Chỉ Số Giá Tiêu Dùng Năm 2021 Tăng 1,84%, Thấp Nhất Kể Từ Năm 2016
Có thể bạn quan tâm
Bà Nguyễn Thu Oanh cho biết, CPI tăng 1,84% so với năm trước, đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Ảnh: VGP/Minh Ngọc |
Đây là chia sẻ của bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá, Tổng cục Thống kê (TCTK) khi thông tin về tình hình giá 12 tháng, quý IV và năm 2021.
Bình quân năm 2021, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 1,84% so với năm trước, đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Tốc độ tăng CPI bình quân các năm từ 2016-2021 so với năm trước lần lượt là: 2,66%; 3,53%; 3,54%; 2,79%; 3,23%; 1,84% .
Năm qua, 4 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm và 7 nhóm có chỉ số giá tăng. Nhóm giao thông có mức giảm nhiều nhất với 1,71%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép có mức tăng cao nhất với 0,22%. Lạm phát cơ bản 12 tháng tăng 0,81%.
“Sở dĩ có mức tăng thấp là do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhu cầu tiêu dùng của người dân. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2021 giảm 3,8% so với năm trước và nếu loại trừ yếu tố giá thì còn giảm tới 6,2%”, bà Thu Oanh phân tích.
Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác kiềm chế mức độ tăng CPI là: Dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí giảm mạnh; việc thực thi chính sách hỗ trợ các đối tượng gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 như giảm giá tiền điện, hỗ trợ dịch vụ viễn thông; một số địa phương tiếp tục miễn, giảm học phí...
TS. Trần Thị Hồng Minh: Trong bối cảnh giá hàng hoá trên thế giới tăng rất nhanh, CPI của nước ta chỉ tăng 1,84% là một kết quả tốt. Ảnh: VGP/Minh Ngọc |
Theo đánh giá của TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, trong bối cảnh giá hàng hoá trên thế giới tăng rất nhanh, chẳng hạn như giá xăng dầu tính đến 15/12 tăng khoảng 67%, hay chỉ số USD Index tăng khoảng 7%, CPI của nước ta chỉ tăng 1,84% là một kết quả tốt.
“Đây là một thành tích trong kiểm soát lạm phát. Bình ổn được giá cả đồng nghĩa với việc đã hỗ trợ doanh nghiệp, người dân có điều kiện tốt hơn để duy trì sinh hoạt và kinh doanh”, TS. Trần Thị Hồng Minh khẳng định.
Báo cáo về tình hình giá tháng 12 , quý IV và năm 2021 của TCTK cho thấy, lạm phát cơ bản bình quân năm 2021 tăng 0,81% so với bình quân năm 2020. Chỉ số giá sản xuất, chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất, chỉ số giá xuất khẩu và nhập khẩu năm 2021 tăng so với năm trước. CPI bình quân quý IV/2021 giảm 0,38% so với quý trước, tăng 1,89% so với cùng kỳ năm 2020.
Đề xuất giải pháp kiểm soát lạm phát năm 2022
Dự báo về năm 2022, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá cho biết, áp lực lạm phát trong năm tới sẽ phụ thuộc vào khả năng phục hồi của kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Khi nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ thì áp lực lạm phát sẽ đến từ cả phía cung và phía cầu vì kinh tế nước ta có độ mở lớn, nhiều nguồn nguyên liệu sản xuất là nhập khẩu.
Cùng với đó, nhu cầu tiêu dùng đang dần tăng cao, thậm chí sự phục hồi về nhu cầu này còn có thể nhanh hơn khả năng đáp ứng của doanh nghiệp, khiến giá tăng và tạo áp lực cho lạm phát.
“Khi chi phí đầu vào vẫn đang tăng cao như hiện nay và thích ứng với bối cảnh bình thường mới, giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý như điện, nước, mặt hàng liên quan đến dịch vụ giáo dục sẽ tăng trở lại, tác động đến CPI của năm 2022. Ngoài ra, nhu cầu du lịch, dịch vụ vui chơi, giải trí tăng nên áp lực lạm phát của năm 2022 là lớn”, bà Thu Oanh nhận định.
Nói đến giải pháp kiểm soát lạm phát năm 2022, đại diện lãnh đạo TCTK cho rằng, cần theo dõi diễn biến giá trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá. Đặc biệt cần đánh giá, phân tích nguyên nhân mặt hàng nào có khả năng thiếu hụt tạm thời cũng như dài hạn để từ đó đưa ra giải pháp phù hợp.
Đồng thời, Bộ Công Thương cần chủ động sẵn sàng, bảo đảm nguồn cung và lưu thông hàng hoá, giảm áp lực cho lạm phát. Thông tin kịp thời chính sách, giải pháp chỉ đạo điều hành là rất quan trọng nhằm loại bỏ các thông tin sai lệch về giá cả thị trường, tránh tình trạng lạm phát do tâm lý.
Riêng đối với xăng dầu, giá mặt hàng này thời gian qua tăng cao, nước ta phải điều chỉnh hơn 20 lần trong năm 2021. Vì vậy, TCTK đề xuất cần theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, đồng thời kết hợp với quỹ bình ổn giá xăng dầu một cách linh hoạt để hạn chế mức tăng giá của mặt hàng này đối với CPI chung của nền kinh tế.
“Theo dự báo của TCTK, giá nguyên nhiên vật liệu có khả năng tiếp tục tăng cao, đặc biệt khi nền kinh tế trong nước phục hồi. Do đó, việc nhanh chóng ổn định giá đầu vào để thúc đẩy hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong thời điểm hiện nay là rất cần thiết”, bà Thu Oanh nhấn mạnh.
Minh Ngọc
Từ khóa » Chỉ Số Giá Tiêu Dùng Năm 2021 Là Bao Nhiêu
-
CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG NĂM 2021 - Cục Thống Kê Tỉnh Ninh Thuận
-
Chỉ Số Giá Tiêu Dùng, Chỉ Số Giá Vàng Và Chỉ Số Giá đô La Mỹ Tháng 12 ...
-
Chỉ Số Giá Tiêu Dùng Năm 2021 Tăng 1,84% - Bộ Công Thương
-
CPI - Ngân Hàng Nhà Nước
-
Chỉ Số Giá Tiêu Dùng Năm 2021 Tăng Thấp Nhất Kể Từ Năm 2016 đến Nay
-
Chỉ Số Giá Tiêu Dùng Tháng 8/2021 Tiếp Tục Tăng Thấp - Chi Tiết Tin
-
Chỉ Số Giá Tiêu Dùng (CPI) Tháng 6/2021 Tăng 0,19% So Với Tháng Trước
-
6 Tháng đầu Năm 2022, Chỉ Số Giá Tiêu Dùng Tăng 2,44%
-
Chỉ Số Giá Tiêu Dùng Tháng 6 Năm 2021
-
Chỉ Số Giá Tiêu Dùng Quý 1 Năm 2022 Tăng So Với Cùng Kỳ Năm 2021
-
Chỉ Số Giá Tiêu Dùng Năm 2021 Tăng 1,84%, Mức Thấp Nhất Kể Từ ...
-
Năm Tháng, Chỉ Số Giá Tiêu Dùng Bình Quân Của Cả Nước Tăng 2,25%
-
Năm 2021 Chỉ Số Giá Tiêu Dùng Tăng 1,84% So Với Năm 2020, Mức ...
-
Chỉ Số Giá Tiêu Dùng (CPI) Bình Quân 7 Tháng đầu Năm 2022 Tăng 2 ...