Chỉ Số Phát Triển Con Người (HDI) Của Việt Nam Và Các Chỉ Số Thành ...
Có thể bạn quan tâm
- Ưu tiên tăng trưởng, tạo nền tảng vững chắc để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Tinh gọn bộ máy cần hành động quyết liệt theo tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng"
- Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra
- Kích cầu để thúc tăng trưởng
- Cuối tháng 12/2024 có thể có kết quả tinh gọn bộ máy của Quốc hội
- Chậm nhất tháng 6/2025 cơ bản hoàn thành phủ sóng di động tất cả các vùng chưa có sóng
- Cải thiện Chỉ số Phát triển con người
- Nhìn vào HDI để đưa ra những quyết sách cho sự phát triển
HDI của Việt Nam đã liên tục tăng lên trong những năm gần đây. |
Về HDI, các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới được chia thành 4 nhóm: nhóm 1 - nhóm rất cao, có HDI từ 0,800 trở lên; nhóm 2 - nhóm cao, có HDI từ 0,400 đến dưới 0,800; nhóm 3 - nhóm trung bình, có HDI từ 0,550 đến dưới 0,400; nhóm 4 - nhóm thấp, có HDI dưới 0,550.
HDI của Việt Nam đã liên tục tăng lên trong những năm gần đây. Theo đó, Việt Nam đã chuyển từ nhóm trung bình lên nhóm cao từ năm 2019 đến nay.
Việt Nam có vị trí về HDI cao hơn vị trí về thu nhập - tức là thứ bậc về HDI cao hơn thứ bậc về thu nhập. Điều đó là phù hợp với nền kinh tế mà Việt Nam lựa chọn là nền kinh tế thị trường theo định hướng vì con người.
Tuy nhiên, về HDI, Việt Nam vẫn còn đứng ở thứ bậc thấp. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 7 (cách khá xa so với Singapore, Brunei, Malaysia, Thái Lan, thấp hơn Indonesia, Philippines); đứng thứ 28 ở châu Á và đứng thứ 116/158 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có số liệu so sánh.
Trong các chỉ số thành phần, thì sức khỏe - biểu hiện chủ yếu là tuổi thọ bình quân (với giá trị cao nhất là 85 năm, giá trị thấp nhất là 20 năm) của Việt Nam đạt mức cao nhất trong 3 chỉ số thành phần. Tuổi thọ bình quân của Việt Nam đạt 73,7 năm, đứng thứ 5 ở khu vực Đông Nam Á, cao hơn mức bình quân 72 năm của khu vực này, đứng thứ 26 ở châu Á và cao hơn mức 73 năm của châu lục này; đứng thứ 87 trên thế giới và cao hơn mức 73 của thế giới.
Đây là kết quả tổng hợp của thu nhập, văn hóa, thể thao, là kết quả trực tiếp của công tác y tế và chăm sóc sức khỏe. Về mặt này, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Hệ thống khám chữa bệnh được hình thành ở 4 cấp (xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp/huyện, quận, thành phố, thị xã/tỉnh, thành phố/trung ương). Bên cạnh các cơ sở khám chữa bệnh công lập, còn có hàng vạn cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập…
Tuy nhiên, số giường bệnh bình quân 1 vạn dân còn thấp, nhiều bệnh viện ở tuyến trên còn tình trạng bệnh nhân phải nằm ghép, nằm giường kê ở hành lang…, còn không ít lao động làm việc ở khu vực không chính thức, không ít người già không có tiền hưu trí, bảo hiểm y tế…
Thu nhập (GNI tính bằng USD theo tỷ giá sức mua tương đương bình quân đầu người với giá trị tối đa là 75000, giá trị tối thiểu là 100) của Việt Nam năm 2020 đạt 0.664 - cao thứ 2 trong 3 chỉ số thành phần. Đây là kết quả tích cực của việc tăng trưởng liên tục trong thời gian dài (tính đến năm 2020 đạt 39 năm, dài thứ hai thế giới), với tỷ giá VND/USD ổn định trong gần 10 năm qua và tốc độ tăng dân số giảm xuống còn mức thấp (tỷ suất tăng tự nhiên chỉ còn 0,93%, tỷ lệ tăng chung chỉ còn 0,95%), tốc độ tăng năng suất lao động đạt khá; tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp cao lên…
Tuy nhiên, do điểm xuất phát thấp, nên GNI bình quân đầu người của Việt Nam còn thấp (năm 2021 ước đạt 10.709 USD), thấp thứ 7 ở Đông Nam Á, thứ 26 ở châu Á và thứ 81/116 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới có số liệu so sánh. Tốc độ tăng năng suất khá nhưng mức năng suất lao động còn thấp. “Cơ cấu dân số vàng” có xu hướng qua nhanh, “cơ cấu dân số già” đến nhanh, làm cho Việt Nam vẫn đứng trước nguy cơ “tụt hậu xa hơn” và nguy cơ “chưa giàu đã già”…
Chỉ số giáo dục của Việt Nam đã tăng từ 0,618 năm 2016 lên 0,621 năm 2017, lên 0,625 năm 2018, lên 0,641 năm 2019 và lên 0,640 năm 2020. Có 5 địa phương có chỉ số giáo dục năm 2020 cao nhất Việt Nam, là Hà Nội 0,783; Đà Nẵng 0,763, Hải Phòng 0,732, TP.HCM 0,730, Hưng Yên 0,692.
Tuy nhiên, lĩnh vực giáo dục - đào tạo cũng có những hạn chế, thách thức. Đối với mẫu giáo, số học sinh bình quân một lớp học, bình quân một giáo viên nhiều nơi còn cao. Đối với phổ thông, việc chuẩn hóa cấp học, giáo trình, mật độ học sinh, lớp học cấp tiểu học ở một số đô thị lớn, chế độ đối với giáo viên… cần được quan tâm. Đối với đại học, cao đẳng, cần quan tâm hoàn thiện cơ cấu môn học, cơ cấu đào tạo ngành, nghề, lý thuyết và thực hành, đào tạo và sử dụng…
Cùng với đó, cơ cấu đào tạo có sự chuyển dịch, nhưng vẫn còn tình trạng “thầy nhiều hơn thợ”… Giáo dục và đào tạo chưa thực sự trở thành quốc sách hàng đầu… Tăng trưởng về số lượng là cần thiết, nhưng nâng cao về chất lượng còn quan trọng hơn.
Những vấn đề đặt ra với Chỉ số Phát triển con người (HDI) của Việt Nam Lần đầu tiên, Việt Nam công bố HDI (Chỉ số Phát triển con người, được đo lường bằng các chỉ số thành phần là sức khỏe, giáo dục và thu... #Chỉ số phát triển con người # HDI # thu nhập # sức khỏe # giáo dục Bình luận bài viết này Xem thêm trên Báo Đầu Tư- Ưu tiên tăng trưởng, tạo nền tảng vững chắc để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Tinh gọn bộ máy cần hành động quyết liệt theo tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng"
- Tổng Bí thư Tô Lâm: Không để cơ quan nhà nước là "vùng trú ẩn an toàn" cho cán bộ yếu kém
- Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2024
- Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra
- Kích cầu để thúc tăng trưởng
- Hà Nội ban hành kế hoạch sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025
- Cuối tháng 12/2024 có thể có kết quả tinh gọn bộ máy của Quốc hội
- Chủ tịch Quốc hội: Tiếp tục đổi mới, tạo tiền đề phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới
- Bổ sung dự toán chi cải cách tiền lương, tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng
- Chậm nhất tháng 6/2025 cơ bản hoàn thành phủ sóng di động tất cả các vùng chưa có sóng
- 1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 1/12
- 2 Cuối tháng 12/2024 có thể có kết quả tinh gọn bộ máy của Quốc hội
- 3 Quyết định đầu tư đại dự án đường sắt tốc độ 350 km/h, sơ bộ vốn 1.713.548 tỷ đồng
- 4 Quyết định thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại trên toàn quốc
- 5 Xây dựng đoạn tuyến từ cầu Đại Ngãi nối Quốc lộ 60 thuộc địa phận tỉnh Sóc Trăng
- M&A Forum 2024: Nhộn nhịp thương vụ
- 500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc
- Việt Nam sẵn sàng đón dòng vốn dịch chuyển
- Quy hoạch tổng thể quốc gia - Quy hoạch tỉnh, thành
- Coteccons được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp bền vững trong lĩnh vực sản xuất tại CSI 2024
- Gem Park - Lợi cho người ở, lãi cho người đầu tư
- Chung kết Giọng hát hay Hà Nội 2024: Vinh danh các giọng ca xuất sắc nhất
- Sơn Hoà Bình tái định vị doanh nghiệp cùng bộ nhận diện thương hiệu mới
- PepsiCo Foods Việt Nam được vinh danh là Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- Khám phá cơ hội hợp tác tại Hội thảo về hợp tác kinh doanh Malaysia - Việt Nam
Từ khóa » Chỉ Số Hdi Của Một Số Nước Trên Thế Giới
-
Danh Sách Quốc Gia Theo Chỉ Số Phát Triển Con Người - Wikipedia
-
Chỉ Số Phát Triển Con Người – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cho Bảng Số Liệu:CHỈ SỐ HDI CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI ...
-
Chỉ Số HDI Của Các Nước Trên Thế Giới - Mới Cập Nhập - Update Thôi
-
CHỈ SỐ HDI CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2010 VÀ ...
-
Cho Bảng Số Liệu: CHỈ SỐ HDI CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ ...
-
Danh Sách Quốc Gia Theo Chỉ Số Phát Triển Con Người
-
CHỈ SỐ HDI CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2010 VÀ ...
-
[PDF] CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI (HDI) - Tổng Cục Thống Kê
-
[PDF] Chỉ Số Phát Triển Con Người Của Việt Nam Giai đoạn 2016-2020
-
Cải Thiện Chỉ Số Phát Triển Con Người
-
[PDF] PHƯƠNG PHÁP MỚI TRONG TÍNH TOÁN CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN ...
-
Tăng Trưởng Toàn Diện, Chỉ Số đo Lường. - Chi Tiết Tin