Mẹ Bầu đã Biết: Chỉ Số Tiểu đường Thai Kỳ Nguy Hiểm

Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh mà khá nhiều mẹ bầu hiện nay đang mắc phải. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng tới cả mẹ và bé. Vậy chỉ số tiểu đường thai kỳ nguy hiểm là bao nhiêu?

Menu xem nhanh:

Toggle
  • Tiểu đường thai kỳ là gì?
  • Biến chứng nguy hiểm khi bị tiểu đường thai kỳ
  • Chỉ số tiểu đường thai kỳ nguy hiểm là bao nhiêu?

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose, khiến lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường. Bệnh tiểu đường thai kỳ chỉ xảy ra trong thời gian mang thai và sẽ biến mất sau khi sinh. Nếu không được phát hiện và kiểm soát tốt chỉ số đường huyết thì bệnh sẽ gây nhiều biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và bé.

chỉ số tiểu đường thai kỳ nguy hiểm

Bệnh tiểu đường thai kỳ nếu không được phát hiện sớm và kiểm soát tốt sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé

Biến chứng nguy hiểm khi bị tiểu đường thai kỳ

Đối với thai nhi

– Tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non, thai chết lưu

– Trẻ sinh ra dễ bị thừa cân, béo phì, có nguy cơ dị tật bẩm sinh cao

– Bé dễ bị vàng da sơ sinh, hạ đường huyết, hạ canxi máu ngay sau khi chào đời

– Tăng nguy cơ béo phì và tiểu đường khi trưởng thành

Trẻ sinh ra từ người mẹ bị tiểu đường thai kỳ dễ bị hạ đường huyết, vàng da sơ sinh

Đối với mẹ bầu

– Tỷ lệ mắc tiền sản giật – sản giật cao hơn

– Tăng khả năng sinh non, sinh mổ, và có nguy cơ bị sang chấn đường sinh dục khi sinh thường (tổn thương trực tràng, sa sàn chậu, sa bàng quang)

– Bị phù nhiều hơn

– Dễ gặp phải các biến chứng sản khoa như băng huyết sau sinh, thuyên tắc ối, tăng tỉ lệ nhiễm khuẩn

– Có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 sau khi sinh

Chỉ số tiểu đường thai kỳ nguy hiểm là bao nhiêu?

Trong lần khám thai đầu tiên

Mẹ bầu sẽ được làm xét nghiệm đường huyết lúc đói, HbA1C hoặc glucose máu ngẫu nhiên để sàng lọc nguy cơ đái tháo đường lâm sàng hoặc đái tháo đường thai kỳ.

– Nếu đường huyết lúc đói lớn hơn 7,0mmol/L, HbA1C > 6,5%, chỉ số đường huyết ngẫu nhiên lớn hơn 11,1mmol/L thì mẹ bầu được chẩn đoán là tiểu đường lâm sàng.

– Nếu chỉ số đường huyết lúc đói nằm trong khoảng 5,1mmol/L đến 7,0mmol/L thì được chẩn đoán là tiểu đường thai kỳ.

– Còn chỉ số đường huyết lúc đói nhỏ hơn 5,1mmol/L thì đến tuần 24-28 của thai kỳ sẽ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống để chẩn đoán tiểu đường thai kỳ.

Ngay trong lần khám thai đầu tiên, mẹ bầu thường sẽ được tư vấn làm xét nghiệm đường huyết để sàng lọc nguy cơ

Ở tuần thứ 24-28 của thai kỳ

Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống có thể được thực hiện ở tất cả các mẹ bầu hoặc được chỉ định thực hiện khi mẹ bầu có một trong những đặc điểm sau:

– Bị béo phì, thừa cân trước và trong khi mang thai

– Mang thai khi trên 30 tuổi

– Tiền sử gia đình có người mắc tiểu đường tuýp 2

– Tiền sử bản thân đã bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước

– Con trước nặng trên 4,1kg hoặc đã bị thai chết lưu không rõ nguyên nhân

Cách thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose với mẹ bầu như sau: Đầu tiên được lấy máu xét nghiệm đường huyết lúc đói, sau đó uống 75g đường glucose trong 5 phút. 1 và 2 giờ sau khi uống đường, bác sĩ sẽ lấy máu để định lượng chỉ số đường huyết.

Nếu chỉ số đường huyết lúc đói > 7,0mmol/L, mẹ bầu được chẩn đoán tiểu đường lâm sàng.

Còn nếu chỉ số đường huyết đáp ứng 1 hoặc nhiều hơn 3 chỉ số dưới đây thì được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ:

  • Lúc đói ≥ 5,1 mmol/L
  • Thời điểm 1 giờ sau khi uống đường ≥ 10,0 mmol/L
  • Thời điểm 2 giờ sau khi uống đường ≥ 8,5 mmol/L

Nếu chỉ số đường huyết đều nhỏ hơn các thông số trên thì mẹ bầu hoàn toàn bình thường, không mắc tiểu đường thai kỳ.

Hầu hết phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ nếu được kiểm soát kịp thời sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh và sinh con an toàn

Qua các thông tin được chia sẻ ở trên, hy vọng các mẹ bầu đã có thêm kiến thức về bệnh tiểu đường thai kỳ cũng như biết được chỉ số tiểu đường thai kỳ nguy hiểm là bao nhiêu. Từ đó có chế độ ăn uống và vận động khoa học để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ.

Từ khóa » Chỉ Số Hba1c Khi Mang Thai