Chỉ Số Giá Tiêu Dùng Tháng 6 Năm 2021

  • Trang chủ
  • Hệ thống chỉ tiêu thống kê
  • Hỏi đáp
  • Sơ đồ website
GIỚI THIỆU
  • Chức năng, nhiệm vụ
  • Cơ cấu tổ chức bộ máy
  • Lịch sử ngành
  • Địa chỉ liên lạc
  • Người phát ngôn của Cục Thống kê Quảng Bình
    • Tin tức - Sự kiện
      • Tin tức - Sự kiện
      • Tin hoạt động ngành
      • Thông báo
      • Chuyển đổi số
        • THÔNG TIN T.HÌNH KT-XH
          • Hàng tháng
          • Hàng quý
          • Hàng năm
            • Ấn phẩm thống kê
              • Niên giám Thống kê năm 2023
              • Niên giám Thống kê năm 2022
              • Niên giám Thống kê năm 2021
              • Niên giám Thống kê năm 2020
              • Niên giám Thống kê năm 2019
                • Văn bản pháp lý
                  • Luật Thống kê
                  • Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực Thống kê
                  • Chế độ báo cáo Thống kê
                  • Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê
                    • ĐIỀU TRA THỐNG KÊ
                      • Tổng điều tra
                      • Điều tra hàng năm
Trang chủChỉ số giá tiêu dùng hàng tháng
Share twitter Bản in Gởi bài viết
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 năm 2021

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 năm 2021 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình tăng 0,23% so với tháng trước; tăng 4,08% so với kỳ gốc 2019; CPI bình quân 6 tháng năm 2021 so với cùng kỳ năm trướctăng 1,10% (trong đó: Nhóm hàng hóa tăng 1,02%; nhóm dịch vụ tăng 1,23%).

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có 03 nhóm tăng, 01 nhóm giảm và 07 nhóm không đổi so với tháng trước, cụ thể như sau: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,11%; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,79%; nhóm giao thông tăng 0,64%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,01%; các nhóm: Nhóm đồ uống và thuốc lá; nhóm may mặc, giày dép và mũ nón; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình; nhóm thuốc và dịch vụ y tế; nhóm bưu chính viễn thông; nhóm giáo dục và nhóm hàng hoá và dịch vụ khác có chỉ số không đổi so tháng trước.

Nguyên nhân làm tăng CPI tháng 6 năm 2021:

- Giá xăng dầu điều chỉnh tăng liên tiếp góp phần làm cho chỉ số giá nhóm giao thông tăng 0,64% so với tháng trước;

- Giá nhóm vật liệu bảo dưỡng nhà ở tiếp tục tăng 1,47% so với tháng trước do nhu cầu xây dựng nhà ở của người dân tăng;

- Thời tiết trong tháng 6/2021 khắc nghiệt nên nhiều loại rau ăn lá phát triển chậm, khô héo, sâu bệnh nên giá một số loại rau tươi tăng hơn so với tháng trước;

- Giá một số loại thực phẩm có xu hướng tăng do nhu cầu của người dân trong mùa dịch tăng;

- Giá gas biến động theo thị trường trong nước, từ ngày 01/6/2021 được điu chnh tăng 12.000 đồng/bình 12kg , tăng 3,31% so với tháng trước;

- Đồng thời, do thời tiết nắng nóng nên người dân sử dụng các thiết bị làm mát tăng làm giá điện tăng 1,76% so với tháng trước.

Bên cạnh nguyên nhân tăng CPI, còn có nguyên nhân làm giảm CPI tháng 6 năm 2021:

- Chỉ số giá nhóm lương thực giảm 0,66% so tháng trước nguyên nhân chủ yếu do gạo vào vụ mùa mới nhưng lượng dữ trữ trong dân còn nhiều nên giá gạo mùa giảm nhẹ.

Diễn biến giá tiêu dùng tháng 6 năm 2021 của một số nhóm hàng chính như sau:

- Hàng ăn và dịch vụ ăn uống: Tăng 0,11% so tháng trước, góp phần tăng CPI chung 0,04%, trong đó: + Lương thực: Giảm 0,66% so tháng trước, cụ thể: Gạo tẻ thường giảm 1,16%; gạo tẻ ngon giảm 1,79% so tháng trước. Tuy nhiên, giá nhóm bột mỳ và ngũ cốc khác tăng 0,83% do hết mùa, cụ thể: Ngô tăng 3,09%; khoai tăng 0,17% so tháng trước.

+ Thực phẩm: Tăng 0,26% so tháng trước, cụ thể: Giá các mặt hàng thịt gia súc tăng 0,12%, trong đó: Giá nhóm thịt lợn tăng 0,13%; nhóm thịt bò tăng 0,12%; nội tạng động vật tăng 0,05% so tháng trước. Đồng thời, nhóm thịt chế biến tăng 0,14% (nhóm thịt quay, giò, chả tăng 0,14%) so tháng trước.

Giá nhóm thịt gia cầm giảm 0,98%, cụ thể: Giá thịt gia cầm khác giảm 3,26% do nguồn cung ổn định. Theo đó, giá nhóm trứng các loại giảm 3,56% so tháng trước.

Giá các mặt hàng thủy sản tươi sống tăng 0,15%, trong đó nhóm cá tươi hoặc ướp lạnh tăng 0,30% so tháng trước.

Giá nhóm rau tươi, khô và chế biến tăng 3,45% so tháng trước. Cụ thể: Bắp cải tăng 8,74%; su hào tăng 9,89%; cà chua tăng 9,20%; khoai tây tăng 1,86%; đỗ quả tươi tăng 12,52%; rau dạng quả, củ tăng 3,89%; rau tươi khác tăng 5,82%...

Giá nhóm quả tươi, chế biến giảm 1,07% so tháng trước do nguồn cung dồi dào. Cụ thể: Xoài giảm 11,04%; quả tươi khác giảm 1,88% so tháng trước.

- Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng: Tăng 0,79% so tháng trước, góp phần tăng CPI chung 0,12%, trong đó giá điện sinh hoạt tăng 1,76% so tháng trước.

Giá dầu hoả tăng 4,36% so tháng trước theo biến động của giá xăng dầu góp phần làm giá nhóm này tăng.

Đồng thời giá nhóm vật liệu bảo dưỡng nhà ở tiếp tục tăng 1,47% so với tháng trước do nhu cầu xây dựng của người dân có xu hướng tăng, cụ thể: Giá nhóm vật liệu bảo dưỡng nhà ở chính tăng 1,47%; nhóm vật liệu bảo dưỡng nhà ở khác tăng 0,85% so tháng trước.

- Nhóm giao thông: Tăng 0,64% so tháng trước, góp phần tăng CPI chung 0,08%, chủ yếu do chỉ số giá nhóm nhiên liệu tăng 2,83% so tháng trước do hai đợt điều chỉnh giá xăng, dầu vào ngày 27/5/2021 và ngày 11/6/2021, cụ thể: Giá xăng tăng 2,95%; giá dầu diezel tăng 4,09% so tháng trước.

- Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch: Giảm 0,01% so tháng trước do nguồn cung về hoa dồi dào, giá nhóm này giảm 0,22%, cụ thể: Giá cây, hoa cảnh giảm 0,57% so tháng trước.

* Chỉ số giá vàng99,99%

Giá vàng trong tỉnh biến động theo giá vàng trong nước, bình quân tháng 6/2021 giá vàng tăng 0,44% so với tháng trước, giá vàng dao động quanh mức 5,28 triệu đồng/chỉ, tăng 36,94% so với kỳ gốc 2019, tăng 10,11% so cùng kỳ năm trước và giảm 1,22% so tháng 12 năm trước, bình quân 6 tháng tăng 17,71% so cùng kỳ.

* Chỉ số giá đô la Mỹ (USD)

Giá đô la Mỹ (USD) tháng này có giá bình quân 22.917 đồng/USD, giảm 0,15% so với tháng trước,giảm 0,78% so với kỳ gốc 2019, giảm 0,92% so cùng kỳ năm trước và giảm 0,53% so với tháng 12 năm trước, bình quân 6 tháng giảm 1,08% so cùng kỳ./.

Đơn vị tính: %

Chỉ số giá tháng báo cáo so với:

Chỉ số giá bình quân kỳ báo cáo so với cùng kỳ năm trước

Kỳ gốc

Cùng kỳ năm trước

Tháng 12 năm trước

Tháng trước

CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG CHUNG

104.08

102.09

100.84

100.23

102.09

Hàng ăn và dịch vụ ăn uống

106.90

99.81

98.70

100.11

99.71

Trong đó:

Lương thực

105.86

103.39

98.82

99.34

103.79

Thực phẩm

108.10

98.82

98.21

100.26

98.64

Ăn uống ngoài gia đình

103.97

100.73

100.08

100.07

100.69

Đồ uống và thuốc lá

103.28

100.21

100.15

100.00

100.26

May mặc, giày dép và mũ nón

104.11

100.00

99.99

100.00

99.96

Nhà ở và vật liệu xây dựng

105.24

105.37

103.41

100.79

103.99

Thiết bị và đồ dùng gia đình

103.14

100.37

100.28

100.00

100.35

Thuốc và dịch vụ y tế

102.68

100.00

100.00

100.00

100.01

Giao thông

97.51

110.66

106.88

100.64

113.20

Bưu chính viễn thông

99.77

99.05

99.99

100.00

99.05

Giáo dục

106.41

104.02

100.00

100.00

104.02

Văn hoá, giải trí và du lịch

99.02

100.08

100.01

99.99

100.10

Hàng hóa và dịch vụ khác

102.93

100.09

100.00

100.00

100.16

CHỈ SỐ GIÁ VÀNG

136.94

110.11

98.78

100.44

111.61

CHỈ SỐ GIÁ ĐÔ LA MỸ

99.22

99.08

99.47

99.85

98.72

[Trở về]
Các tin đã đăng
  • Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 năm 2021
  • Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 năm 2021
  • Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 năm 2021
  • Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 năm 2021
  • Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1 năm 2021
  • Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 năm 2020
  • Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 năm 2020
  • Gởi bài
  • Unicode
  • Góp ý

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỤC THỐNG KÊ TỈNH QUẢNG BÌNH Địa chỉ: Phường Đức Ninh Đông - TP Đồng Hới - Quảng Bình Điện thoại: (052) 3822054 - Fax: (052) 3844598 - Email: quangbinh@gso.gov.vn

Từ khóa » Chỉ Số Giá Tiêu Dùng Năm 2021 Là Bao Nhiêu