Chi Phí Thuê Lao động Tự Do Có được Trừ Khi Tính Thuế?
Có thể bạn quan tâm
Theo đó, người lao động vừa có thu nhập tại Công ty vừa có thu nhập vãng lai ở đơn vị khác nhưng không ký hợp đồng lao động.
Công ty TNHH Đăng Công Vali hỏi, Công ty chỉ cần hợp đồng thuê người, bảng kê Mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC, chứng từ thanh toán tiền và bảng cam kết của cá nhân (về việc không phải nộp thuế thu nhập cá nhân) là có thể tính tiền thuê vào chi phí được trừ có đúng không?
Về vấn đề này, Chi cục Thuế Tân Phú - Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh trả lời như sau:
Căn cứ Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân:
Tại Khoản 2 Điều 2 quy định về các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công:
“2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động…”.
Tại Khoản 2 Điều 8 quy định về thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công:
“2. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công
a) Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số tiền lương, tiền công, tiền thù lao, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công mà người nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này.
b) Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế.
Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế…”.
Tại Điều 25 quy định về khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế:
“1. Khấu trừ thuế
Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập, cụ thể như sau:
… i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại Điểm c, d Khoản 2 Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật Quản lý thuế.
Cá nhân làm cam kết theo hướng dẫn tại điểm này phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết”.
Căn cứ Thông tư số 25/2018/TT-BTC hướng dẫn Nghị định số 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính quy định các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:
“Điều 3. Sửa đổi, bổ sung Tiết e Điểm 2.2, Tiết b Điểm 2.6, Điểm 2.11 và Điểm 2.30 Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính) như sau:
…2. Sửa đổi đoạn thứ nhất tại Tiết b Điểm 2.6 Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính):
“b) Các khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; thoả ước lao động tập thể; quy chế tài chính của công ty, tổng công ty, tập đoàn; quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của công ty, tổng công ty”.
Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại Điểm c, d Khoản 2 Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Trường hợp các khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 25/2018/TT-BTC thì không được xem là chi phí hợp lý.
Chinhphu.vnTừ khóa » Chi Phí Không được Trừ Khi Tính Thuế Tncn
-
Các Khoản Chi Phí Không được Trừ Khi Tính Thuế TNDN
-
Các Chi Phí được Trừ Khi Tính Thuế TNCN 2021
-
Các Khoản Phụ Cấp Không Tính Thuế TNCN - Kế Toán Thiên Ưng
-
Các Khoản Chi Phí Hợp Lý được Trừ Khi Tính Thuế TNCN
-
Các Khoản Chi Phí Không được Trừ Khi Tính Thuế TNDN - Luật Việt An
-
Các Khoản Chi được Trừ, Không được Trừ Khi Tính Thuế TNDN Năm 2022
-
Chi Tiết 37 Khoản Chi Không được Trừ Khi Tính Thuế Thu Nhập Doanh ...
-
Khi Nào Thuế TNCN được Tính Là Chi Phí Hợp Lý Khi Tính Thuế TNDN?
-
Các Khoản Chi Phí Không được Trừ Khi Tính Thuế TNDN Năm 2021
-
Các Khoản Chi Phí Không được Trừ Khi Tính Thuế Thu Nhập Doanh ...
-
Chi Phí được Trừ Khi Tính Thuế TNCN Là Bao Nhiêu? - Luật Sư X
-
37 KHOẢN CHI KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI TÍNH THUẾ THU NHẬP ...
-
Chi Phí được Trừ Khi Tính Thuế TNDN Và Chi Phí Không được Trừ
-
CÁC KHOẢN CHI KHÁC KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI TÍNH THUẾ THU ...