Chỉ Ra Những đặc điểm đặc Sắc Trong Nghệ Thuật Của Bài Thơ Nhớ ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Giải bài tập Online
- Đấu trường tri thức
- Dịch thuật
- Flashcard - Học & Chơi
- Cộng đồng
- Trắc nghiệm tri thức
- Khảo sát ý kiến
- Hỏi đáp tổng hợp
- Đố vui
- Đuổi hình bắt chữ
- Quà tặng và trang trí
- Truyện
- Thơ văn danh ngôn
- Xem lịch
- Ca dao tục ngữ
- Xem ảnh
- Bản tin hướng nghiệp
- Chia sẻ hàng ngày
- Bảng xếp hạng
- Bảng Huy hiệu
- LIVE trực tuyến
- Đề thi, kiểm tra, tài liệu học tập
Bài tập / Bài đang cần trả lời
Cấp học Đại học Cấp 3 (Trung học phổ thông) - Lớp 12 - Lớp 11 - Lớp 10 Cấp 2 (Trung học cơ sở) - Lớp 9 - Lớp 8 - Lớp 7 - Lớp 6 Cấp 1 (Tiểu học) - Lớp 5 - Lớp 4 - Lớp 3 - Lớp 2 - Lớp 1 Trình độ khác Môn học Âm nhạc Mỹ thuật Toán học Vật lý Hóa học Ngữ văn Tiếng Việt Tiếng Anh Đạo đức Khoa học Lịch sử Địa lý Sinh học Tin học Lập trình Công nghệ Giáo dục thể chất Giáo dục Công dân Giáo dục Quốc phòng và An ninh Ngoại ngữ khác Xác suất thống kê Tài chính tiền tệ Giáo dục kinh tế và pháp luật Hoạt động trải nghiệm Khoa học tự nhiên Khoa học xã hội Tự nhiên & xã hội Bằng lái xe Tổng hợp Lãnhh Nhii Ngữ văn - Lớp 806/01/2018 13:04:35Chỉ ra những đặc điểm đặc sắc trong nghệ thuật của bài thơ Nhớ rừng (các biện pháp tu từ, thể thơ, cách tả cảnh, tả tình,...)1. Chỉ ra những đặc điểm đặc sắc trong nghệ thuật của bài thơ Nhớ rừng (các biện pháp tu từ, thể thơ, cách tả cảnh, tả tình,...)2. Viết đoạn văn thuyết minh khoảng 5-6 câu giới tthiệu những thành công của Thế Lữ trong bài Nhớ rừng về một trong hai phương diện: nội dung, nghệ thuật.7 Xem trả lời + Trả lời Hỏi chi tiết Hỏi AIHỏi gia sư +500k 24.462×Đăng nhập
Đăng nhập Đăng nhập với facebook Đăng nhập với google Đăng ký | Quên mật khẩu?Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
7 trả lờiThưởng th.11.2024
Xếp hạng
Đấu trường tri thức +500K
3660 Nghiêm Xuân Hậu ( ...06/01/2018 13:11:121,- Thể thơ ngũ ngôn (năm chữ): đây là thể thơ linh hoạt có khả năng biểu hiện phong phú, rất thích hợp với việc thể hiện tâm trạng và diễn tả những tâm tình cảm xúc sâu lắng. Trong bài thơ, thể thơ này được sử dụng và khai thác đạt hiệu quả nghệ thuật: bài thơ ngũ ngôn bình dị, cô đọng mà đầy gợi cảm. Toàn bài thơ có giọng điệu chủ âm là trầm lắng, ngậm ngùi. Giọng thơ này rất phù hợp trong việc thể hiện tâm tư, cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của con người đặc biệt là trước tình cảnh đáng thương của những lớp đang tàn lụi như ông đồ - Kết cấu bài thơ giản dị mà chặt chẽ: + Kết cấu đầu cuối tương ứng, mở đầu bài thơ là Mỗi năm hoa đào nở - Lại thấy ông đồ già, kết thúc bài thơ là Năm nay hoa đào lại nở - Không thấy ông đồ xưa. Kết cấu này chặt chẽ, làm nổi bật chủ đề của bài thơ. Tứ thơ “cảnh cũ người đâu” trong thơ cổ được sử dụng gợi một sự thương cảm sâu sắc. + Bài thơ có một kết cấu tương phản độc đáo: cùng diễn tả hình ảnh ông đồ vào thời điểm mùa xuân, ngồi viết thuê bên hè phố nhưng đã thể hiện hai cảnh tượng đối lập - hình ảnh ông đồ thời vàng son và hình ảnh ông đồ thời tàn lụi. Kết cấu tương phản này thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ. Qua đó, nhà thơ thể hiện tâm tư của chính mình về thời thế và con người. - Ngôn ngữ thơ trong sáng, bình dị đồng thời cô đọng, có sức gợi lớn trong lòng người {vẫn ngồi đấy - không ai hay, người muôn năm cũ - hồn ở đâu,...). - Biện pháp nhân hóa được sử dụng rất thành công: Giấy đỏ buồn không thắm / Mực đọng trong nghiên sầu giấy, mực không được động đến nên buồn, nên sầu, chúng cũng có tâm hồn, có cảm xúc như con người). - Hình ảnh thơ giản dị nhưng hàm súc, không mới mẻ nhưng gợi cảm: Lá vàng rơi trên giấy / Ngoài giời mưa bụi bay. Hình ảnh lá vàng có một sức gợi lớn. Lá vàng rơi gợi sự tàn tạ, cảm giác buồn. Giữa mùa xuân mà tác giả lại cảm nhận lá vàng rơi. Đó là sự cảm nhận từ trong tâm hồn về một sự tàn tạ, sự kết thúc của một kiếp người tàn. Hình ảnh mưa bụi bay nhẹ nhưng ảm đạm lòng người. Đây là những câu thơ mượn cảnh ngụ tình và ý tại ngôn ngoại. Tất cả cảnh vật ấy để thể hiện tâm trạng buồn của con người. - Hình thức nghệ thuật bài thơ rất bình dị nhưng có một sức truyền cảm nghệ thuật lớn để cho nội dung, cảm xúc của bài thơ có sức sống bền bỉ lâu dài trong lòng người đọc.Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời(?) Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ Đăng nhập bằng Google Đăng nhập bằng Facebook Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập 4422 Nghiêm Xuân Hậu ( ...06/01/2018 13:12:282,Nhớ Rừng không thể thoát ra khỏi nỗi buồn, "tâm bệnh của thời đại" bấy giờ. Nhưng bài thơ đặc sắc chính bởi vì tạo nên điểm gặp gỡ giữa sự u uất của người dân mất nước và tâm trạng bất hoà bất lực trước thực tại của thế hệ thanh niên trí thức tiểu tư sản. Qua đó khơi lên niềm khát khao tự do chính đáng.Giàu cảm hứng lãng mạn và cảm xúc mãnh liệt, Nhớ Rừng đã lan toả một hồn thơ hối thúc và nhiều hình ảnh thơ đầy ấn tượng miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng. Thành công của Thế Lữ là đã thể hiện một trí tuởng tượng phong phú khi mượn hình ảnh con hổ trong vườn bách thú để nói hộ cho những tâm sự kín đáo sâu sắc của mình. Qua đó diễn tả nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, đồng thời khơi lên tình cảm yêu nước của người dân thuở ấyĐiểm từ người đăng bài:0 1 2 3 Tặng xu Tặng quà Báo cáo Bình luận: 0 Gửi1918 Nghiêm Xuân Hậu ( ...06/01/2018 13:13:22Nhà thơ Thế Lữ sinh năm 1907 mất năm 1989, tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, sinh tại ấp Thái Hà, Hà Nội. Quê quán: làng Phù Đổng, huyện Tiên Du (nay là Tiên Sơn), tỉnh Bắc Ninh.Thuở nhỏ, Thế Lữ học ở Hải Phòng. Năm 1929, học xong bậc Thành chung, ông vào học Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương, sau đó một năm (1930), ông bỏ học. Năm 1932, Thế Lữ bắt đầu tham gia Tựlực văn đoàn và là một trong những cây bút chủ lực của báo Phong hoá, Ngày nay. Năm 1937, ông bắt đầu hoạt động sân khấu, làm diễn viên, đạodiễn, lưu diễn tại các tỉnh miền Trung... và có hoài bão xây dựng nền sân khâu dân tộc. Cách mạng tháng Tám, ông hào hứng chào đón cách mạng, và lên Việt Bắc tham gia kháng chiến.Tác giả đã xuất bản: Mấy vần thơ (thơ, 1935); Vàng và máu (truyện, 1934); Bên đường Thiên lôi (truyện, 1936),... Ngoài ra Thế Lữ viết nhiều kịch bản: Cụ Đạo sư ông (kịch, 1946); Đoàn biệt động (1947); Đợi chờ (1949); Tin chiến thắng Nghĩa Lộ (1952); Thế Lữ cũng là dịch giả của nhiều vở kịch của sếch-xpia, Gơ-tơ, Sin-le và Pô-gô-đin,...Thế Lữ là một trong những nhà thơ hàng đầu của phong trào Thơ mới. Bài Nhớ rừng đă gắn liền với tên tuổi của ông. Nói đến Thế Lữ không thể không nói đến Nhớ rừng.Sự xuất hiện của phong trào Thơ mới những năm đầu thế kỉ XX đã tạo ra sự bùng nổ mãnh liệt, một cuộc cách mạng thật sự trong địa hạt văn chương, nhất là thơ. Những thể thơ cũ (tiêu biểu từ thơ Đường luật) với khuôn khổ cứng nhắc, niêm luật gò bó đã không dung chứa nổi, không còn phù hợp với những tư tưởng, cảm xúc dào dạt, mới mẻ, lúc nào cũng chỉ chực tung phá. Đổi mới thể thơ, đổi mới hình thức câu thơ, các nhà thơ mới đồng thời đưa vào đó những dòng cảm xúc dạt dào, mạnh mẽ, tựa như những dòng nham thạnh bỏng đang tuôn chảy tràn trề. Nhớ rừng là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho trào lưu mới này Tặng xu Tặng quà Báo cáo Bình luận: 0 Gửi4918 Nghiêm Xuân Hậu ( ...06/01/2018 13:15:06C1,Đây nè bạn ơi, theo các ý này bạn lấy dẫn chứng và phân tích trong bài thơ là ok nhé Nội dung: Mượn lời con hổ trong vườn bách thú, tác giả kín đáo bộc lộ tình cảm yêu nước, niềm khát khao thoát khỏi cảnh đời nô lệ. Nghệ thuật:- Viết theo thể thơ 8 chữ hiện đại.- Sử dụng bút pháp lãng mạn với nhiều biện pháp nghệ thuật nhân hóa, đối lập, phóng đại, sử dụng từ ngữ hình ảnh giàu sức biểu cảm.- Nghệ thuật xây dựng hình tượng nghệ thuật có nhiều ý nghĩa: con hổ, rừng núi và vườn bách thú.- Có âm điệu biến hóa qua mỗi đoạn thơ nhưng thống nhất ở giọng điệu dữ dội, bi tráng trong toàn bộ tác phẩm. Tặng xu Tặng quà Báo cáo Bình luận: 0 Gửi1515 Quỳnh Anh Đỗ06/01/2018 19:06:47Ngoài sáng tác thơ, Thế Lữ còn viết truyện. Sau đó, ông chuyển sang hoạt động sân khấu và trở thành một trong những người có công đầu xây dựng ngành kịch nói ở nước ta.Bài thơ “Nhớ rừng” được Thế Lữ viết năm 1934, in trong tập “Mấy vần thơ” xuất bản năm 1935. Bài thơ mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn Bách thú để thể hiện ý chí căm hờn, u uất và niềm khát khao tự do mãnh liệt của tác giả cũng như những người bị giam cầm, bị nô lệ. Bài thơ mở đầu bằng câu thơ chứa đầy uất hận của tác giả:Gậm một khối căm hờn trong củi sắt.Bị nhốt trong củi sắt, căm hờn, uất hận đã chứa thành khối, gậm mãi mà chẳng tan, càng gậm càng cay đắng. .Chỉ còn biết nằm dài bất lực, đau khổ. Bị chế giễu, bị nhục nhằn tù hãm, trở thành thứ đồ chơi cho lũ người ngạo mạn, ngẩn ngơ. Lũ người ngạo mạn kia không ai khác chính là bọn thực dân cướp nước. Đau khổ nhất là chúa sơn lâm nay bị tầm thường hóa, vị thế trước đây nay bị đánh mất:Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơiVới cặp báo chuồng bên vô tư lự.Đó là một tâm trạng điển hình đầy bi kịch của chúa sơn lâm khi bị sa cơ, thất thế, bị giam cầm. Hiểu hoàn cảnh lịch sử đất nước khi bài thơ ra đời mới thấy tính chất đồng điệu trong nỗi cay đắng, tủi hờn của con hổ với nỗi tủi nhục của nhân dân ta khi sống trong xiềng xích nô lệ. Câu thơ tiếp theo gợi lại cuộc sống của con hổ nơi vườn bách thú:Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ.Tình thương và nỗi nhớ của con hổ cho thấy sự luyến tiếc, nhớ nhung cuộc sống mà nó từng trải qua, nhớ thưở tung hoành, nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già. Những khúc nhạc rừng hùng tráng, dữ dội. Chữ nhớ, chữ với và cách ngắt nhịp 4/2/2; 5/5; 4/2/2 làm gia tăng nỗi nhớ nhung của con hổ. Sự phong phú về nhạc điệu đã khắc họa đời sống nội tâm vô cùng mạnh mẽ của nhân vật oai hùng từng có một quá khứ oanh liệt. Những câu thơ tiếp theo là hồi ức đẹp về khung cảnh rừng xanh, nơi chúa sơn lâm một thời thông trị, nhưng nay chỉ còn trong kí ức:Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,Ta biết ta là chúa tể cả muôn loài,Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.Nào đâu những đêm vàng bên bờ suốiTa say mồi đứng uổng ánh trăng tan?Các động từ gào, thét, hét miêu tả khúc trường ca dữ dội của núi rừng, suối ngàn thiêng liêng và hùng tráng. Đó là những câu thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới. Tiếp đó, chúa sơn lâm mới trở về với thực tại: ta nằm dài, ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ. Các từ ta xuất hiện trong câu làm xuất hiện vẻ kiêu hãnh tự hào của chúa sơn lâm. Hình ảnh chúa sơn lâm được khắc họa trong chiều sâu tâm linh, trong chiều cao uy quyền được khẳng định. Khi chúa bước lên là muôn loài đều nể phục, tuy nhiên thời vàng son ấy nay không còn nữa.Các câu hỏi tu từ liên tiếp xuất hiện: nào đâu những, đâu những ngày, đâu những bình minh, đâu những chiều làm cho nỗi nhớ thêm dâng trào. Vào mỗi thời điểm trong ngày là một khoảnh khắc tự do và oai hùng của con hổ. Trong cuộc sống có ánh trăng và suối, có mưa rừng, có bình minh, có tiếng chim ca... Đoạn thơ nói về những nỗi nhớ của con hổ như một bức tranh nghệ thuật diễn tả quá khứ hào hùng của chúa sơn lâm. Chúa sơn lâm có lúc mơ mộng giữa cảnh suối trăng, có lúc trầm ngâm trong chiêm nghiệm, có lúc nén xuống, kiên nhẫn đợi chờ. Những câu thơ nói về hồi tưởng của con hổ là những câu hay nhất trong bài:Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngànTa lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?Đâu những chiều lênh láng máu sau rừngTa đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?Sau một nỗi nhớ vàng son, oanh liệt, chúa sơn lâm chợt tỉnh mộng, trở về với thực tại là cũi sắt, là cái khung cảnh giả tạo do con người đặt ra, chúa sơn lâm cảm thấy đau đớn và cay đắng vô cùng. Lời than của con hổ cũng là tiếng than vãn của những người dân lầm than bị áp bức bóc lột. Sự kết hợp giữa cảm thán với câu hỏi tu từ làm dội lên một lời thơ, một tiếng than của chúa bị sa cơ. Đó cũng là tiếng thở dài của những người khao khát tự do ngày ấy:Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?Câu thơ: Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu gợi lại nỗi niềm của con hổ. Để rồi sau đó chúa sơn lâm chỉ biết nhắn gửi với lời lẽ thiết tha, bồn chồn. Tặng xu Tặng quà Báo cáo Bình luận: 0 Gửi179 Nguyễn Thảo06/01/2018 20:46:281, Câu đầu có 5 thanh trắc, 3 thanh bằng thể hiện nỗi căm tức, uất hận. Câu 2 có 7 thanh bằng và chỉ 1 thanh trắc, nó như 1 tiếng thở dài ngao ngán. Từ "Gậm" chứa đầy sự uất ức, căm hờn, còn từ "Ta" thể hiện sự kiêu hãnh, tự hào về giá trị đích thực của "mình" (con hổ). Từ đó nói lên được tâm trạng chán ngán bất lực, căm giận, nhức nhối không lối thoát của con hổ.Và sang khổ 2, tác giả dùng một loạt những từ ngữ: bóng cả, cây già, gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, khúc trường ca, lá gai cỏ sắc, dấu thảo hoa; và những động từ mạnh: gào, thét, hét như vẽ lên một bức tranh tứ bình tuyệt đẹp. Đó là nơi núi rừng hoang sơ, hùng vĩ, rực rỡ với 1 sức sống mãnh liệt. Và trong đó, hình ảnh con hổ cũng rất ngang tàng, lẫm liệt, uy nghi, kiêu hãnh và đầy uy lực dũng mãnh.Ở khổ ba, tác giả sử dụng 1 loạt điệp từ, câu hỏi tu từ kết hợp câu cảm thán bộc lộ niềm nuối tiếc hoài niệm và sự uất hận.Đến khổ 4 và 5 nói lên cảnh thực tại tầm thượng, sửa sang, giả tạo đối lập với hình cảnh núi rừng oai linh, hùng vĩ. Càng bộc lộ nỗi nuối tiếc tự do, khao khát sống tự do mãnh liệt.Tóm lại, trong bài thơ Nhớ Rừng, tác giả đã sử dụng những nghệ thuật rất đặc sắc: câu thơ cảm hứng lãng mạn, giàu chất tạo hình, gợi rõ phong thái, hình ảnh 1 vị chúa tể; giàu nhạc điều, sử dụng điệp ngữ, câu hỏi tu từ và câu cảm thán một cách khéo léo. Tặng xu Tặng quà Báo cáo Bình luận: 0 Gửi355 Phương Lam08/01/2018 16:15:39Nghệ thuật của bài Nhớ Rừng:- Sử dụng bút pháp lãng mạn, với nhiều biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, đối lập, phóng đại, sử dụng từ ngữ gợi hình, giàu sức biểu cảm.- Xây dựng hình tượng nghệ thuật có nhiều tầng ý nghĩa.- Có âm điệu thơ biến hóa qua mỗi đoạn thơ nhưng thống nhất ở giọng điệu dữ dội, bi tráng trong toàn bộ tác phẩm. Tặng xu Tặng quà Báo cáo Bình luận: 0 Gửi Trả lời nhanh trong 10 phút và nhận thưởng Đấu trường tri thức +500K Chỉ ra những đặc điểm đặc sắc trong nghệ thuật của bài thơ Nhớ rừngNhớ rừng Thế LữNgữ văn - Lớp 8Ngữ vănLớp 8Bạn hỏi - Lazi trả lời
Bạn muốn biết điều gì?
GỬI CÂU HỎIHọc tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệmCâu hỏi mới nhấtNhận biết một số chất tinh khiết? (Khoa học - Lớp 6)
1 trả lờiMột trong những chính sách phát triển kinh tế được a-cơ-ba thi hành là (Lịch sử - Lớp 7)
2 trả lờiX-1/3=2-x/-2 (Toán học - Lớp 7)
1 trả lờiComplete the sentences (Tiếng Anh - Lớp 5)
1 trả lờiDựa vào Hình 2.1, Hình 2.2 và gọi tên: (Toán học - Lớp 6)
1 trả lời Xem thêm Câu hỏi liên quanTìm từ ghép và từ láy có tiếng lặng (Tiếng Việt - Lớp 4)
4 trả lờiTìm điều kiện xác định của biểu thức A. Rút gọn biểu thức A (Toán học - Lớp 8)
2 trả lờiTìm từ ghép là động từ có tiếng hát, từ ghép là danh từ có tiếng hát (Tiếng Việt - Lớp 4)
4 trả lờiHòa tan 18,4g hh 2 kim loại hóa trị II và hóa trị III trong dd HCl (vừa đủ), nguời ta thu được dd A và khí B. Đốt cháy hoàn toàn lượng khí B thu được 9g nước. Cô cạn dd A thu được a gam hh khan. Tính a? (Hóa học - Lớp 9)
1 trả lờiCho tam giác ABC có AB = 20cm, AC = 25cm. Trên AB lấy điểm D sao cho AD = 15cm, trên AC lấy điểm E sao cho AE = 20cm (Toán học - Lớp 5)
1 trả lờiHôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |
Thưởng th.11.2024 |
Bảng xếp hạng |
Trang chủ | Giải đáp bài tập | Đố vui | Ca dao tục ngữ | Liên hệ | Tải ứng dụng Lazi |
Giới thiệu | Hỏi đáp tổng hợp | Đuổi hình bắt chữ | Thi trắc nghiệm | Ý tưởng phát triển Lazi | |
Chính sách bảo mật | Trắc nghiệm tri thức | Điều ước và lời chúc | Kết bạn 4 phương | Xem lịch | |
Điều khoản sử dụng | Khảo sát ý kiến | Xem ảnh | Hội nhóm | Bảng xếp hạng | |
Tuyển dụng | Flashcard | DOL IELTS Đình Lực | Mua ô tô | Bảng Huy hiệu | |
Đấu trường tri thức | Thơ văn danh ngôn | Từ điển Việt - Anh | Đề thi, kiểm tra | Xem thêm |
Từ khóa » đặc điểm Hồn Thơ Của Thế Lữ
-
Tiểu Sử Và Cuộc đời Sự Nghiệp Sáng Tác Của Nhà Thơ Thế Lữ - Reader
-
Nhà Thơ Thế Lữ - Một Tài Năng Muôn Mặt
-
Thế Lữ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thế Giới Nghệ Thuật Thơ Thế Lữ - Tài Liệu Text - 123doc
-
Giới Thiệu Về Nhà Thơ Thế Lữ Và Bài Thơ Nhớ Rừng - Thủ Thuật
-
Cuộc đời Sự Nghiệp Tác Giả Nhà Thơ, Nhà Văn... Thế Lữ - Áo Kiểu Đẹp
-
Thế Lữ Người Khai Sáng Phong Trào Thơ Mới
-
Thế Lữ- Người Khai Sáng Phong Trào Thơ Mới
-
Nhà Thơ Thế Lữ - Một Tài Năng Muôn Mặt - Báo Gia Lai
-
Phân Tích Bài Thơ Nhớ Rừng Của Thế Lữ | Văn Mẫu 8
-
Phân Tích Nhớ Rừng Của Thế Lữ (11 Mẫu) - Văn 8
-
NHÌN LẠI CON ĐƯỜNG NGHỆ THUẬT THẾ LỮ
-
Thuyết Minh Về Nhà Thơ Thế Lữ Và Bài Thơ Nhớ Rừng - Wiki Secret
-
Top 7 Mẫu Phân Tích Bài Thơ Nhớ Rừng Hay Chọn Lọc