Chỉ Số HDI Của Các Nước Trên Thế Giới - Mới Cập Nhập - Update Thôi

Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam và các chỉ số thành phần

Chỉ số phát triển con người (HDI) là chỉ tiêu tổng hợp của tổng hợp, phản ánh về 3 mặt: thu nhập, sức khỏe, giáo dục.

HDI của Việt Nam đã liên tục tăng lên trong những năm gần đây.

Về HDI, các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới được chia thành 4 nhóm: nhóm 1 - nhóm rất cao, có HDI từ 0,800 trở lên; nhóm 2 - nhóm cao, có HDI từ 0,400 đến dưới 0,800; nhóm 3 - nhóm trung bình, có HDI từ 0,550 đến dưới 0,400; nhóm 4 - nhóm thấp, có HDI dưới 0,550.

HDI của Việt Nam đã liên tục tăng lên trong những năm gần đây. Theo đó, Việt Nam đã chuyển từ nhóm trung bình lên nhóm cao từ năm 2019 đến nay.

Việt Nam có vị trí về HDI cao hơn vị trí về thu nhập - tức là thứ bậc về HDI cao hơn thứ bậc về thu nhập. Điều đó là phù hợp với nền kinh tế mà Việt Nam lựa chọn là nền kinh tế thị trường theo định hướng vì con người.

Tuy nhiên, về HDI, Việt Nam vẫn còn đứng ở thứ bậc thấp. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 7 (cách khá xa so với Singapore, Brunei, Malaysia, Thái Lan, thấp hơn Indonesia, Philippines); đứng thứ 28 ở châu Á và đứng thứ 116/158 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có số liệu so sánh.

Trong các chỉ số thành phần, thì sức khỏe - biểu hiện chủ yếu là tuổi thọ bình quân (với giá trị cao nhất là 85 năm, giá trị thấp nhất là 20 năm) của Việt Nam đạt mức cao nhất trong 3 chỉ số thành phần. Tuổi thọ bình quân của Việt Nam đạt 73,7 năm, đứng thứ 5 ở khu vực Đông Nam Á, cao hơn mức bình quân 72 năm của khu vực này, đứng thứ 26 ở châu Á và cao hơn mức 73 năm của châu lục này; đứng thứ 87 trên thế giới và cao hơn mức 73 của thế giới.

Đây là kết quả tổng hợp của thu nhập, văn hóa, thể thao, là kết quả trực tiếp của công tác y tế và chăm sóc sức khỏe. Về mặt này, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Hệ thống khám chữa bệnh được hình thành ở 4 cấp (xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp/huyện, quận, thành phố, thị xã/tỉnh, thành phố/trung ương). Bên cạnh các cơ sở khám chữa bệnh công lập, còn có hàng vạn cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập…

Tuy nhiên, số giường bệnh bình quân 1 vạn dân còn thấp, nhiều bệnh viện ở tuyến trên còn tình trạng bệnh nhân phải nằm ghép, nằm giường kê ở hành lang…, còn không ít lao động làm việc ở khu vực không chính thức, không ít người già không có tiền hưu trí, bảo hiểm y tế…

Thu nhập (GNI tính bằng USD theo tỷ giá sức mua tương đương bình quân đầu người với giá trị tối đa là 75000, giá trị tối thiểu là 100) của Việt Nam năm 2020 đạt 0.664 - cao thứ 2 trong 3 chỉ số thành phần. Đây là kết quả tích cực của việc tăng trưởng liên tục trong thời gian dài (tính đến năm 2020 đạt 39 năm, dài thứ hai thế giới), với tỷ giá VND/USD ổn định trong gần 10 năm qua và tốc độ tăng dân số giảm xuống còn mức thấp (tỷ suất tăng tự nhiên chỉ còn 0,93%, tỷ lệ tăng chung chỉ còn 0,95%), tốc độ tăng năng suất lao động đạt khá; tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp cao lên…

Tuy nhiên, do điểm xuất phát thấp, nên GNI bình quân đầu người của Việt Nam còn thấp (năm 2021 ước đạt 10.709 USD), thấp thứ 7 ở Đông Nam Á, thứ 26 ở châu Á và thứ 81/116 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới có số liệu so sánh. Tốc độ tăng năng suất khá nhưng mức năng suất lao động còn thấp. “Cơ cấu dân số vàng” có xu hướng qua nhanh, “cơ cấu dân số già” đến nhanh, làm cho Việt Nam vẫn đứng trước nguy cơ “tụt hậu xa hơn” và nguy cơ “chưa giàu đã già”…

Chỉ số giáo dục của Việt Nam đã tăng từ 0,618 năm 2016 lên 0,621 năm 2017, lên 0,625 năm 2018, lên 0,641 năm 2019 và lên 0,640 năm 2020. Có 5 địa phương có chỉ số giáo dục năm 2020 cao nhất Việt Nam, là Hà Nội 0,783; Đà Nẵng 0,763, Hải Phòng 0,732, TP.HCM 0,730, Hưng Yên 0,692.

Tuy nhiên, lĩnh vực giáo dục - đào tạo cũng có những hạn chế, thách thức. Đối với mẫu giáo, số học sinh bình quân một lớp học, bình quân một giáo viên nhiều nơi còn cao. Đối với phổ thông, việc chuẩn hóa cấp học, giáo trình, mật độ học sinh, lớp học cấp tiểu học ở một số đô thị lớn, chế độ đối với giáo viên… cần được quan tâm. Đối với đại học, cao đẳng, cần quan tâm hoàn thiện cơ cấu môn học, cơ cấu đào tạo ngành, nghề, lý thuyết và thực hành, đào tạo và sử dụng…

Cùng với đó, cơ cấu đào tạo có sự chuyển dịch, nhưng vẫn còn tình trạng “thầy nhiều hơn thợ”… Giáo dục và đào tạo chưa thực sự trở thành quốc sách hàng đầu… Tăng trưởng về số lượng là cần thiết, nhưng nâng cao về chất lượng còn quan trọng hơn.

Chiều 16-12, tại Hà Nội, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố Báo cáo Phát triển con người toàn cầu năm 2020 với tiêu đề “Giới tuyến tiếp theo: Phát triển con người trong kỷ nguyên con người tác động lên khí hậu và môi trường”. UNDP đánh giá cao Việt Nam với chủ trương phát triển lấy con người làm trung tâm, ưu tiên phát triển con người và thúc đẩy bình đẳng trong các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Báo cáo đưa ra một kết quả quan trọng, Việt Nam đã vào nhóm các nước có Chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao trên thế giới, nhưng sự tiến bộ vượt bậc này đi kèm với áp lực tương đối lớn đối với hành tinh. Theo đó, chỉ số HDI năm 2019 là 0,704, đưa Việt Nam vào nhóm phát triển con người cao và xếp thứ 117 trong số 189 quốc gia và vùng lãnh thổ. Từ năm 1990 đến 2019, giá trị HDI của Việt Nam đã tăng gần 46%, nằm trong số các nước có tốc độ tăng HDI cao nhất trên thế giới... Về chất lượng phát triển con người, Việt Nam thực hiện tốt các chỉ số y tế, giáo dục, việc làm và phát triển nông thôn. Việt Nam nằm trong nhóm đầu trong ba nhóm về số năm không sống khỏe theo tỷ lệ phần trăm tuổi thọ (11,7%) và số giường bệnh (32 giường/100 nghìn dân); tất cả giáo viên tiểu học đều được đào tạo, điện khí hóa nông thôn đạt 100% dân số, tỷ lệ thất nghiệp thấp.

“Đây là báo cáo vô cùng quan trọng, giúp Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đưa ra những quyết sách quan trọng để Việt Nam phát triển bền vững trong thời gian tới”, bà Nguyễn Thị Thanh Mai, Phó vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và lao động (Tổng cục Thống kê) nhận định.

Thưa bà, HDI là chỉ số vô cùng quan trọng nhằm đo lường sự phát triển của mỗi quốc gia, lãnh thổ, nhưng vì sao đến bây giờ, Tổng cục Thống kê mới có Báo cáo HDI?

Chỉ số HDI của các nước trên thế giới
Bà Nguyễn Thị Thanh Mai, Phó vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và lao động (Tổng cục Thống kê).

HDI là chỉ tiêu kinh tế - xã hội tổng hợp, đo lường sự phát triển của con người trên 3 phương diện: sức khỏe, giáo dục và thu nhập của quốc gia, lãnh thổ, từng địa phương của mỗi một quốc gia. Chính vì vậy, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) khuyến cáo các quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế tính toán và công bố thường xuyên chỉ số này.

Trong những năm gần đây, Tổng cục Thống kê đã biên soạn, công bố HDI của cả nước trong Niên giám Thống kê hàng năm và một số sản phẩm thông tin thống kê khác. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên, Việt Nam có Báo cáo HDI đầy đủ, chi tiết, cụ thể cho cả một giai đoạn (2016 - 2020).

Báo cáo HDI giai đoạn 2016-2020 đã đi sâu phân tích, tổng hợp các tiêu chí góp phần phản ánh động thái và thực trạng kinh tế - xã hội của đất nước những năm vừa qua trên 3 tiêu chí quan hệ trực tiếp đến mỗi người dân, đó là, sức khỏe, giáo dục và thu nhập, từ đó xác định vị thế, tiềm lực của đất nước khi so sánh HDI với các nước khác.

Với 0,706 điểm (HDI đạt tối đa bằng 1), Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có HDI thuộc hạng khá trên thế giới theo tiêu chí của UNDP. Tuy nhiên, từ năm 2017 đến nay, thứ hạng HDI của Việt Nam không tăng, đứng ở vị trí 119-117/180 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Vì sao vậy, thưa bà?

HDI của Việt Nam từ năm 2016 đến năm 2020 liên tục tăng, nhưng mức tăng không nhiều. Nguyên nhân chính là 3 chỉ số thành phần có tăng hằng năm, nhưng tốc độ tăng khá chậm. Cụ thể, Chỉ số sức khỏe năm 2020 chỉ tăng 0,004 điểm so với năm 2016, Chỉ số giáo dục tăng 0,022 điểm, Chỉ số thu nhập tăng 0,040.

Chỉ số sức khỏe đóng góp vào HDI nhiều nhất, nhưng lại tăng chậm nhất, do tuổi thọ của người dân Việt Nam đã ở mức cao. Khi đã đạt mức cao, thì việc tuổi thọ tiếp tục tăng nhanh như trước là rất khó.

Về Chỉ số giáo dục, trong giai đoạn 2016 - 2020, Việt Nam không có chính sách đặc biệt nào giúp làm thay đổi đáng kể số năm đi học bình quân và số năm đi học kỳ vọng của người dân, khiến chỉ số này tăng chậm.

Chính vì vậy, mặc dù đạt 0,706 điểm vào năm 2020 và được UNDP chuyển từ Nhóm 3 - nhóm quốc gia có HDI trung bình lên Nhóm 2 - nhóm cao, nhưng HDI của Việt Nam mới ở mức thấp của Nhóm 2 và thứ hạng của HDI của Việt Nam so với các quốc gia trên thế giới và trong khu vực vẫn chưa được cải thiện.

Giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu của Việt Nam và thực tế hàng năm, ngân sách nhà nước dành 20% tổng chi cho giáo dục. Vậy vì sao chỉ số này tăng khá thấp?

Việt Nam tự hào là một trong những quốc gia có tỷ lệ trẻ em đi học đúng tuổi ở độ tuổi tiểu học vào loại cao của thế giới. Theo kết quả điều tra biến động dân số, có 98,4% trẻ em được đi học đúng tuổi ở độ tuổi tiểu học. Các chương trình phổ cập giáo dục tiểu học được Đảng và Nhà nước thực hiện nhiều năm nay là nguyên nhân chính giúp tỷ lệ này luôn cao. Tuy nhiên, ở trình độ đào tạo cao hơn, tỷ lệ đến trường giảm dần.

Điều đáng nói là, từ năm 2016 đến nay, tỷ lệ trẻ em đi học đúng tuổi có tăng, nhưng với tốc độ chậm, có thể do những chính sách đổi mới căn bản và toàn diện trong giáo dục những năm qua vẫn chưa thật sự phát huy hiệu quả. Kết quả là, Chỉ số giáo dục có tăng, nhưng tốc độ rất chậm. Nếu như năm 2016, Chỉ số giáo dục của Việt Nam được chấm 0,618 điểm, thì đến năm 2020 chỉ nhích lên 0,640 điểm, do trong suốt 5 năm qua, Việt Nam không có chính sách đặc biệt nào để cải thiện lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Tính toán HDI của Việt Nam có thực sự chính xác không, khi tuổi thọ (thước đo Chỉ số sức khỏe) bình quân đã đạt 73,7 năm, nhưng trên thực tế, đa phần người dân ngoài 65 tuổi đã sống chung với bệnh tật, thậm chí là trọng bệnh?

Mặc dù có nhiều ưu điểm, nhưng cũng giống như rất nhiều chỉ tiêu định lượng tổng hợp khác, HDI vẫn chưa phản ánh được mọi khía cạnh kinh tế - xã hội, đặc biệt là mặt chất của sự phát triển. Điển hình như sự khác biệt giữa Chỉ số sức khỏe (tính theo tuổi thọ trung bình) và tuổi thọ khỏe mạnh; khoảng cách giữa Chỉ số giáo dục và chất lượng đào tạo hoặc Chỉ số thu nhập và tình trạng bất bình bình đẳng thu nhập.

Tất cả những vấn đề này không phải của riêng Việt Nam, mà của tất cả các quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy, Việt Nam không sử dụng Chỉ số HDI để thay thế các chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác, mà phải đồng thời sử dụng nhiều chỉ tiêu khác nhau mới có được bức tranh đầy đủ về thực trạng kinh tế - xã hội của cả nước, cũng như từng địa phương.

Còn về tính toán HDI, tôi khẳng định, cách tính HDI mà Việt Nam áp dụng đang được các quốc gia, vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế thống nhất thực hiện. Báo cáo HDI giai đoạn 2016-2020 đã thu thập đầy đủ dữ liệu thông tin đầu vào để biên soạn các chỉ tiêu HDI của cả nước và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong giai đoạn vừa qua.

Chỉ số thu nhập là một trong 3 cấu phần tính HDI. Làm sao có thể tính được thu nhập của người dân của từng địa phương vì không thể lấy GRDP để tính toán, thưa bà?

Theo hướng dẫn của UNDP, Chỉ số thu nhập bình quân đầu người căn cứ vào GNI (thu nhập quốc gia), chứ không phải GDP hay GRDP quy ra sức mua tương đương. Hàng năm, hàng quý, Tổng cục Thống kê đều công bố GDP, thậm chí cả GRDP, cũng như GNI, nhưng nhiều người ít quan tâm đến GNI, mặc dù chỉ số này phản ánh quy mô của nền kinh tế thực tế hơn so với GDP.

Vì Tổng cục Thống kê công bố GNI hằng năm, nên việc tính toán Chỉ số thu nhập bình quân đầu người và quy ra sức mua tương đương của cả nước khi tính HDI rất đơn giản. Tuy nhiên, ở các địa phương chỉ có GRDP, chứ không có GNI, khiến việc tính HDI cho từng địa phương khá phức tạp. Chính vì vậy, Tổng cục Thống kê đã nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia có tính HDI theo vùng, lãnh thổ.

Theo đó, sử dụng tỷ lệ GNI so với GDP trên phạm vi toàn quốc để chuyển GRDP sang GNI của từng địa phương, từ đó tính HDI của từng địa phương. Thực ra, đây là giải pháp tình thế, nhưng trong bối cảnh hiện tại thì không có giải pháp nào tốt hơn.

Mạnh Bôn baodautu.vn

Từ khóa » Chỉ Số Hdi Của Một Số Nước Trên Thế Giới