Chỉ Số EPS Là Gì: Công Thức Tính Toán Và Cách Dùng (CHUẨN)
Có thể bạn quan tâm
Trong chứng khoán có một chỉ số được đánh giá là có ý nghĩa quan trọng quyết định đến khả năng sinh lời của số tiền mà bạn định đầu tư, đó là EPS. Vậy EPS là gì? Công thức tính ra sao? Phân loại như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu chi tiết về chỉ số EPS nhé!
Nội Dung
- Chỉ số EPS là gì?
- Phân loại EPS
- 1. EPS cơ bản
- 2. EPS pha loãng
- Cách tính EPS
- Ý nghĩa của EPS
- Chỉ số EPS bao nhiêu là tốt?
- Ưu – nhược điểm của chỉ số EPS
- Mối quan hệ giữa EPS và P/E
- Kết luận
Chỉ số EPS là gì?
EPS hay Earning Per Share được hiểu là một khoản lãi tính trên 1 cổ phiếu mà nhà đầu tư sẽ thu về sau khi đã trừ thuế. Hay nói cách khác, thông qua EPS bạn sẽ biết được với số vốn ban đầu đã bỏ ra thì khoản tiền thu về sẽ là bao nhiêu. Đây cũng là một trong những yếu tố cấu thành nên hệ số P/E – chỉ số giá trên thu nhập.
Phân loại EPS
Chỉ số EPS được phân chia thành 2 loại gồm: chỉ số cơ bản và chỉ số pha loãng. Mỗi loại sẽ có những cách tính riêng biệt, đi kèm đó là ý nghĩa và mức độ hiệu quả sẽ khác nhau, cụ thể là:
1. EPS cơ bản
EPS cơ bản hay basic EPS, là lợi nhuận cơ bản trên một cổ phiếu thường. Chỉ số EPS này thường phổ biến hơn EPS pha loãng. Trên hầu hết các báo cáo tài chính mọi người đều sử dụng EPS cơ bản bởi tính đơn giản, dễ tính toán.
Để tính toán EPS cơ bản thì mọi người chỉ cần xác định các yếu tố như: số lượng chính xác cổ phiếu đang lưu hành, lợi nhuận sau thuế, mức chi trả cổ phiếu ưu đãi.
Công thức tính EPS cơ bản:
EPS = (thu nhập ròng – cổ tức ưu đãi )/ số lượng cổ phiếu đang lưu hành.
2. EPS pha loãng
EPS pha loãng hay Diluted EPS, là nhóm chỉ số bổ sung thêm nhằm tránh được rủi ro pha loãng lợi nhuận sau cùng trên mỗi cổ phiếu mà các công ty, doanh nghiệp phát hành trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi…
Để tính EPS pha loãng ngoài các yếu tố như EPS cơ bản thì nhà đầu tư cần tính thêm số lượng cổ phiếu được chuyển đổi thành cổ phiếu thường.
Công thức tính EPS pha loãng:
EPS = (thu nhập ròng – cổ tức ưu đãi)/số lượng cổ phiếu đang lưu hành + số lượng cổ phiếu được chuyển đổi)
Nếu so sánh với EPS cơ bản bạn sẽ thấy chỉ số này có tính hiệu quả hơn bởi chúng sẽ giúp bạn biết được những biến cố trong tương lai có tác động như thế nào đến số lượng và lợi nhuận tính trên 1 cổ phiếu.
Chỉ số EPS bao nhiêu là tốt?
Các nhà hoạch định chiến lược kinh doanh cho rằng một doanh nghiệp sẽ hoạt động tốt nếu ROE >15%, giá trị này phải bền vững liên tục ít nhất 3 năm và phải có xu hướng gia tăng ở thời kỳ sau đó.
Một doanh nghiệp được đánh giá là làm ăn tốt, hiệu quả thì phải có chỉ số EPS > 1.500 VNĐ, duy trì chỉ số này trong nhiều năm và cần phải có xu hướng tăng qua mỗi thời kỳ sau thời gian dài đứng yên.
Chỉ số EPS tối thiểu các doanh nghiệp cần phải có để có mặt trên sàn là EPS > 1.000 VNĐ.
Ưu – nhược điểm của chỉ số EPS
Cũng như các chỉ số khác thì EPS cũng tồn tại ưu và nhược điểm. Khi nắm được rồi nhà đầu tư có thể vận dụng và tính toán dễ dàng hơn.
Ưu điểm:
- EPS có thể giúp nhà đầu tư tính được luôn số tiền mà mình sẽ nhận được về. Đồng thời cũng tính được là cần bao nhiêu tiền đầu tư để cho ra một khoản lãi như ý muốn.
- Phản ánh tình hình hoạt động của một doanh nghiệp, từ đó giúp bạn chọn được công ty tốt để đầu tư. Nhờ vậy mà rủi ro trong đầu tư chứng khoán được giảm đi đáng kể.
Nhược điểm:
- Khi EPS bị âm sẽ không có ý nghĩa khi tính P/E bởi P/E luôn dương.
- Đôi khi chỉ số này cũng không thực sự phản ánh đúng tình trạng của doanh nghiệp bởi trong những tình huống như chu kỳ ngành biến động cao hoặc doanh nghiệp đang giao bán tài sản khiến cho doanh thu tăng và lãi ròng tăng thì lúc này EPS sẽ bị giao động mạnh, khó phán đoán.
- EPS phản ánh tiền lãi nên nhiều người thường hiểu là EPS cao là lãi nhiều. Dựa vào tâm lý này nhiều công ty ma đã chiêu trò làm đẩy giá cổ phiếu khiến cho thị trường lũng loạn, đem nhiều rủi ro cho nhà đầu tư.
Mối quan hệ giữa EPS và P/E
Mối quan hệ giữa EPS và P/E được thể hiện rõ nhất thông qua công thức sau:
P/E = P/EPS
Từ công thức sẽ thấy P/E và EPS có mối quan hệ là tỷ lệ nghịch tức EPS giảm thì P/E tăng và ngược lại.
P/E sẽ giúp nhà đầu tư thấy được rằng lãi mà họ thu về tính trên cổ phiếu sẽ cao gấp bao nhiêu lần so với khoản tiền ban đầu đã bỏ ra để đầu tư cho hạng mục hay dự án nào đó.
Ví dụ: Cổ phiếu Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) đang giao dịch trên sàn chứng khoán với mức gía là 63,600 VNĐ, có EPS luỹ kế là 5,220 VNĐ/cổ phiếu.
Thì ta có tỉ lệ P/E đối chiếu với cổ phiếu PNJ là 63,600/5,220=12,18. Thì với chỉ số P/E này thì nhà đầu tư muốn có 1 đồng phải chi trả cho nó 12,18 đồng.
Có nghĩa là 1 đồng lợi nhuận từ cổ phiếu bạn đang phải trả cho họ 12,18 đồng.
Kết luận
Hy vọng thông qua những chia sẻ của suthatchungkhoan đã giúp bạn nắm vững được khái niệm EPS là gì. Từ đó, đánh giá được tình hình sản xuất và kinh doanh của một công ty đang niêm yết trên thị trường chứng khoán để dự đoán được mức độ rủi ro khi đầu tư cổ phiếu.
Từ khóa » Cách Tính Hệ Số Eps
-
EPS Và P/E Có ý Nghĩa Thế Nào Trong đầu Tư? - VnExpress Kinh Doanh
-
EPS Là Gì? Hướng Dẫn Sử Dụng Chỉ Số EPS Chuẩn Nhất - GoValue
-
Lợi Nhuận Trên Mỗi Cổ Phần (EARNING PER SHARE - EPS) Là Gì ?
-
EPS Là Gì ? Cách Tính EPS Trong Báo Cáo Tài Chính
-
Chỉ Số EPS Là Gì? Phân Loại & Cách Tính EPS Chuẩn Nhất
-
Chỉ Số EPS Là Gì? Cách Tính Chỉ Số EPS Trong Chứng Khoán - Topi
-
Chỉ Số EPS Là Gì? Mối Quan Hệ Giữa Chỉ Số EPS Và P/E | Timo
-
Chi Tiết Phương Pháp Tính EPS
-
Chỉ Số EPS Là Gì? Cách Tính EPS? EPS Bao Nhiêu Là Tốt? - Tradervn
-
EPS Là Gì? Cách Tính Và ý Nghĩa Chỉ Số EPS Trong Chứng Khoán - FTV
-
Hướng Dẫn Cách Tính EPS Theo Quy định Mới | Vietstock
-
Chỉ Số EPS Là Gì? - DNSE
-
EPS Là Gì? Cách Tính EPS Trong Báo Cáo Tài Chính
-
Công Thức Tính EPS Trong Báo Cáo Tài Chính [Mới Nhất 2021]