Chỉ Số API Của Dầu Nhớt Và Các Thông Số Kĩ Thuật Số
Có thể bạn quan tâm
Chỉ số API của dầu nhớt thường thấy trên bao bì của mỗi chai dầu nhớt xe ô tô hoặc xe thương mại đều có 1 ký hiệu hình tròn API đi kèm với các ký tự như SN, SM, SL hoặc CK, CI, CF (trong thực tế, các cấp độ CK-4 là nâng cấp bổ sung thêm hiệu suất cho tính năng gốc CK). Vậy thì các ký hiệu đó có ý nghĩa gì? Các tiêu chuẩn API có quan trọng không? Hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài phân tích dưới đây.
Chỉ số API của dầu nhớt là gì?
API chính là chữ viết tắt của American Petroleum Institute – Viện Hóa Dầu Mỹ. Đây là hiệp hội thương mại lớn nhất của Mỹ trong ngành công nghiệp dầu khí. API là đại diện cho khoảng 650 tập đoàn trong ngành sản xuất, sàng lọc, phân phối, và các lĩnh vực liên quan của ngành dầu khí.
Được thành lập vào năm 1919, API có chức năng:
- Thiết lập và chứng nhận các tiêu chuẩn cho dầu nhớt.
- Nghiên cứu liên quan đến nhiều khía cạnh của ngành công nghiệp dầu khí.
- Hỗ trợ ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt tự nhiên của Hoa Kỳ ngày càng vững mạnh.
- Hỗ trợ nghiên cứu các tác động về kinh tế, độc tính và môi trường.
Tiêu chuẩn dầu nhớt API có ý nghĩa gì?
Chứng chỉ API dành cho dầu nhớt động cơ xe là các chứng nhận của hiệp hội dầu khí Hoa Kỳ xác thực cho một loại dầu động cơ đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng và hiệu suất theo yêu cầu của các nhà sản xuất thiết bị nguồn (Original Equipment Manufacturers – OEMs).
Ví dụ các OEMs như: Mercesdes-Benz, Audi, BMW, Porsche, Man, Volvo, Detroit, Cummins, …
API chia theo cấp độ để phân loại chất lượng của nhớt động cơ xăng và diesel. Tiêu chuẩn API được áp dụng rộng rãi ở Mỹ và trên thế giới từ những năm 60 của thế kỷ trước. Để đáp ứng yêu cầu bôi trơn của các động cơ thế hệ mới, cứ 4-5 năm lại có một cấp API mới ra đời.
Những đánh giá này bao gồm cả tính chất hóa học và tính chất vật lý. Dựa trên các phương pháp thử nghiệm so sánh như: định lượng độ lắng cặn của động cơ (Quantify engine sludge), sự oxy hóa (Oxidation), sự hao mòn các các bộ phận (Component wear), mức tiêu thụ dầu (Oil consumption), cặn pít-tông (Piston Deposits), và khả năng tiết kiệm nhiên liệu (Fuel Economy).
API được định nghĩa gồm 2 ký tự:
– Ký tự đầu tiên dùng để quy định loại nhiên liệu mà động cơ sử dụng. (C đối với trường hợp động cơ sử dụng dầu diesel hoặc S đối với trường hợp động cơ sử dụng xăng)
– Ký tự thứ hai đại diện cho cấp chất lượng của nhớt, được quy định theo thứ tự bảng chữ cái: A, B, C, D, E….M, N. Càng về sau trong bảng chữ cái thì cấp chất lượng nhớt càng cao. Vì vậy, hiện nay chúng ta có N là chuẩn tốt nhất trên thế giới hiện nay.
Kết hợp cả ký tự thứ nhất và ký tự thứ hai. Chúng ta có một số loại API phổ biến của các loại nhớt hiện nay trên thị trường gồm: SG, SJ, SM, SN…
Càng về sau trong danh sách, chỉ số API càng cao hơn
Một loại nhớt có API càng cao thì độ biến đổi độ nhớt theo nhiệt độ càng thấp. Cùng với đó là khả năng trung hòa cặn bẩn của nhớt cũng tốt hơn. Vì vậy, sử dụng những loại nhớt có API cao sẽ giúp xe bạn được bôi trơn và bảo vệ tốt hơn.
VD: một loại nhớt có độ nhớt (độ đặc) là 50 nhưng có API thấp thì khi hoạt động trong môi trường nhiệt độ cao, loại nhớt này chỉ còn lại độ nhớt 10.
Trong khi một loại nhớt khác có độ nhớt (độ đặc) là 40 nhưng lại có API cao. Khi hoạt động trong môi trường nhiệt độ cao, loại nhớt này vẫn duy trì được độ nhớt 20-25.
JASO: Là tiêu chuẩn của Tổ Chức Phân Loại Ôtô Nhật Bản, được phân thành các loại sau:
– JASO MA và JASO MA2: nhớt dành cho các loại xe số 4 thì.
– JASO MB: dành cho các loại xe tay ga.
– JASO FC và JASO FD: dành cho xe số 2 thì.
Chỉ số API của dầu nhớt Động Cơ Diesel
Theo API, hiện nay, các cấp độ công nghệ dầu nhớt phù hợp với các thế hệ động cơ diesel mới chỉ từ CH-4, CI-4, CJ-4 và CK-4. Còn các chuẩn như CF, CF-4, CG-4 thì chỉ phù hợp với các loại động cơ sản xuất trước 2009.
Còn từ CG trở về trước đã không còn được sử dụng nữa cho các loại động cơ sản xuất sau 2009.
Chỉ số API của dầu nhớt Động Cơ Xăng:
Tính đến 2019, tiêu chuẩn API SN tiêu chuẩn mới nhất cho dầu nhớt động cơ xăng. Tiêu chuẩn SN được thiết kế để cung cấp khả năng bảo vệ cho pít-tông ở nhiệt độ cao (improved high temperature deposit protection for pistons), khả năng chống lắng cặn (more stringent sludge control), và bịt kín các kẻ hở (seal compatibility).
Tiêu chuẩn SN plus chỉ là bổ sung thêm hiệu quả cho nền tảng công nghệ dầu nhớt SN. API cũng dự kiến sẽ công bố chứng nhận cho các loại dầu nhớt thế hệ mới nhất API SP vào tháng 5/2020.
Trân trọng cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm !
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ :
CÔNG TY TNHH DẦU NHỜN NHẬP KHẨU
CN1: M1-14 tòa nhà Golden King số 15 Nguyễn Lương Bằng, P.Tân Phú, Q7, HCM
CN2: Số nhà 21- Ngách 43, Ngõ 59 Đường Mễ Trì, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Email: daunhotpowerup@gmail.com
Hotline Miền Nam: 0367.111.666
Hotline Miền Bắc: 0782.65.8888
Từ khóa » Tiêu Chuẩn Api Của Nhớt
-
TIÊU CHUẨN DẦU NHỚT API LÀ GÌ? - KNC Co.,Ltd
-
TIÊU CHUẨN API CỦA DẦU NHỚT
-
Chi Tiết Về Hiệp Hội – Tiêu Chuẩn API Của Dầu Nhớt
-
Tiêu Chuẩn API Trong Dầu Nhớt Là Gì? Đây Là Câu Trả Lời
-
Tiêu Chuẩn Dầu Nhớt động Cơ Mới API SP Phù Hợp Cho động Cơ Nào?
-
TIÊU CHUẨN API LÀ GÌ ? - Liqui Moly Vietnam
-
Tiêu Chuẩn API Là Gì - Yên Hưng
-
CHỈ SỐ CẤP NHỚT API - GBOIL
-
Đánh Giá Chất Lượng Nhớt Qua Chỉ Số SAE Và API
-
Tiêu Chuẩn Dầu Nhớt Quốc Tế ít Người Biết
-
Những ưu điểm Vượt Trội Của Dầu Nhớt Chuẩn API SP
-
GIẢI ĐÁP TIÊU CHUẨN SAE, API, JASO TRÊN BAO BÌ CHAI NHỚT ...
-
API | CASTROL VIỆT NAM
-
Hướng Dẫn Tổng Quan Về Tiêu Chuẩn Dầu động Cơ Mới Nhất API SP