Chỉ Số EF Trong Siêu âm Tim Nói Lên điều Gì? - Bệnh Viện Vinmec

  • Trang chủ
  • Thẩm mỹ
  • Sức khỏe
  • Nhóm
  • Video
  • Hình ảnh
  • Bảng giá dịch vụ
  • Kết nối bạn bè
  • Tin thẩm mỹ - sức khỏe
  • Tin tức
  • Blog tổng hợp
Xem thêm Cài đặt app suckhoe123 để kết nối nhanh với chuyên gia: Tải app android suckhoe123 Tải app ios suckhoe123
  • Công cụ
    • Trắc nghiệm da...
    • Thuật ngữ y khoa
    • Từ điển y khoa
    • Chỉ số BMI
    • Công cụ tính BMR
  • Trang thẩm mỹ
  • Trang sức khỏe
  • Giới thiệu Liên hệ Tài khoản Điều khoản sử dụng Hệ thống đang hoạt động thử nghiệm chờ cấp phép DMCA.com Protection Status Chỉ Số EF Trong Siêu Âm Tim Nói Lên Điều Gì? Bác sĩ gia đình 14:04 +07 Thứ tư, 29/11/2023 Chia sẻ
    • Chia sẻ ngay
    • Chia sẻ lên bảng tin
    • Chia sẻ lên trang bạn bè
    • Chia sẻ vào nhóm
    • Sao chép liên kết
    Phân suất tống máu (Ejection Fraction) là chỉ số đánh giá chức năng bơm máu của tim. Dựa vào chỉ số này, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh nhân có bị suy tim hay mắc một loại bệnh tim mạch nào khác.

    1. Định nghĩa

    Phân suất tống máu (EF) là chỉ số dùng để đo lường công bơm máu của tim, được tính bằng tỷ lệ phần trăm máu được bơm ra khỏi tim trong mỗi nhịp đập. Có phân suất tống máu thất trái và thất phải tương ứng với 2 buồng thất trái, phải:

    1.1 Phân suất tống máu thất trái (LVEF)

    Phân suất tống máu thất trái (LVEF) được tính bằng tỷ lệ lượng máu được bơm ra khỏi tâm thất trái (buồng tim phía dưới, bên trái) trong mỗi nhát bóp.

    1.2 Phân suất tống máu thất phải (RVEF)

    Phân suất tống máu thất phải (RVEF) được tính bằng tỷ lệ lượng máu được bơm ra khỏi buồng thất phải (buồng tim phía dưới, bên phải) đến phổi trong mỗi nhát bóp.

    Có nhiều phương pháp đo phân suất tống máu như: siêu âm tim ; thông tim- bằng hình ảnh; chụp cộng hưởng từ, cắt lớp vi tính, quét đồng vị phóng xạ. Trong đó, siêu âm tim được coi là phương pháp phổ biến nhất để đo phân suất tống máu

    Khi nói đến phân suất tống máu thường để chỉ phân suất tống máu thất trái.

    2. Thông số bình thường/bất thường

    Chỉ số EF trong siêu âm tim nói lên điều gì?

    Phân suất tống máu bình thường trong giới hạn 50-70%

    Phân suất tống máu bình thường trong giới hạn 50-70%, là mức lý tưởng để tim cung cấp máu đáp ứng đúng với nhu cầu cơ thể.

    Ví dụ, bệnh nhân có phân suất tống máu EF là 67% chứng tỏ chức năng tâm thu trong giới hạn bình thường. Dựa vào sự thay đổi của chỉ số phân suất tống máu có thể đánh giá chức năng tim và chẩn đoán một số bệnh tim mạch.

    • Phân suất tống máu EF > 75%: Gợi ý dấu hiệu của bệnh cơ tim phì đại.
    • Phân suất tống máu EF < 50%: Báo hiệu tình trạng tim bơm máu kém, không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể, có thể dẫn đến tình trạng suy tim.

    3. Những nguy cơ cảnh báo khi EF bất thường

    Khi phân suất tống máu EF thấp, cảnh báo một tình trạng suy tim, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng sớm của suy tim như:

    • Khó thở, có thể khó thở khi lao động nhẹ nhàng, làm việc nhà, khi suy tim nặng lên, người bệnh có thể khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi.
    • Sưng, phù ở bàn chân, cẳng chân: dấu hiệu ứ dịch ở ngoại biên do tim không đủ công đưa máu trở về từ vòng đại tuần hoàn.
    • Mệt mỏi: Là dấu hiệu sớm và thường gặp nhất.
    • Nhịp tim nhanh bất thường: do tim tăng co bóp để bù lại cung lượng máu thiếu.

    Tuỳ từng mức độ giảm EF mà người bệnh có mức độ suy tim khác nhau.

    • EF từ 40-49%: Cho thấy tim không còn khả năng bơm máu một cách hiệu quả để đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể, cảnh báo nguy cơ suy tim.
    • EF từ 35-39%: Có thể được coi là tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim. Tuy nhiên, trên lâm sàng vẫn có thể gặp những trường hợp bệnh nhân suy tim tâm trương có EF hoàn toàn trong giới hạn bình thường.
    • EF dưới 35%: Đây là trường hợp có nguy cơ rối loạn nhịp tim, có thể ngừng tim đột ngột, đe doạ tính mạng người bệnh.

    4. Điều cần lưu ý khi phân suất tống máu giảm

    Chỉ số EF trong siêu âm tim nói lên điều gì?

    Hạn chế lượng muối đưa vào cơ thể

    Khi phân suất tống máu giảm thì tùy mức độ giảm mà bác sĩ có thể đưa ra những khuyến cáo để cải thiện chỉ số EF:

    4.1 Hạn chế muối

    Khi EF thấp, khả năng làm việc, bơm máu của tim bị giảm. Dẫn đến một lượng dịch nhất định bị ứ đọng trong hệ tuần hoàn, cơ thể xuất hiện các triệu chứng như khó thở, phù... Chính vì vậy, cần hạn chế lượng muối đưa vào cơ thể, để hạn chế lượng dịch đi vào cùng muối, giúp giảm gánh nặng cho tim.

    4.2 Hạn chế lượng dịch đưa vào cơ thể

    Những người bệnh có EF thấp, được chẩn đoán suy tim cần được tính lượng dịch phù hợp với tình trạng hoạt động, bơm máu của tim.

    4.3 Tập thể dục thường xuyên

    Tập thể dụng ít nhất 30 phút/ngày và ít nhất 5 ngày/ tuần được chứng minh giúp tăng cường sức khoẻ tim mạch, cải thiện chỉ số phân suất tống máu hiệu quả.

    Trong trường hợp bệnh nhân kém đáp ứng với thuốc và những phương pháp điều trị hỗ trợ, cần được chỉ định cấy máy tạo nhịp dưới da để ngăn ngừa tình trạng ngưng tim đột ngột, đe dọa nghiêm trọng tính mạng người bệnh.

    Đối với bệnh nhân suy tim, ngoài khả năng tiên lượng bệnh, EF còn có ý nghĩa rất quan trọng trong đánh giá hiệu quả điều trị. Sự thay đổi của chỉ số EF cho thấy việc điều trị có thực sự hiệu quả hay không. Chính vì vậy, nhận thức rõ chỉ số EF sẽ giúp các bệnh nhân suy tim hiểu rõ tình trạng bệnh của mình hơn, đồng thời đánh giá được hiệu quả điều trị bệnh để bác sĩ có thể điều chỉnh phương pháp điều trị tối ưu.

    Ngày nay việc xác định chỉ số EF trong siêu âm tim được tiến hành đơn giản và cho độ chính xác cao - một biện pháp thăm dò tim mạch đã được áp dụng rộng rãi trên lâm sàng.

    Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

    Click để đánh giá bài viết Gửi bình luận Hủy Blog khác của bác sĩ Người bị cao huyết áp có nên tập gym? Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

    Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

    Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

    Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

    Đặt stent trong nhồi máu cơ tim Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

    Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

    Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

    Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

    Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

    Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

    Video có thể bạn quan tâm TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT 01:57 TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT Theo các nghiên cứu từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng Hội Tim mạch Việt Nam, số người bị tăng huyết áp ngày càng gia tăng và có xu hướng tăng... 3 năm trước 861 Lượt xem Tin liên quan Các loại thuốc điều trị cao huyết áp Các loại thuốc điều trị cao huyết áp Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể? Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?

    Bạn biết gì về hệ thống động mạch trong cơ thể?

    Bệnh viêm cơ tim: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Bệnh viêm cơ tim: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Bệnh Buerger (viêm thuyên tắc mạch máu) điều trị bằng cách nào? Bệnh Buerger (viêm thuyên tắc mạch máu) điều trị bằng cách nào?

    Bệnh Buerger hay viêm thuyên tắc mạch máu là một bệnh hiếm gặp xảy ra ở động mạch và tĩnh mạch ở tay và chân. Ở những người mắc bệnh lý này, các mạch máu bị viêm, sưng và có thể bị tắc nghẽn do cục máu đông (huyết khối). Điều này làm gián đoạn sự lưu thông máu đến da, làm hỏng mô da và có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc hoại thư. Các triệu chứng đầu tiên của bệnh Buerger thường xuất hiện ở bàn tay và bàn chân rồi cuối cùng lan rộng ra trên cánh tay và cẳng chân.

    Viêm động mạch Takayasu điều trị bằng cách nào? Viêm động mạch Takayasu điều trị bằng cách nào?

    Viêm động mạch Takayasu (Takayasu's arteritis) là một loại viêm mạch máu hiếm gặp, xảy ra ở động mạch chủ (động mạch lớn mang máu từ tim đến phần còn lại của cơ thể) và các nhánh chính của động mạch chủ.

    Dr Duy Thành

    Bauman

    Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Chỉ Số Ef Bao Nhiêu Là Bình Thường