Chỉ Số đường Huyết Bao Nhiêu Thì Bị Tiểu đường Thai Kỳ?

  • Trang chủ
  • Biến chứng tiểu đường Thông tin bệnh Phương pháp điều trị Chế độ dinh dưỡng
  • Sản phẩm hỗ trợ
  • Hỏi đáp
  • Chia sẻ
  • Đặt hàng
  • Liên hệ
  • Điểm bán
  1. Trang chủ
  2. Hỏi – đáp
Chỉ số đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường thai kỳ? 20/05/2014 0 lượt xem
  • Icon

    Bác sĩ cho em hỏi, khi em có bầu 31 tuần đã làm xét nghiệm glucose máu tại bệnh viện tỉnh Nghệ An có các chỉ số như sau: lúc đói = 5,0; glucose sau 1 giờ = 11,3; glucose sau 2 giờ = 6,6. Bác sĩ kết luận em bị đái tháo đường thai kỳ và hướng dẫn điều chỉnh ăn uống chứ không uống thuốc điều trị. Bây giờ thai em đã được 33 tuần em lại được bác sĩ ở bệnh viện phụ sản TW chỉ định kiểm tra lại lượng đường trong máu. Bác sĩ chỉ bảo em là kiêng ăn đường và hạn chế ăn chất bột chứ không nói là em có bị đái tháo đường nữa hay không. Vậy đường huyết bao nhiêu sẽ mắc tiểu đường thai kỳ? Chỉ số của em: xét nghiệm lần 2 lúc đói 4.8, sau ăn 1h 11.6, sau 2h 7.0 có mắc bệnh không? Mong bác sĩ giải đáp giúp. Em cảm ơn bác sĩ rất nhiều.

    Icon

    Chào bạn,

    Xét nghiệm dung nạp đường huyết đo chỉ số glucose máu trong thời gian mang thai là một xét nghiệm quan trọng, giúp phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm cho bé. Vậy chỉ số đường huyết bao nhiêu là an toàn, bao nhiêu là bị tiểu đường thai kỳ? Chúng tôi sẽ cùng bạn giải đáp ngay sau đây:.

    Tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường thai kỳ

    Bác sĩ sẽ kết luận bạn mắc tiểu đường thai kỳ thông qua kết quả nghiệm pháp dung nạp glucose. Nếu 1 trong 3 chỉ số cao hơn giới hạn, bạn đã mắc bệnh:

    + Đường huyết khi đói ≥ 5,1 mmol/l

    + Đường huyết sau ăn 1h ≥ 10,0 mmol/l

    + Đường huyết sau ăn 2h ≥ 8,5 mmol/l

    Cả 2 lần kiểm tra của bạn đều có kết quả lượng đường sau ăn 1h cao hơn giới hạn cho phép. Điều này có nghĩa bạn đã mắc tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng, chỉ cần kiểm soát đường huyết tốt bằng chế độ ăn, vận động, bạn và bé sẽ không gặp nguy hiểm gì.

    Chế độ ăn uống, tập luyện cho tiểu đường thai kỳ

    Phương pháp điều trị hàng đầu cho các bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ là điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, vận động, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

    - Chế độ ăn: Các chuyên gia của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến cáo, nhu cầu năng lượng hàng ngày trung bình cho 1 thai phụ là 1.800 - 2.500 calo. Trong đó, mẹ bầu cần ăn giảm mỡ, giảm tinh bột (cơm, bún, miến, phở…), ưu tiên cá, thịt nạc và tăng chất xơ. Các bữa ăn cần được chia làm nhiều lần trong ngày, tránh tình trạng ăn no quá hay để đói quá. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng thêm mẹo ăn rau vào đầu bữa trước khi ăn cơm và thay thế gạo trắng bằng gạo lứt để giảm đường huyết tốt hơn.

    - Tập luyện: Vì bạn đang mang thai nên bạn chỉ cần chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi dạo hay yoga cho bà bầu. Điều này vừa giúp bạn ổn định được chỉ số đường huyết vừa giúp bạn vượt cạn dễ dàng hơn trong thời gian sắp tới.

    Việc sử dụng thuốc cho bạn ở thời điểm này chưa hẳn cần thiết. Chỉ khi những biện pháp trên không có hiệu quả, bạn mới cần điều trị bằng thuốc tiêm để giảm đường huyết.

    Một điểm quan trọng khác mà mọi thai phụ cần tuân thủ khi bị đường huyết cao là thăm khám định kỳ theo lịch của bác sĩ. Bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả kiểm tra để kịp thời điều chỉnh kế hoạch điều trị, nhằm bảo vệ bé và bạn một cách tốt nhất.

    Dưới đây, chúng tôi gửi thêm 1 bài viết cụ thể về chế độ ăn cho thai phụ bị tiểu đường thai kỳ để bạn đọc thêm:

    Xem thêm: Chế độ ăn cho tiểu đường thai kỳ

    Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây, bạn sẽ không còn băn khoăn về câu hỏi chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc tiểu đường thai kỳ. Và bạn sẽ yên tâm chuẩn bị chào đón bé trong tương lai gần sắp tới.

    Nếu muốn được tư vấn thêm, hãy gọi cho chúng tôi theo số 0936.057.996

    Điện thoại

    Chúc gia đình bạn sức khỏe!

    Thân mến!

Câu hỏi chuyên gia

Gửi câu hỏi Bình luận Tên* Điện thoại* Gửi bình luận Câu hỏi khác
  • [Giải đáp] Tiểu đường bị suy thận dùng Hộ Tạng Đường được không?

  • [Giải đáp] Cách làm mau lành vết thương ở người tiểu đường

  • Người tiểu đường nên tránh ăn những gì?

  • Bị gout có phải biến chứng của tiểu đường không?

  • Chỉ số HbA1C 9.3% có nguy hiểm không?

Banners right top

Hỏi đáp chuyên gia

  • [Giải đáp] Tiểu đường bị suy thận dùng Hộ Tạng Đường được không?

  • [Giải đáp] Cách làm mau lành vết thương ở người tiểu đường

  • Người tiểu đường nên tránh ăn những gì?

  • Bị gout có phải biến chứng của tiểu đường không?

  • Chỉ số HbA1C 9.3% có nguy hiểm không?

Câu hỏi chuyên gia

Gửi câu hỏi

Chia sẻ của người bệnh

Đái tháo đường gây tiểu đêm, ngứa da, mất ngủ: Tôi đã cải thiện nhờ Hộ Tạng Đường

Đái tháo đường gây tiểu đêm, ngứa da, mất ngủ: Tôi đã cải thiện nhờ Hộ Tạng Đường

Giải pháp giảm đường huyết từ 19.5 còn 7 chấm, cải thiện mờ mắt, tê bì tay chân, khô ngứa da do đái tháo đường

Giải pháp giảm đường huyết từ 19.5 còn 7 chấm, cải thiện mờ mắt, tê bì tay chân, khô ngứa da do đái tháo đường

[Câu chuyện của tôi] Đến giờ phút này, đái tháo đường với tôi không là gì cả

[Câu chuyện của tôi] Đến giờ phút này, đái tháo đường với tôi không là gì cả

Cảm ơn vì đã giúp tôi cải thiện cả đường huyết và biến chứng tiểu đường

Cảm ơn vì đã giúp tôi cải thiện cả đường huyết và biến chứng tiểu đường

Không còn tê bì chân tay, chuột rút - Lấy lại sức khỏe bình thường sau 10 năm tiểu đường

Không còn tê bì chân tay, chuột rút - Lấy lại sức khỏe bình thường sau 10 năm tiểu đường

Thương vợ bị biến chứng tiểu đường ở da, chồng quyết tâm tìm được giải pháp

Thương vợ bị biến chứng tiểu đường ở da, chồng quyết tâm tìm được giải pháp

  • Gọi điện ngayGọi điện
  • MessengerMessenger
  • Đặt muaĐặt mua

Từ khóa » Chỉ Số Hba1c Khi Mang Thai