Chỉ Số AST (SGOT) Trong Máu Là Gì? | BvNTP
Có thể bạn quan tâm
AST (SGOT) là gì?
AST (hay còn gọi là SGOT) là một loại enzym có nhiều trong các tế bào gan và thận, xuất hiện số ít ở cơ tim và cơ bắp, não. Enzym này sẽ phóng thích vào máu nếu một trong các cơ quan đó bị tổn thương, hoặc có nhiều tế bào gan bị hoại tử. Giới hạn bình thường của AST từ 5 – 40 đơn vị trong 1 lít huyết thanh, được kí hiệu là U/L hoặc UI/L. Nếu chỉ số AST cao hơn giới hạn đó thì được xem như là cảnh báo về sự tổn thương gan.
Xét nghiệm AST (SGOT) khi nào?
-
Xét nghiệm AST được bác sĩ chỉ định xét nghiệm khi bệnh nhân có các dấu hiệu tổn thương gan như:
– Vàng mắt, vàng da, sẩn ngứa
– Mệt mỏi, thể trạng suy nhược, chán ăn.
– Chướng bụng hoặc sưng
– Phù nề ở chân và mắt cá chân
– Nước tiểu sẫm màu.
-
Ngoài ra bác sĩ cũng chỉ định xét nghiệm này đối với những trường hợp:
– Béo phì
– Nghi ngờ lây nhiễm viêm gan B
– Uống thuốc có nguy cơ gây tổn thương gan
– Sử dụng quá nhiều đồ uống chứa cồn
– Bị gan nhiễm mỡ không do rượu
– Tiểu đường hoặc mắc các hội chứng chuyển hóa.
-
Xét nghiệm này còn được dùng để kiểm tra kết quả của các phương pháp điều trị.
Kết quả xét nghiệm AST (SGOT)
Chỉ số AST tăng nhẹ
Chỉ số AST tăng nhẹ nghĩa là mức độ tổn thương gan còn thấp. Thường gặp trong trường hợp viêm gan do virus cấp, xơ gan, di căn gan, hay viêm gan vùng mạn, hoặc có thể do tắc mật. AST cũng có thể tăng lên do cơn đau tim hoặc chấn thương cơ.
Chỉ số AST tăng vừa
Chỉ số cao hơn mức giới hạn trung bình từ 2 đến 8 lần được gọi là AST tăng vừa, thường gặp ở những người viêm gan do uống quá nhiều rượu bia.
Chỉ số AST tăng cao
Trường hợp tế bào gan bị hoại tử như viêm gan do virus cấp, do mạn tính, trụy mạch kéo dài, gan bị tổn thương do hóa chất, thuốc độc thì AST sẽ tăng cao.
Nguyên nhân khiến chỉ số AST tăng cao
– Viêm gan siêu vi: Bao gồm viên gan A, B, C thường xuất hiện với các chi số men gan cao. Bệnh biểu hiện qua các triệu chứng nhiễm trùng như đau bụng, mệt mỏi, vàng da, nước tiểu sẫm mầu
– Viêm gan tự miễn: Các tế bào gan bị chính hệ miễn dịch của cơ thể tấn công dẫn đến gan bị viêm, từ đó làm tăng các chỉ số men gan. Chưa xác định được nguyên nhân nhưng người bệnh sẽ có triệu chứng mệt mỏi, biếng ăn, đau cơ, phù nề.
– Viêm gan do bia rượu: Là nguyên nhân chính làm các chỉ số men gan tăng cao. Mức độ tổn thương gan do bia rượu gây ra tỉ lệ thuận với nồng độ các chỉ số men gan tăng.
– Gan nhiễm mỡ không do rượu: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất làm các chỉ số men gan tăng cao nhưng lại thường bị bỏ qua do chủ quan cho rằng nó lành tính mà không ngờ được rằng ở giai đoạn phát triển nó có thể xảy ra các biến chứng như xơ gan hay ung thư gan.
– Viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan, tắc nghẽn lưu lượng máu đến gan đều là những nguyên nhân làm men gan tăng cao.
– Bệnh về đường mật: Sỏi mật, viêm túi mật, giun chui ống mật, tắc đường mật thường liên quan tới gan. Bởi khi đường dẫn mật bị phù nề hoặc dịch mật bị tắc nghẽn sẽ tác động lên gan, khiến chỉ số men gan tăng.
– Thuốc: Có nhiều loại thuốc khi dùng quá liều sẽ gây độc, làm tổn thương gan và làm tăng men gan như thuốc giảm đau Aspirin, Paracetamol, Ibuprofen và Naproxen và thuốc kháng sinh Amoxicillin, Isoniazid,…
– Ngoài ra còn có một số nguyên nhân không liên quan tới bệnh lý gan làm tăng men gan như: đau tim, sốt rét, vận động mạnh, chấn thương cơ, loạn dưỡng cơ tiến triển, viêm da cơ, hoại thư, mang thai, viêm tụy cấp tính, tắc mạch phổi, bệnh huyết tán…
Yếu tố ảnh hưởng đến xét nghiệm AST
– Sử dụng rượu bia thuốc lá sẽ làm ảnh hưởng tới chỉ số AST khi xét nghiệm
– Mẫu hồng cầu vỡ
– Một số loại thuốc allopurinol, acetaminophen hay một số loại kháng sinh, thuốc tránh thai có tác dụng làm tăng cao nồng độ AST trong máu. Trifluoperazine, metronidazol thì làm giảm hoạt độ AST.
Thường xuyên làm các xét nghiệm men gan sẽ rất hữu ích cho việc đánh giá chức năng gan. Tuy nhiên để chẩn đoán chính xác các bệnh về gan thì AST chưa phải là chỉ số đặc hiệu mà cần thực hiện các xét nghiệm khác để phối hợp phân tích chẩn đoán.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
Từ khóa » Chức Năng Gan Sgot Là Gì
-
Xét Nghiệm SGOT Có Mục đích Gì? | Vinmec
-
Xét Nghiệm SGOT Thường được Chỉ định Khi Nào? | Medlatec
-
Chỉ Số Xét Nghiệm SGOT Là Gì? Khi Nào Cần Xét Nghiệm SGOT ?
-
SGOT Là Gì? Xét Nghiệm SGOT Có Quan Trọng Không?
-
[TÌM HIỂU] Chỉ Số AST (SGOT) Trong Máu Là Gì?
-
Chỉ Số SGOT Và SGPT Là Gì? | Bệnh Viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
-
Chỉ Số AST (SGOT), ALT (SGPT), GGT Bao Nhiêu Là Cao? - HEWEL
-
Xét Nghiệm Chức Năng Gan SGPT, SGOT, GGT Tại Đà Nẵng
-
AST (SGOT) Là Gì? AST Cao Bao Nhiêu Là Nguy Hiểm - Men Gan Cao
-
Chỉ Số AST (SGOT) Trong Máu Là Gì? Khi Nào Bị Gan?
-
Chỉ Số AST (SGOT) Là Gì? AST Trong Máu Cao Có Nguy Hiểm?
-
Chỉ Số Men Gan SGOT Nói Gì Về Tình Trạng Của Gan? - ISofHcare
-
XÉT NGHIỆM MEN GAN - SGOT, SGPT BAO NHIÊU LÀ CAO?
-
Tổng Quan Về Phương Pháp Xét Nghiệm SGOT - Docosan