[Chỉ Số EF Trong Siêu âm Tim] Các Triệu Chứng Và Mức độ Suy Tim.

EF-Phân suất tống máu hay còn gọi chính xác hơn là phân suất tống máu thất trái. Là một chỉ số dùng để đánh giá chức năng tâm thu thất trái, thể hiện lượng máu thực tế được bơm ra khỏi thất trái vào động mạch chủ. EF là chỉ số dùng để đo lường tỷ lệ phần trăm máu được bơm ra khỏi tim trong mỗi nhịp đập. Với mỗi buồng tâm thất sẽ có những chỉ số riêng khác nhau. Vậy một trái tim khỏe mạnh sẽ có chỉ số EF là bao nhiêu? Nắm vững các mức độ về tim dựa trên chỉ số này sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh hiệu quả. Vì vậy, hãy cùng Medplus tham khảo bài viết dưới đây để có kiến thức tổng quan về chỉ số EF trong siêu âm tim nhé.

1. Chỉ số EF trong siêu âm tim là gì?

EF-Phân suất tống máu hay còn gọi chính xác hơn là phân suất tống máu thất trái. Đây được xem là một chỉ số dùng để đánh giá chức năng tâm thu thất trái, thể hiện lượng máu thực tế được bơm ra khỏi thất trái vào động mạch chủ. Sau mỗi nhát bóp so với toàn bộ lượng máu chứa trong thất trái trước mỗi lần bơm.

Phân suất tống máu là chỉ số dùng để đo lường tỷ lệ phần trăm máu được bơm ra khỏi tim trong mỗi nhịp đập. Dựa vào chỉ số này, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh nhân có bị suy tim hay mắc một loại bệnh tim mạch nào khác. Với mỗi buồng tâm thất sẽ có những chỉ số riêng:

– Phân suất tống máu thất trái (LVEF). Cho biết tỷ lệ lượng máu được bơm ra khỏi tâm thất trái (buồng tim phía dưới, bên trái) trong mỗi nhát bóp.

– Phân suất tống máu thất phải (RVEF). Cho biết tỷ lệ lượng máu được bơm ra khỏi buồng thất phải (buồng tim phía dưới, bên phải) đến phổi trong mỗi nhát bóp.

Khi nói đến EF thường để chỉ phân suất tống máu thất trái.

2. Chỉ số EF bình thường cho một trái tim khỏe?

Một trái tim khỏe mạnh có chỉ số EF từ 50 – 70%, là mức lý tưởng để tim cung cấp máu đáp ứng đúng với nhu cầu cơ thể. Dựa vào sự thay đổi của chỉ số EF, bác sỹ có thể đánh giá chức năng tim và chẩn đoán một số bệnh tim mạch liên quan. Cụ thể trong các trường hợp:

-Dấu hiệu của bệnh cơ tim phì đại: Khi bệnh nhân có chỉ số EF lớn hơn 75%.

-Dấu hiệu tim không còn khả năng bơm máu một cách hiệu quả, nguy cơ cao suy tim khi EF dao động dưới 50%

-Dáu hiệu tiêu chuẩn để chẩn đoán suy tim khi EF dưới 40%. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp suy tim tâm trương nhưng chỉ số EF hoàn toàn bình thường.

-Nguy cơ rối loạn nhịp tim đe dọa tính mạng, thậm chí gây ngừng tim đột ngột có chỉ số EF dưới 35%.

3. Một số triệu chứng khi chỉ số EF thấp?

Khó thở gây ảnh hưởng sức khỏe.

Khi phân suất tống máu EF thấp, cảnh báo một tình trạng suy tim. Người bệnh có thể gặp một số triệu chứng sớm của suy tim như:

  • Khó thở, có thể khó thở khi lao động nhẹ nhàng, làm việc nhà. Khi suy tim nặng lên, người bệnh có thể khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi.
  • Sưng, phù ở bàn chân, cẳng chân. Dấu hiệu ứ dịch ở ngoại biên do tim không đủ công đưa máu trở về từ vòng đại tuần hoàn.
  • Mệt mỏi: Là dấu hiệu sớm và thường gặp nhất.
  • Nhịp tim nhanh bất thường: do tim tăng co bóp để bù lại cung lượng máu thiếu.

4. Các mức độ chỉ số EF giảm ảnh hưởng đến mức độ suy tim?

Suy tim là một hội chứng lâm sàng phức tạp, là hậu quả của những tổn thương thực thể hay rối loạn chức năng của quả tim. Dẫn đến tâm thất không đủ khả năng tiếp nhận máu (suy tim tâm trương) hoặc tống máu (suy tim tâm thu).

  • Suy tim với EF giảm dưới 40%: Còn gọi là suy tim tâm thu, là suy tim có EF thất trái giảm
  • Suy tim EF bảo tồn trên 50%: Đây được xem là dấu hiệu suy tim tâm trương, là suy tim có EF bảo tồn.

Tìm nguyên nhân suy tim rất quan trọng, giúp quyết định hướng điều trị. Một số nguyên nhân như:

– Nguyên nhân nền (underlying cause).

– Nguyên nhân thúc đẩy hay yếu tố làm nặng (precipitating cause).

5. Cách cải thiện chỉ số EF giảm để có một trái tim khỏe mạnh?

Khi EF thấp, khả năng làm việc, bơm máu của tim bị giảm. Tùy mức độ giảm bác sĩ sẽ đưa ra những khuyến cáo để cải thiện chỉ số EF:

Hạn chế lượng muối nạp vào cơ thể.

– Hạn chế muối: Với mức EF thấp, thận sẽ nhận được ít máu hơn bình thường. Điều này càng làm cho khả năng đào thải muối và nước của cơ thể bị đình trệ. Có thể làm tăng thể tích tuần hoàn gây tăng huyết áp, tăng gánh nặng cho tim. Do đó, bạn nên hạn chế lượng muối ăn đến tối đa 2g ăn mỗi ngày.

– Hạn chế đưa chất lỏng vào cơ thể: Nếu chỉ số EF quá thấp, máu có thể bị ứ trệ tại phổi, cản trở khả năng trao đổi khí gây ra tình trạng khó thở. Ngoài ra, chất lỏng dư thừa có thể gây phù chân, tăng cân. Vì vậy, bác sĩ sẽ khuyến cáo một lượng nước phù hợp cho cơ thể tùy theo chỉ số EF của bạn.

– Tập thể dục, thể thao thường xuyên: Bạn hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để luyện tập thể dục thể dục thể thao. Điều này có thể giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và cải thiện chỉ số phân suất tống máu hiệu quả đấy.

6. Kết luận

EF là chỉ số dùng để đo lường tỷ lệ phần trăm máu được bơm ra khỏi tim trong mỗi nhịp đập. Một trái tim khỏe mạnh sẽ có chỉ số EF từ 50 – 70%. Đây là mức lý tưởng để tim cung cấp máu đáp ứng đúng với nhu cầu cơ thể. Dựa vào sự thay đổi của chỉ số EF, không chỉ giúp đánh giá chức năng tim. Chỉ số EF còn giúp đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị, giúp các bác sĩ đưa ra kế hoạch chữa bệnh phù hợp và hiệu quả hơn.  Medplus hi vọng qua bài viết bạn đã có thêm thông tin hữu ích về sức khỏe. Hãy luôn theo dõi và đón đọc những bài viết bổ ích khác được cung cấp từ Medplus bạn nhé.

Bài viết liên quan:

  • 3 nguyên nhân gây ra bệnh cơ tim
  • Top 3 phòng khám tim mạch uy tín tại Thủ Đức.

Nguồn tham khảo:

  • Phân suất tống máu: Chỉ số đánh giá chức năng tim
  • Chỉ số EF trong siêu âm tim nói lên điều gì.

Từ khóa » Chỉ Số Ef Bao Nhiêu Là Bình Thường