bị hàng để bán... lấy số liệu trên các mục trong sổ chi phí

Theo PGS.TS NGUYỄN THỊ TÂM - Tạp chí kế toán sô 76

Theo tapchiketoan

 

Vấn đề nhận diện, phân loại chi phí sản xuất phục vụ cho việc ra quyết định ngắn hạn trong doanh nghiệp thương mại Tweet

Từ khóa » định Phí Sản Xuất Là Gì