Tổng Quan Về Phương Pháp Xét Nghiệm SGOT - Docosan
Có thể bạn quan tâm
Có thể nhận thấy rằng xét nghiệm SGOT là một trong những xét nghiệm máu được chỉ định thường quy đối với bệnh nhân gặp vấn đề về gan. Chỉ số SGOT thường đi cùng với chẩn đoán tổn thương gan, đồng thời sự biến thiên của chỉ số này còn có nhiều ý nghĩa, phản ánh mức độ và tiến triển của bệnh. Để hiểu rõ hơn về phương pháp xét nghiệm này, mời bạn đọc cùng Docosan tham khảo bài viết dưới đây.
Tóm tắt nội dung
- 1 SGOT là gì?
- 2 Tác dụng của xét nghiệm SGOT
- 3 Những ý nghĩa xét nghiệm SGOT
- 4 Xét nghiệm SGOT như thế nào?
- 4.1 Lấy bệnh phẩm
- 4.2 Lưu ý lúc lấy máu làm xét nghiệm
- 4.3 Giá trị bình thường của SGOT
- 5 Nguyên nhân tăng nồng độ SGOT
- 5.1 Bệnh lý tuyến tụy
- 5.2 Bệnh lý tim
- 5.3 Các bệnh lý gan
- 5.3.1 Nếu SGOT / SGPT < 1 hay AST / ALT < 1
- 5.3.2 Nếu SGOT / SGPT > 1 hay AST / ALT > 1
- 5.4 Các bệnh lý cơ
- 5.5 Nguyên nhân khác
- 6 Phòng Khám nhận xét nghiệm SGOT
- 7 Kết luận
SGOT là gì?
SGOT – Serum Glutamat Oxaloacetate Transaminase hay còn gọi là AST – Aspartate Aminotransferase, hay tên gọi này đồng nghĩa với nhau. Đây là enzym chuyển hóa tế bào có nhiệm vụ xúc tác phản ứng sau:
L – Aspartate + α Oxoglutamate ⇔ Oxaloacetate + L – glutamate.
Các SGOT hay AST có trong bào tương và trong bào quan ty thể của tế bào mô cơ quan sau (theo trình tự tăng dần) gồm:
- Tuyến tụy
- Thận
- Cơ xương
- Gan
- Tim
SGOT tăng lên trong máu người bệnh khi xảy ra tình trạng tổn thương hay chết của các tế bào chứa enzyme này. Các SGOT có thời gian bán hủy trong máu là 17h.
Tác dụng của xét nghiệm SGOT
Xét nghiệm SGOT giúp xác định có tình trạng phân hủy tế bào trong các mô cơ quan hay không, nhất là các mô có nguồn gốc từ cơ tim, gan và cơ vân. Vì vậy, xét nghiệm SGOT giúp định lượng nồng độ enzym transaminase thường được chỉ định để:
- Đánh giá tình trạng tổn thương tế bào cơ tim trong nhồi máu cơ tim, nhưng hiện nay ít còn được sử dụng.
- Đánh giá tổn thương và sự chết của tế bào gan do nhiều nguyên nhân khác nhau
- Theo dõi tác động của độc tố trên mô tế bào gan của các thuốc sử dụng có tác dụng phụ nguy cơ gây độc cho gan.
Những ý nghĩa xét nghiệm SGOT
- Xét nghiệm SGOT hữu ích trong bệnh lý tim để phát hiện nhồi máu cơ tim hay viêm cơ tim cấp, trong nhồi máu cơ tim giá trị SGOT tăng lên sớm ngay từ giờ thứ 4 sau khi thiếu máu cơ tim cục bộ và trở lại mức bình thường vào ngày thứ 3. Nói chung, giá trị của SGOT sẽ tăng giảm song hành với giá trị của CK và phản ánh mức độ lan rộng hoại tử của cơ tim.
- Xét nghiệm này cho phép xác định một bệnh lý gan và theo dõi diễn tiến của bệnh giúp tiên lượng và thay đổi điều trị phù hợp.
- Xét nghiệm được coi là một phương pháp sàng lọc nhạy nhất để phát hiện tình trạng tổn thương tế bào gan do virus hay do thuốc vì tăng nồng độ enzyme gan có thể hiện diện trước tình trạng tăng bilirubin máu đến hàng tuần
- Xét nghiệm không thể thiếu được để tiếp tục theo dõi các bệnh nhân đang điều trị thuốc kháng lao, thuốc hóa trị ung thư cũng như thuốc có chuyển hóa tại gan vì nguy cơ viêm gan do thuốc rất cao.
- Kết quả của xét nghiệm kết hợp với SGPT, nếu tỷ lệ SGOT / SGPT > 1 và có tăng Gamma globulin máu kèm giảm nồng độ antithrombin III sẽ rất gợi ý có tình trạng xơ gan.
Xét nghiệm SGOT như thế nào?
Lấy bệnh phẩm
Định lượng SGOT thực hiện trên huyết thanh của bệnh nhân và không phải yêu cầu phải nhịn đói trước khi lấy mẫu xét nghiệm SGOT đơn thuần.
Tuy nhiên đối với một số thuốc đang sử dụng có ảnh hưởng đến tế bào gan cần khai báo cho bác sĩ biết và có thể không được uống trước khi lấy máu xét nghiệm.
Lưu ý lúc lấy máu làm xét nghiệm
- Nhân viên xét nghiệm có thể bảo quản máu bệnh nhân trong 24h ở nhiệt độ phòng hay 48h ở 20 đến 24 độ C, vì hoạt độ của SGOT huyết thanh tương đối ổn định tốt.
- Tách hồng cầu phải được tiến hành cẩn thận và nhanh để hạn chế vỡ hồng cầu làm kết quả xét nghiệm không chính xác
- Khi muốn đánh giá tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim thì cần xét nghiệm nồng độ SGOT trong vòng 3 ngày liên tiếp khi bệnh nhân nhập viện với bệnh cảnh có đau thắt ngực và sau đó 1 tuần.
Giá trị bình thường của SGOT
Khi ở nhiệt độ cơ thể bình thường, nồng độ SGOT trong huyết tương ở nam là nhỏ hơn 35 UI/L và ở nữa là nhỏ hơn 25 UI/L.
Nếu bệnh nhân có kết quả cao trên ngưỡng này từ 2 lần trở lên thì cần đánh giá bởi bác sĩ chuyên khoa.
Nguyên nhân tăng nồng độ SGOT
Bệnh lý tuyến tụy
Các tổn thương gây ảnh hưởng chức năng nội tiết của tạng tụy, ví dụ như tình trạng Viêm tụy cấp sẽ thúc đẩy phóng thích nhiều SGOT và khi xét nghiệm máu sẽ phát hiện SGPT tăng cao bất thường.
Bệnh lý tim
Các bệnh lý xảy ra tại tim sẽ có chỉ số SGOT/SGPT > 1 hay AST/ALT > 1, một số bệnh thường gặp như
- Nhồi máu cơ tim
- Viêm cơ tim
- Chèn ép tim ngoài lồng ngực
- Phẫu thuật tim, sau thủ thuật thông tim cấp cứu
- Suy tim mất bù và gan xung huyết
Các bệnh lý gan
Nếu SGOT / SGPT < 1 hay AST / ALT < 1
- Viêm gan do virus: Viêm gan A, B, C, D hoặc E; tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng, viêm gan do cytomegalovirus
- Viêm gan do thuốc: rifampicin, INH, heparin
- Viêm gan nhiễm độc: CCI4, amanit phalloid
- Tắc mật do các nguyên nhân sỏi hay giun chui ống mật
- Hoại tử mô tế bào gan.
Nếu SGOT / SGPT > 1 hay AST / ALT > 1
- Bệnh xơ gan
- Viêm gan do rượu
- Thâm nhiễm gan: do ung thư di căn, nhiễm sarcoid, lao, u lympho, lupus ban đỏ
Các bệnh lý cơ
- Viêm đa cơ
- Bệnh loạn dưỡng cơ của Duchenne
- Tăng thân nhiệt ác tính
Nguyên nhân khác
- Chấn thương não
- Ung thư di căn xương
- Sản phụ tiền sản giật
- Nhồi máu phổi
- Bỏng nặng
- Ung thư tuyến tiền liệt
Phòng Khám nhận xét nghiệm SGOT
- Trung tâm chẩn đoán và xét nghiệm y khoa Điag – Medical Điag center – Q.10
- Trung tâm chẩn đoán và xét nghiệm y khoa Điag – Medical Điag center – Q.1
- Trung tâm chẩn đoán và xét nghiệm y khoa Điag – Medical Điag center – Tp. Thủ Đức
Kết luận
Xét nghiệm SGOT là một xét nghiệm sinh hóa máu hữu ích trong quy trình chẩn đoán các bệnh lý ngoài gan hoặc tại gan gây tác động xấu đến chuyển hóa bình thường tế bào gan. Tất cả các quá trình bệnh lý bất thường tác động tới các chức năng gan cần được xác minh rõ vì đều có thể là nguyên nhân gây tăng hoạt độ SGOT trong máu bệnh nhân.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
- SGOT test – Health Line
- What does the SGOT blood test mean? – Medical News Today
Từ khóa » Chức Năng Gan Sgot Là Gì
-
Xét Nghiệm SGOT Có Mục đích Gì? | Vinmec
-
Xét Nghiệm SGOT Thường được Chỉ định Khi Nào? | Medlatec
-
Chỉ Số Xét Nghiệm SGOT Là Gì? Khi Nào Cần Xét Nghiệm SGOT ?
-
SGOT Là Gì? Xét Nghiệm SGOT Có Quan Trọng Không?
-
[TÌM HIỂU] Chỉ Số AST (SGOT) Trong Máu Là Gì?
-
Chỉ Số SGOT Và SGPT Là Gì? | Bệnh Viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
-
Chỉ Số AST (SGOT), ALT (SGPT), GGT Bao Nhiêu Là Cao? - HEWEL
-
Xét Nghiệm Chức Năng Gan SGPT, SGOT, GGT Tại Đà Nẵng
-
Chỉ Số AST (SGOT) Trong Máu Là Gì? | BvNTP
-
AST (SGOT) Là Gì? AST Cao Bao Nhiêu Là Nguy Hiểm - Men Gan Cao
-
Chỉ Số AST (SGOT) Trong Máu Là Gì? Khi Nào Bị Gan?
-
Chỉ Số AST (SGOT) Là Gì? AST Trong Máu Cao Có Nguy Hiểm?
-
Chỉ Số Men Gan SGOT Nói Gì Về Tình Trạng Của Gan? - ISofHcare
-
XÉT NGHIỆM MEN GAN - SGOT, SGPT BAO NHIÊU LÀ CAO?