Huyết áp Trung Bình ở Người Bình Thường Là Bao Nhiêu?

Các bệnh lý về huyết áp vô cùng nguy hiểm, do đó để kiểm soát tốt căn bệnh này, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra mọi người cần phải thường xuyên đo huyết áp tại nhà. Vậy huyết áp bình thường là bao nhiêu? Huyết áp bao nhiêu thì tốt…. Xin mời tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

Huyết áp bình thường là bao nhiêu

Huyết áp bình thường là bao nhiêu?

Mục lục:

Toggle
  • Chỉ số huyết áp bình thường là bao nhiêu?
    • Chỉ số huyết áp bình thường
    • Chỉ số Huyết áp bình thường ở mỗi độ tuổi khác nhau
  • Huyết áp bình thường của người trưởng thành là bao nhiêu?
  • Tham khảo thêm về huyết áp, Huyết áp là gì?
  • Huyết áp được hiển thị dưới dạng hai con số
  • Tại sao huyết áp được đo bằng mm Hg?
  • Các yếu tố tăng huyết áp ở người trưởng thành
  • Phương pháp giữ cho huyết áp bình thường và ổn định
  • Huyết áp cao có chữa khỏi được không?
  • Có nên mua máy đo huyết áp tại nhà hay không?

Chỉ số huyết áp bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số huyết áp bình thường

Chỉ số huyết áp bình thường gồm hai chỉ số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Để xác định chỉ số huyết áp của bạn có chuẩn hay không phải căn cứ vào hai chỉ số này.

  • Huyết áp bình thường: Người lớn có chỉ số huyết áp bình thường khi chỉ số huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và chỉ số huyết áp tâm trương dưới 80mmHg
  • Huyết áp cao: Bạn bị huyết áp cao khi huyết áp tâm thu trên 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương có chỉ số lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg. bằng 90 mmHg.
  • Tiền cao huyết áp: Khi các trị số nằm giữa mức huyết áp bình thường và mức huyết áp cao (tức là khi Huyết áp tâm thu từ 120-139 mmHg, hoặc huyết áp tâm trương từ 80-89 mmHg).
  • Huyết áp thấp: Khi huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg, hoặc giảm 25 mmHg so với mức bình thường.
Theo dõi chỉ số huyết áp ở người trưởng thành

Theo dõi chỉ số huyết áp ở người trưởng thành. (Ảnh: Internet)

>> Nội dung liên quan:

  • Cách đọc chỉ số huyết áp và những lưu ý cần biết
  • Cách Đo Huyết Áp Chính Xác Tại nhà

Chỉ số Huyết áp bình thường ở mỗi độ tuổi khác nhau

Chỉ số huyết áp bình thường trung bình ở người sẽ thay đổi mỗi năm, vì thế mọi người không quá lo lắng về sự thay đổi huyết áp của mình. Dưới đây là một số thông tin về huyết áp trung bình ở các lứa tuổi. Các bạn có thể tham khảo

Dưới đây các chỉ số huyết áp bình thường theo lứa tuổi mà chúng tôi đã tổng hợp như sau:

  • Từ 1 đến 12 tháng, Chỉ số huyết áp bình thường là 75/50 mmHg, huyết áp tối đa là 100/70mmHg.
  • Từ 1 đến 4 tuổi, Chỉ số huyết áp bình thường là 80/50 mmHg, huyết áp tối đa là 110/80 mmHg.
  • Từ 3 đến 5 tuổi, Chỉ số huyết áp bình thường là 80/50 mmHg, huyết áp tối đa là 110/80 mmHg.
  • Từ 6 đến 13 tuổi, Chỉ số huyết áp bình thường là 85/ 55 mmHg, huyết áp tối đa là 120/80mmHg.
  • Từ 13 đến 15 tuổi, Chỉ số huyết áp bình thường là 95/60mmHg, huyết áp tối đa là 140/90mmHg.
  • Từ 15 đến 19 tuổi, Chỉ số huyết áp bình thường là: Tối thiểu: 105/73 mm Hg, Trung bình: 117/77 mmHg, tối đa: 120/81 mmHg.
  • Từ 20 đến 24 tuổi, Chỉ số huyết áp bình thường là: Tối thiểu 108/75 mmHg, Trung bình: 120/79 mmHg, tối đa: 132/83 mmHg.
  • Từ 25 đến 29 tuổi, Chỉ số huyết áp bình thường là: Tối thiểu 109/76 mmHg, Trung bình 121/80 mmHg, tối đa 133/84 mmHg.
  • Từ 30 đến 34 tuổi, Chỉ số huyết áp bình thường là: Tối thiểu là 110/77 mmHg, trung bình: 122/81 mmHg, tối đa: 134/85 mmHg.
  • Từ 35 đến 39 tuổi, Chỉ số huyết áp bình thường là: Tối thiểu là 111/78 mm Hg, trung bình: 123/82 mmHg, tối đa: 135/86 mmHg.
  • Từ đến 44 tuổi, Chỉ số huyết áp bình thường là: Tối thiểu là 112/79 mmHg, trung bình: 125/83 mmHg, 137/87 mmHg.
  • Từ 45 đến 49 tuổi, Chỉ số huyết áp bình thường là: Tối thiểu là 115/80 mmHg, trung bình: 127/64 mmHg, tối đa: 139/88 mmHg.
  • Từ 50 đến 54 tuổi, Chỉ số huyết áp bình thường là: Tối thiểu là 116/81 mmHg, trung bình 129/85 mmHg, tối đa : 142/89 mmHg.
  • Từ 55 đến 59 tuổi, Chỉ số huyết áp bình thường là: Tối thiểu là 118/82 mmHg, trung bình 131/86 mmHg, tối đa: 144/90 mmHg.
  • Từ 60 đến 64 tuổi, Chỉ số huyết áp bình thường là: Tối thiểu 121/83 mmHg, trung bình 134/87 mmHg, tối đa: 147/91 mmHg.
Trẻ em cũng cần theo dõi chỉ số huyết áp. (Ảnh: Internet)

Trẻ em cũng cần theo dõi chỉ số huyết áp. (Ảnh: Internet)

Huyết áp bình thường của người trưởng thành là bao nhiêu?

Theo các chuyên gia y tế,  chỉ số huyết áp bình thường ở người trưởng thành được xác định như sau:

Độ tuổi

Chỉ số huyết áp bình thường

Độ tuổi từ 15 – 19

  • Minimum-BP: 105/73 mm/Hg
  • BP Trung bình:117/77 mm/HG
  • BP tối đa: 120/81 mm/Hg

Độ tuổi từ 20 – 24

  • Minimum-BP: h108/75 mm/Hg
  • BP Trung bình: 120/79 mm/Hg
  • BP Tối đa: 132/83 mm/Hg

Độ tuổi từ 25 – 29

  • Minimum-BP: 109/76 mm/Hg
  • BP Trung bình 121/80 mm/Hg
  • BP tối đa 133/84 mm/Hg

Độ tuổi từ 30 – 34

  • Minimum-BP: 110/77 mm/Hg
  • BP trung bình: 122/81 mm/Hg
  • BP tối đa: 134/85 mm/Hg

Độ tuổi 35 – 39

  • Minimum-BP: 111/78 mm/Hg
  • BP trung bình: 123/82 mm/Hg
  • BP tối đa: 135/86 mm/Hg

Độ tuổi từ 40-44

  • Minimum-BP: 112/79 mm/Hg
  • BP trung bình: 125/83 mm/Hg
  • BP tối đa: 137/87 mm/Hg

Độ tuổi từ 45-49

  • Minimum-BP: 115/80 mm/Hg
  • BP trung bình: 127/64 mm/Hg
  • BP tối đa: 139/88 mm/Hg

Độ tuổi từ 50-54

  • Minimum-BP: 116/81 mm/Hg
  • BP trung bình 129/85 mm/Hg
  • BP tối đa : 142/89 mm/Hg

Độ tuổi từ 55-59

  • Minimum-BP: 118/82 mm/Hg
  • BP trung bình 131/86 mm/Hg
  • BP tối đa: 144/90 mm/Hg

Độ tuổi trên 60

  • Minimum-BP: 121/83 mm/Hg
  • BP trung bình 134/87 mm/Hg
  • BP tối đa: 147/91 mm/Hg
Huyết áp sẽ thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố khác như tuổi tác, giới tính,...

Huyết áp sẽ thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố khác như tuổi tác, giới tính,…

Lưu ý: Các giá trị trên chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi tùy thuộc vào từng cá nhân và các yếu tố khác như tuổi tác, giới tính, tình trạng sức khỏe…

>> Dành cho bạn:

  • Huyết áp bao nhiêu là thấp? Những lưu ý cần biết
  • Huyết áp cao là bao nhiêu và những điều cần biết

Tham khảo thêm về huyết áp, Huyết áp là gì?

Huyết áp có thể tạm hiểu như sự tuần hoàn máu của cơ thể, liên quan mật thiết với tim mạch, cũng là dấu hiệu cho biết sự sống ở một người nào đó. HA thay đổi từ cực đại đến cực tiểu mỗi khi tim co bóp.

Huyết áp được thể hiện bằng 2 chỉ số:

  • Tối đa: còn gọi huyết áp tâm thu hay huyết áp trên p suất trong động mạch khi tim đang đập, thường có giá trị cao hơn.
  • Tối thiểu: huyết áp tâm trương hay HA dưới, chỉ áp lực của máu đo được giữa 2 lần đập của tim (thường có giá trị thấp hơn).

Khi tim đập thì huyết áp thay đổi theo từng nhịp từ cực đại áp lực tâm thu tới cực tiểu áp lực tâm trương. Huyết áp trung bình gây ra bởi sức sức cản ở mạch máu và sức bơm của tim nên huyết áp càng giảm dần khi máu theo động mạch đi càng xa khỏi tim.

Huyết áp được hiển thị dưới dạng hai con số

Huyết áp của bạn được ghi lại dưới dạng hai con số:

+ Huyết áp tâm thu (số đầu tiên) cho biết áp lực mà máu của bạn tác động lên thành động mạch khi tim đập.

+ Huyết áp tâm trương (số thứ hai) cho biết áp lực mà máu của bạn tác động lên thành động mạch trong khi tim đang nghỉ ngơi giữa các nhịp đập.

Huyết áp được ghi lại dưới dạng hai con số là huyết áp tâm thu và tâm trương

Huyết áp được ghi lại dưới dạng hai con số là huyết áp tâm thu và tâm trương

Thông thường, người ta chú ý nhiều hơn đến huyết áp tâm thu (con số đầu tiên) như một yếu tố nguy cơ chính gây bệnh tim mạch cho những người trên 50 tuổi. Ở hầu hết mọi người, huyết áp tâm thu tăng ổn định theo tuổi do sự gia tăng độ cứng của các động mạch lớn, sự tích tụ có hạn của mảng bám và tăng tỷ lệ mắc bệnh tim và mạch máu.

Tuy nhiên, chỉ số huyết áp tâm thu hoặc huyết áp tâm trương tăng cao có thể được sử dụng để chẩn đoán huyết áp cao. Theo các nghiên cứu gần đây, nguy cơ tử vong do thiếu máu cơ tim và đột quỵ tăng gấp đôi với mỗi lần tăng 20 mm Hg tâm thu hoặc 10 mm Hg tâm trương ở những người từ 40 tuổi đến 89 tuổi.

Tại sao huyết áp được đo bằng mm Hg?

Từ viết tắt mm Hg có nghĩa là milimét thủy ngân. Thủy ngân đã được sử dụng trong đồng hồ đo áp suất chính xác đầu tiên và vẫn được sử dụng trong y học ngày nay làm đơn vị đo áp suất tiêu chuẩn.

Chỉ số huyết áp được đo bằng mm Hg

Chỉ số huyết áp được đo bằng mm Hg

Các yếu tố tăng huyết áp ở người trưởng thành

Huyết áp cao là một căn bệnh mãn tính nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được kiểm soát tốt. Có nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau có thể làm tăng huyết áp ở người trưởng thành.

  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Ăn quá nhiều muối làm tăng lượng nước trong máu, từ đó làm tăng huyết áp. Thêm vào đó, tiêu thụ nhiều chất béo bão hòa và cholesterol có thể làm xơ cứng động mạch, gây khó khăn cho việc lưu thông máu.
  • Lối sống ít vận động: Thiếu vận động làm giảm khả năng của tim bơm máu, tăng áp lực lên thành mạch. Từ đó nâng cao nguy cơ bị rối loạn lipid máu, giảm dung nạp đường gây đái tháo đường và sẽ gây tăng huyết áp.
  • Tăng cân: Cân nặng quá mức làm tăng gánh nặng cho tim và tăng huyết áp. Ngoài ra, mỡ bụng còn liên quan chặt chẽ đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch và huyết áp cao
  • Hút thuốc lá: Chất nicotine trong thuốc lá làm tăng nhịp tim và co mạch máu, tăng huyết áp.
  • Rượu:  Nồng độ cồn quá cao trong máu làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim và gây tổn thương gan
  • Căng thẳng: Căng thẳng kéo dài cũng sẽ làm tăng tiết hormone cortisol, gây co mạch máu và tăng huyết áp.
  • Tuổi tác: Khi tuổi tăng, mạch máu trở nên cứng hơn và ít đàn hồi hơn, làm tăng huyết áp.
Căng thẳng kéo dài cũng sẽ làm tăng tiết hormone cortisol, gây tăng huyết áp

Căng thẳng kéo dài cũng sẽ làm tăng tiết hormone cortisol, gây tăng huyết áp

>> Nên Xem Thêm:

  • Mua máy đo huyết áp loại nào tốt
  • Cách hạ huyết áp tại nhà đơn giản, hiệu quả

Phương pháp giữ cho huyết áp bình thường và ổn định

Để duy trì huyết áp ổn định và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm, bạn có thể áp dụng những phương pháp sau:

  • Giảm cân với trường hợp thừa cân và xây dựng chế độ ăn khoa học, lành mạnh.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục và cắt giảm lượng caffein trong ngày. 
  • Hạn chế sử dụng rượu và từ bỏ thuốc lá.
  • Sử dụng thêm tỏi, chanh, cần tây trong chế độ ăn hàng ngày để giúp hạ huyết áp nhanh hơn. 
 Xây dựng chế độ ăn khoa học, lành mạnh giúp giữ cho huyết áp ổn định

Xây dựng chế độ ăn khoa học, lành mạnh giúp giữ cho huyết áp ổn định

Huyết áp cao có chữa khỏi được không?

Huyết áp cao (tăng huyết áp) là một bệnh mãn tính, nghĩa là nó thường kéo dài suốt đời và cần được điều trị lâu dài. Hiện nay, chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh cao huyết áp. 

Tuy nhiên, với sự kết hợp giữa điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát huyết áp, giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm và sống một cuộc sống khỏe mạnh.

Huyết áp cao (tăng huyết áp) là một bệnh mãn tính

Huyết áp cao (tăng huyết áp) là một bệnh mãn tính

Có nên mua máy đo huyết áp tại nhà hay không?

Việc sở hữu một máy đo huyết áp tại nhà là rất hữu ích, đặc biệt đối với những người bị cao huyết áp hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh này vì giúp: 

  • Theo dõi thường xuyên: Bạn có thể tự mình đo huyết áp hàng ngày hoặc theo lịch trình bác sĩ khuyến nghị để nắm rõ tình hình sức khỏe của mình.
  • Phát hiện sớm biến chứng: Nếu huyết áp tăng cao đột ngột, bạn có thể nhanh chóng nhận biết và tìm kiếm sự trợ giúp y tế kịp thời.
  • Điều chỉnh thuốc và lối sống: Dựa vào kết quả đo, bạn có thể cùng bác sĩ điều chỉnh liều lượng thuốc hoặc thay đổi lối sống để kiểm soát huyết áp hiệu quả hơn.
Việc sở hữu một máy đo huyết áp tại nhà giúp theo dõi sức khỏe tốt nhất

Việc sở hữu một máy đo huyết áp tại nhà giúp theo dõi sức khỏe tốt nhất

Mời bạn tham khảo các mẫu máy đo huyết áp đang có giá bán ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:

may do huyet ap dien tu bap tay boso medicus x bosung 30032022 a51648627141.nv

Máy đo huyết áp điện tử bắp tay Boso Medicus X Giá bán tham khảo: 1.180.000đ Mua Ngay

may do huyet ap dien tu bap tay boso medicus vital bosung 30032022 a51648611708.nv

Máy đo huyết áp điện tử bắp tay Boso Medicus Vital Giá bán tham khảo: 1.290.000đ Mua Ngay

midistar1544588008.nv

Máy đo huyết áp điện tử cổ tay Boso Medistar + Giá bán tham khảo: 890.000đ Mua Ngay

may do huyet ap bap tay wellmed fdbp a4 cap usb av21645435159.nv

Máy đo huyết áp bắp tay Wellmed FDBP A4 (Cáp USB) Giá bán tham khảo: 760.000đ Mua Ngay

Bên trên là một là một số thông tin chúng tôi sưu tầm và tổng hợp về chỉ số huyết áp trung bình ở người ở mọi lứa tuổi và trả lời cho câu hỏi “Huyết áp bình thường là bao nhiêu?”. Siêu Thị Y Tế hi vọng những thông tin trên hữu ích cho các bạn.

Từ khóa » Chênh Lệch Huyết áp Tối đa Và Tối Thiểu