Chỉ Số Huyết áp Và Những điều Bạn Phải Nằm Lòng
Có thể bạn quan tâm
Chỉ số huyết áp là thước đo phản ánh cho mức độ khỏe mạnh của tim và hệ tuần hoàn. Chỉ số này có mặt hầu như trong mọi kết quả khám chữa bệnh. Bạn có thể dễ dàng nắm bắt biết được chỉ số huyết áp của mình có bình thường hay không bằng cách theo dõi các thông tin dưới đây.
Hiểu về chỉ số huyết áp thế nào là bình thường là cao sẽ giúp bạn giảm rủi ro
Chỉ số huyết áp là gì? Ý nghĩa của chỉ số huyết áp
Chỉ số huyết áp là con số thể hiện áp lực máu tác động lên thành mạch khi tim co bóp và khi tim giãn. Chỉ số này gồm hai thành phần chính là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
- Huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) là áp lực của máu lên động mạch khi tim co bóp. Chỉ số này thể hiện khả năng bơm máu từ tim đến các cơ quan..
- Huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) là áp lực của máu lên động mạch khi cơ tim đang giãn nghỉ. Chỉ số này đại diện cho khả năng đàn hồi của mạch máu.
Khi đo, kết quả chỉ số huyết áp của bạn sẽ được trả về ở dạng huyết áp tâm thu/huyết áp tâm trương. Ví dụ chỉ số bạn nhận được là 150/90 mmHg thì 150 là huyết áp tâm trương, còn 90 là huyết áp tâm thu.
Nếu đo bằng máy đo cầm tay tại nhà, chỉ số phía trên, ngang với ký tự SYS sẽ là huyết áp tâm thu. Chỉ số phía dưới, ngang với ký tự SIA sẽ là huyết áp tâm trương còn Pulse là nhịp tim của bạn.
Vị trí huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương trên máy đo huyết áp
Chỉ số huyết áp phản ánh trạng thái hoạt động của tim và mạch máu. Vì vậy việc theo dõi thường xuyên chỉ số huyết áp sẽ giúp bạn kịp thời phát hiện sớm các bệnh lý tim mạch cũng như theo dõi hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ gặp các biến cố đe dọa tính mạng.
Chỉ số huyết áp bình thường là bao nhiêu?
Theo Hội tim mạch học thành phố Hồ Chí Minh, chỉ số huyết áp bình thường tối ưu ở người lớn là dưới 120/80 mmHg. Tuy nhiên nếu huyết áp tâm thu của bạn từ 120 - 129, huyết áp tâm trương là 80 - 84 thì vẫn được coi là bình thường.
Tăng huyết áp được xác định khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên và/hoặc huyết áp tâm trương trên 90 mmHg. Ngược lại nếu huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60 mmHg, bạn đang bị huyết áp thấp.
Cụ thể, bạn có thể xem bảng phân loại chỉ số huyết áp chuẩn dưới đây để so sánh với chỉ số huyết áp của mình.
|
|
| |
|
|
|
|
|
| ||
|
|
|
|
|
|
|
Bảng xác định tăng huyết áp dựa trên huyết áp phòng khám và huyết áp tại nhà
Ngoài huyết áp tâm thu và tâm trương, để xác định chỉ số huyết áp của bạn có bình thường, có an toàn không còn phải căn cứ vào mức chênh lệch giữa hai chỉ số này. Chênh lệch càng lớn > 40mmHg thì nguy cơ gặp biến chứng suy tim, đột quỵ sẽ ít hơn. Ngược lại nếu 2 chỉ số chênh lệch nhau < 20 mmHg (huyết áp kẹt) thì bạn sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn.
Nếu bạn đang phân vân huyết áp của mình có bình thường hay không, hãy gọi ngay cho chuyên gia theo số 0981.238.219 để được tư vấn.
Bảng chỉ số huyết áp theo độ tuổi
Huyết áp ở mỗi độ tuổi thường sự chênh lệch nhất định. Theo khảo sát của Bệnh viện Nhi đồng Gia đình Stead, Đại học Iowa và Trung tâm Thống kê Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, chỉ số huyết áp bình thường ở các độ tuổi như sau:
Trẻ em | Huyết áp tâm thu | Huyết áp tâm trương |
Trẻ sơ sinh 0 - 1 tháng | 60 - 69 | 20 - 60 |
Trẻ sơ sinh | 87 - 105 | 53 - 66 |
Trẻ mới biết đi | 95 - 105 | 53 - 66 |
Trẻ mẫu giáo | 95 - 110 | 56 - 70 |
Trẻ trong độ tuổi đi học | 97 - 112 | 57 - 71 |
Thanh thiếu niên | 112 - 128 | 66 - 80 |
Bảng chỉ số huyết áp theo độ tuổi ở trẻ em
|
|
| ||
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng chỉ số huyết áp theo độ tuổi ở người lớn
Làm gì khi chỉ số huyết áp bất thường?
Huyết áp cao hay thấp đều gây rủi ro cho sức khỏe. Tăng huyết áp có thể gây tắc nghẽn dòng máu, dẫn tới suy tim, đột quỵ não. Hạ huyết áp lại gây mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh, tay chân run rẩy, ngã do mất thăng bằng... Vì thế với trường hợp nào cũng cần có biện pháp xử trí phù hợp.
Xử trí khi chỉ số huyết áp thấp
Khi huyết áp giảm đột ngột (người choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, hồi hộp, tim đập nhanh), bạn nên nghỉ ngơi, dùng kẹo, nước đường hoặc nước gừng ấm… để làm tăng huyết áp. Nếu vẫn cảm thấy không tỉnh táo, lơ mơ, mất dần ý thức thì cần nhanh chóng tới cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ hỗ trợ.
Về lâu dài để huyết áp về giới hạn an toàn, bạn cần:
- Ăn nhiều bữa trong ngày, thêm 1-2 bữa phụ xen kẽ bữa chính.
- Nên ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa…
- Hạn chế sử dụng bia. rượu, đồ uống có cồn, mướp đắng, ớt, quả kiwi, lòng trắng trứng, tảo biển...
- Nên thường xuyên mang theo kẹo, socola... bên người phòng trường hợp hạ huyết áp đột ngột.
- Nếu bị hạ huyết áp thường xuyên, cần đi khám để tìm nguyên nhân và được kê đơn thuốc phù hợp.
Trà gừng và kẹo ngọt hỗ trợ rất tốt khi chỉ số huyết áp giảm đột ngột
Xử trí khi chỉ số huyết áp cao
Hiện nay có rất nhiều cách để giảm huyết áp tại nhà như:
- Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp (amlodipine, atenolol, enalapril…).
- Điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống: Hạn chế muối và các thực phẩm nhiều muối, ăn tăng rau xanh, bỏ rượu bia, thuốc lá, ngủ đủ giấc, giữ tâm lý thoải mái, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao vừa sức.
- Sử dụng thảo dược hỗ trợ tim mạch: Các sản phẩm có thành phần thảo dược Đan sâm, Hoàng đằng... đã được chứng minh có tác dụng giúp hạ huyết áp, tăng độ bền của mạch máu, tăng sức co bóp của cơ tim từ đó ngăn chặn các biến chứng như suy tim, đột quỵ...
Trong các giải pháp này, sử dụng thảo dược đang là xu hướng được nhiều người bệnh lựa chọn và thầy thuốc khuyên dùng. Tuy nhiên trước tình trạng có quá nhiều sản phẩm hỗ trợ trên thị trường, người bệnh nên lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc uy tín, đã được nghiên cứu và kiểm chứng lâm sàng để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho sức khỏe.
Xem thêm: Các cây thuốc nam trị cao huyết áp hiệu quả
Một số lưu ý khi đo huyết áp tại nhà
Việc đo huyết áp sai cách sẽ ảnh hưởng đến kết quả và khiến bạn không phát hiện sớm được các vấn đề về sức khỏe. Để có kết quả chỉ số huyết áp chính xác, khi đo bạn cần lưu ý các điều sau:
- Sử dụng thiết bị đo tốt, kiểm tra các bộ phận của thiết bị đo để đảm bảo máy hoạt động bình thường.
- Không ăn, uống đồ có chứa chất kích thích (bia, rượu, cà phê, thuốc lá,...) ít nhất 2 giờ trước khi đo. Nếu trước đó có vận động mạnh, cần nghỉ ngơi 5-10 phút, 10-15 phút sau đó mới tiến hành đo.
- Khi đo cần ngồi thoải mái, lưng có điểm tựa, chân không bắt chéo và để khuỷu tay ngang bằng hoặc gần với vị trí của tim.
- Không nói chuyện trong lúc đo tránh ảnh hưởng tới nhịp tim, làm sai lệch kết quả.
- Nên đo chỉ số huyết áp tối thiểu 2 lần, mỗi lần cách nhau từ 1-5 phút. Kết quả đo là giá trị trung bình của những lần đo.
Chỉ số huyết áp cao hay thấp đều có thể là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của bạn đang có vấn đề. Hiểu rõ tầm quan trọng và cách đọc chỉ số là cách tốt nhất để mọi người theo dõi và phòng ngừa rủi ro cho sức khỏe.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về chỉ số huyết áp, hãy để bình luận hoặc liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.
Tham khảo: webmd.com, academic.oup.com, timmachhoc.vn, vnha.org.vn, uichildrens.org, verywellhealth.com, health.harvard.edu
Từ khóa » Chênh Lệch Huyết áp Tối đa Và Tối Thiểu
-
Chênh Lệch Huyết áp Tâm Thu Và Tâm Trương Khi Nào đáng Lo Ngại?
-
Huyết áp Tâm Thu Và Huyết áp Tâm Trương - Vinmec
-
Theo Dõi Huyết áp động Mạch - Bệnh Viện Quân Y 103
-
Huyết áp Và Những Chỉ Số Cảnh Báo Sức Khỏe Của Bạn | Medlatec
-
Chỉ Số Huyết áp Tối Thiểu Và Huyết áp Tối đa Là Gì?
-
Thế Nào Là Huyết áp Kẹt?
-
Huyết Áp Tối Đa Là Gì, Huyết Áp Tối Thiểu Là Gì? - Siêu Thị Sức Khỏe
-
Huyết áp Tối đa Và Tối Thiểu, Chỉ Số Nào Quan Trọng
-
Top 15 Chênh Lệch Huyết áp Tối đa Và Tối Thiểu
-
20 Câu Hỏi Thường Gặp Về Cao Huyết áp - Báo Tuổi Trẻ
-
Huyết áp Tâm Thu, Huyết áp Tâm Trương Và Những điều Bạn Chưa Biết?
-
Huyết áp Tâm Thu Tâm Trương Là Gì? - Vật Tư Y Tế Sài Gòn
-
Huyết áp Kẹp Rất Nguy Hiểm - Tuổi Trẻ Online
-
Huyết áp Trung Bình ở Người Bình Thường Là Bao Nhiêu?