Chỉ Số P/E Là Gì? 5 Yếu Tố ảnh Hưởng đến Chỉ Số P/E
Có thể bạn quan tâm
Đối với bất kỳ một nhà đầu tư chứng khoán nào, việc đánh giá được mối quan hệ giữa giá thị trường và khoản thu nhập có thể nhận được đối với cổ phiếu mà mình nắm giữ luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Có một chỉ số biểu thị được mối quan hệ này, đó chính là P/E. Vậy chỉ số P/E là gì? Mức độ P/E như thế nào được đánh giá là có hiệu quả. Hãy cùng suthatchungkhoan tìm hiểu toàn bộ nội dung về P/E ngay trong bài viết dưới đây.
Nội Dung
- Chỉ số P/E là gì?
- Cách tính P/E
- Ý nghĩa của chỉ số P/E
- Chỉ số P/E bao nhiêu là tốt?
- Những yếu tố làm ảnh hưởng đến chỉ số P/E
- Định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/E
- Ưu điểm
- Nhược điểm
- Một vài điều cần lưu lý về chỉ số P/E
- Kết luận
Chỉ số P/E là gì?
Chỉ số P/E chính là từ được viết tắt của thuật ngữ quen thuộc Price to Earning Ratio, dịch sang Tiếng Việt có nghĩa là chỉ số giá trên thu nhập. Chỉ số P/E là một trong những chỉ số tài chính cơ bản nhất thể hiện mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu và thu nhập trên một cổ phiếu. Đây chính là một trong những yếu tố dùng để đánh giá những tiềm năng của một mã số cổ phiếu dựa theo yếu tố của thị trường.
Cách tính P/E
Nếu muốn tính được chỉ số P/E thì chúng ta cần tín được 2 yếu tố cấu thành nên chỉ số là EPS và P. Trong đó:
- EPS (Earn per Share): Là lợi nhuận ròng của một cổ phiếu được tính bằng: (Lợi nhuận sau thuế – cổ tức ưu đãi)/ số lượng cổ phiếu đã được phát hành.
- P (Price): Là giá trên thị trường của cổ phiếu hiện tại.
Lưu ý: Các con số phải được lấy ở một thời kỳ và thời điểm nhất định. Để định giá được cổ phiếu chính xác nhà đầu tư cần phân biệt rõ 2 loại P/E là:
- P/E quá khứ (Trailing P/E): Thường chỉ số P/E quá khứ này sẽ được đưa ra và được công khai hoàn toàn trên báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng.
- P/E dự phòng (Forward P/E): Được các nhà đầu tư sử dụng để làm báo cáo về thu nhập của doanh nghiệp với tiềm năng của mức lợi nhuận theo kế hoạch đã đề ra trong dự kiến.
Ví dụ: Tính chỉ số P/E của Công Ty Cổ Phần Cáp Treo Núi Bà Tây Ninh (Mã:TCT ) vào năm 2017 với các thông tin, chỉ số được trình bày chi tiết ở hình sau:
Bước 1: Tìm các chỉ số cấu thành nên chỉ số P/E
Ở đây, cụ thể là chúng ta tìm giá thị trường của một cổ phiếu và EPS. Hầu như các báo cáo tài chính của doanh nghiệp khi được công bố ra ngoài thì đều có chỉ số EPS đính kèm. Tại TCT vào năm 2017 thì EPS = 5.644 đồng.
Có thể trong nhiều trường hợp bạn không tìm thấy được EPS của doanh nghiệp vì nhiều doanh nghiệp họ không đưa dữ liệu này vào báo cáo của họ (vì điều này không bắt buộc), bạn vẫn hoàn toàn có thể tự mình tính toán bằng công thức tôi đã nêu phía trên.
Tiếp theo, chúng ta lấy Price là mức giá đóng cửa tại phiên làm việc cuối cùng của năm 2017. Mức giá này có thể tìm thấy dễ dàng tại bảng giá chứng khoán. Ở đây, Price của CTCP Cáp Treo Núi Bà Tây Ninh = 64.000 đồng/cổ phiếu.
Bước 2: Tính toán chỉ số P/E
Sau khi có được các thông số quan trọng, bạn chỉ cần áp dụng công thức tính hệ số P/E đã có ở trên, cụ thể:
Chỉ số P/E của TCT vào năm 2017 = Price/EPS = 64.000/5.644 = 11.3
Ý nghĩa của chỉ số P/E
- Hệ số P/E được tính bằng công thức chính là Price/EPS, tức cho bạn biết mức giá mua bán cổ phiếu ở thời điểm hiện tại gấp thu nhập từ cổ phiếu bao nhiêu lần.
- Đồng thời, chỉ số này còn xác định mức giá mà nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra để trả cho mỗi cổ phiếu trên thị trường.
- Hoặc đơn giản, có thể hiểu chỉ số P/E chính là số năm đầu tư hòa vốn (nếu lợi nhuận không đổi).
Ví dụ : CTCP Tập đoàn Hoà Phát (Mã: HPG ) hiện có P/E bằng 7.32
Điều đó có nghĩa là…
Nhà đầu tư chấp nhận bỏ ra 7.32 đồng để đổi lấy 1 đồng lợi nhuận từ HPG.
Thường chỉ số P/E được tính toán dựa trên các dữ liệu trong một năm hoạt động của công ty. Tuy nhiên, thực ra, các chỉ số về lợi nhuận hầu như sẽ có tác động lên xuống thất thường do vậy khiến cho P/E cũng không cố định giữa các năm.
Vì vậy, các nhà đầu tư trước khi quyết định, họ sẽ xem xét hệ số P/E trong nhiều năm, so sánh với các công ty khác trong ngành và đánh giá trong cùng một nền kinh tế.
Chỉ số P/E bao nhiêu là tốt?
Để đánh giá được P/E thế nào là tốt thực sự rất khó, bởi chỉ số này sẽ không có ý nghĩa khi đứng một mình. Dù là P/E cao hay thấp cũng sẽ có nhiều khả năng xảy ra. Cụ thể như sau:
Chỉ số P/E cao
- Cổ phiếu của doanh nghiệp đang bị định giá cao.
- Triển vọng doanh nghiệp trong tương lai kinh doanh phát triển.
- Lợi nhuận ít nhưng chỉ mang tính tạm thời.
- Doanh nghiệp đang ở vùng đáy chu kỳ kinh doanh ( cổ phiếu theo chu kỳ.
Ví dụ: Tiêu biểu nhất cho chỉ số PE cao chính là công ty Amazon. Mức P/E hiện tại của sàn thương mại điện tử được thành lập bởi Jeff Bezos bằng 99.31.
Nếu dựa theo chỉ số này có thể thấy công ty Amazon đang có triển vọng phát triển trong tương lai, cổ phiếu được định giá hấp dẫn. Nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. P/E cao có thể là do việc kinh doanh kém hiệu quả khiến EPS thấp, công ty đang ở đáy chu kỳ kinh doanh.
Chỉ số P/E thấp
- Cổ phiếu của doanh nghiệp đang bị định giá thấp. Nếu một công ty bắt đầu hoạt động có hiệu quả hơn thì chỉ số EPS (lợi nhuận) tăng lên, P/E bị giảm xuống.
- Doanh nghiệp đang có vấn đề về tài chính, kinh doanh… Khi này phần lớn cổ đông, nhà đầu tư bán ra để chốt lời khiến giá cổ phiếu giảm, PE giảm.
- Doanh nghiệp xuất hiện lợi nhuận đột biến ( bán tài sản…..). Nguồn thu này không bền vững.
- Doanh nghiệp đang ở vùng đỉnh chu kỳ kinh doanh (cổ phiếu theo chu kỳ).
Có thể nói chỉ số P/E cao hay thấp chưa nói lên được vấn đề. Để áp dụng đúng P/E, chúng ta cần sự linh hoạt, tầm nhìn rộng hơn. Các phương pháp ước lượng chuẩn xác và khách quan hơn. Không thể áp dụng máy móc P/E vì nó không hề hoàn hảo.
Tóm lại, để đánh giá được mức độ P/E tốt của một doanh nghiệp thì các nhà đầu tư cần kết hợp với các tiêu chí như sau:
- Tình hình kinh doanh thực tế và tốc độ tăng trưởng trên thị trường: Nhà đầu tư có thể chọn những doanh nghiệp có chỉ số P/E cao nhưng tốc độ tăng trưởng hay tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đó khi so với mặt bằng chung của thị trường vẫn cao hơn và luôn giữ được trạng thái ổn định.
- Lĩnh vực kinh doanh: Để đánh giá chỉ số P/E cần phải so sánh giữa các doanh nghiệp trong cùng một lĩnh vực hay một ngành kinh doanh tương đương nhau. Vì tình hình hoạt động đối với từng doanh nghiệp trong mỗi ngành cũng như trong mỗi lĩnh vực sẽ hoàn toàn khác nhau.
- Vòng tuần hoàn trong kinh doanh: Cổ phiếu của doanh nghiệp sẽ có chu kỳ phát triển và những vòng tuần hoàn kinh doanh khác nhau khiến chỉ số P/E thay đổi giá trị thương xuyên, liên tục. Ví dụ khi một doanh nghiệp A đang ở giai đoạn phát triển tối ưu nhất trong chu kỳ kinh doanh thì giá trị của P/E sẽ thấp bởi biên lợi nhuận của doanh nghiệp đang ở mức cao.
Ví dụ về P/E giúp bạn hiểu hơn về đánh giá doanh nghiệp
Chỉ số P/E của Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam (VNM)
Hệ số P/E trong những năm qua của VNM luôn duy trì ở mức rất cao, thậm chí còn cao hơn trung bình P/E của cả thị trường. Giá cổ phiếu của CTCP Sữa Việt Nam luôn tăng ổn định, thực tế đã chứng minh rằng, mua cổ phiếu của công ty chính là một lựa chọn đúng đắn.
P/E tăng, giá cổ phiếu của VNM cũng tăng đều theo hằng năm.
Như vậy, qua chỉ số P/E, chúng ta có thể biết rằng:
- Công ty CP Sữa Việt Nam đang có triển vọng phát triển trong tương lai.
- Đầu tư cho cổ phiếu công ty này vẫn khiến bạn kiếm được lợi nhuận lớn.
Chỉ Số P/E của Công Ty Cổ Phần Xây Dựng FLC Faros (ROS)
Công ty CP Xây dựng FLC Faros (ROS) có chỉ số PE hiện tại lên tới 94.57. Đây là mức P/E khủng, gấp hơn 3 lần so với VNM phía trên.
Tuy nhiên, đừng vội mừng, điều này có nghĩa, bạn phải chờ tới gần 100 năm (1 thế kỷ) mới có thể thu hồi được số vốn đã bỏ ra.
P/E cao nhưng ROS lại không có được triển vọng phát triển trong tương lai. Thực ra, do lợi nhuận (EPS) của doanh nghiệp quá thấp, từ đó, đẩy chỉ số trở nên rất ảo.
Nắm giữ ROS lâu dài sẽ rất khó giúp bạn giàu lên mà còn biến “tiền trở thành giấy vụn”.
Chỉ Số P/E của Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi (QNS)
Chỉ số P/E chịu nhiều sự biến động do ảnh hưởng của nhu cầu thị trường.
CTCP Đường Quảng Ngãi (QNS) có hệ số P/E là 10,9. Tuy nhiên, đồ thị giá cổ phiếu lại đang biến động, tăng giảm không cố định.
Hiện nay, trên thị trường 2 ngành kinh doanh chính của QNS như mảng Sữa Đậu nành và mảng Đường thì chưa có dấu hiệu của khả năng tăng trưởng.
Những yếu tố làm ảnh hưởng đến chỉ số P/E
Việc ảnh hưởng đến P/E có rất nhiều yếu tố khác nhau, nhưng các nhà đầu tư các doanh nghiệp thường sẽ tập trung đánh giá chỉ số P/E dựa trên những yếu tố như sau:
- Giá cổ phiếu: Ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số P/E đầu tiên chính là sự thay đổi trên giá cổ phiếu. Vì giá cả chính là yếu tố chính cấu thành nên chỉ số P/E.
- Các yếu tố chính trong nền kinh tế: bất cứ sự thay đổi nào có trong nền kinh tế đề sẽ ảnh hưởng đến P/E. Ví dụ như tỷ lệ thất nghiệp giảm, lãi suất giảm, yêu cầu chi tiêu cao sẽ khiến doanh thu tăng, mọi chi phí hoạt động giảm, vì thế mà thu nhập lúc này sẽ tăng lên. Khi đó, nhu cầu về cổ phiếu của các nhà đầu tư cũng sẽ tăng, làm cho chỉ số P/E cũng tăng theo một số ngành kinh doanh cụ thể.
- Quy định về việc chi trả cổ tức: Nếu trường hợp lãi suất thấp thì các nhà đầu tư sẽ muốn nhận được cổ tức với thời hạn ngắn hơn (theo quý, theo tháng) thay vì thường niên như trước đây. Khi này, nhà đầu tư sẽ đồng ý bỏ ra mức giá cao hơn để có thể sở hữu được mã cổ phiếu đó. Từ đó, chỉ số P/E cũng sẽ cao hơn.
- Khả năng phát triển của doanh nghiệp: Mọi nhà đầu tư đều mong muốn doanh nghiệp trong tương lai sẽ phát triển tốt hơn để lợi nhuận được tăng cao khi mua cổ phiếu.
- Nợ phải trả: một khi những khoản nợ phải trả của doanh nghiệp tăng thì P/E sẽ giảm. Bởi sự đánh giá của các nhà đầu tư đối với khoản nợ phải trả là nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc kinh doanh của công ty, dẫn đến doanh nghiệp đó sẽ bị giảm thu nhập và những lợi nhuận thu về cũng sẽ giảm.
Định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/E
Để tính giá của cổ phiếu ta sẽ áp dụng công thức:
P = EPS * (P/E)
Trong đó:
- P: Giá thị trường của cổ phiếu.
- EPS: Thu nhập mỗi cổ phiếu.
- P/E: Chỉ số Giá/Thu nhập bình quân của ngành. Chỉ số P/E bình quân của ngành được cung cấp trên các chuyên trang tài chính.
Ưu điểm
- Tiết kiệm, đơn giản và nhanh chóng vì không mất quá nhiều thời gian cho việc thu thập thông tin.
- Các nhà đầu tư đều có thể tiếp cận phương pháp này một cách dễ dàng.
- Do dựa trên cơ sở giá trị thị trường thực tế nên luôn theo sát được thị trường.
- Giúp nhà đầu tư có được những chiến lược kinh doanh chính xác khi thể hiện mức độ giá của cổ phiếu.
Nhược điểm
- Giá cổ phiếu sẽ xảy ra sai lệch nếu thị trường bất ổn (bởi đầu cơ tích trữ và những biến động khác của thị trường), điều này sẽ dẫn đến tình trạng chỉ số P/E không chính xác.
- Đối với phương pháp định giá cổ phiếu này, nhà đầu tư sẽ không có cơ sở để phân tích những rủi ro hoặc tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp.
Một vài điều cần lưu lý về chỉ số P/E
Chỉ số P/E tuy có thể giúp nhà đầu tư định giá được cổ phiếu để tham gia giao dịch. Tuy nhiên, chỉ số này cũng tồn tại rất nhiều nhược điểm. Vì thế khi sử dụng P/E nhà đầu tư cần phải lưu ý những điều sau:
- Chỉ số P/E sẽ không còn giá trị nếu trong trường hợp EPS âm. Khi đó, các nhà đầu tư đều sẽ không thể định giá của cổ phiếu bằng việc sử dụng P/E.
- Để lợi nhuận của cổ phiếu được đánh giá một cách chính xác thì chỉ số P/E phải được lấy trong một khoảng thời gian dài (thường là trong 3 năm).
- Các thông tin khi tính chỉ số P/E cần phải lấy trong cùng một khoảng thời gian.
- Nhà đầu tư nên kết hợp P/E với nhiều chỉ số khác nhau để có thể có cái nhìn tổng quan và chính xác nhất.
Kết luận
Trên đây là những kiến thức liên quan đến chỉ số P/E mong rằng qua đó nhà đầu tư đã hiểu P/E là gì cũng như biết cách định giá cổ phiếu. Từ đó, sẽ đưa ra được hướng đầu tư hợp lý và thu về lợi nhuận cho mình.
Từ khóa » Cách Nhận Xét P/e
-
Tỷ Số P/E – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chỉ Số P/E Là Gì? Chỉ Số P/E Như Thế Nào Là Tốt? (+Ví Dụ) - GoValue
-
Chỉ Số P/E Là Gì? Ý Nghĩa Và Công Thức Tính Chỉ Số P/E | Timo
-
P/E Là Gì ? Cách Tính P/E? Bài Về P/E CHI TIẾT Nhất - CophieuX
-
Chỉ Số P/E Là Gì? Cách Tính P/E đơn Giản Nhất - DNSE
-
Tỷ Lệ Giá Trên Thu Nhập P/E Là Gì Và Cách Tính Thế Nào? - CareerLink
-
P/E Là Gì? Chỉ Số P/E Thế Nào Là Tốt
-
Chỉ Số P/B, P/E Là Gì? - VnExpress
-
P/E Là Gì Trong Chứng Khoán? Cách Sử Dụng P/E
-
Chỉ Số P/E Là Gì? Ý Nghĩa Ra Sao? Chỉ Số P/E Như Thế Nào Là Tốt?
-
Chỉ Số P/E Là Gì? - Tìm Hiểu Về P/E Từ A - Z - Finhay
-
Chỉ Số P/E : Cổ Phiếu Bạn đang Mua ĐẮT Hay RẺ?
-
P/E Là Gì?Chỉ Số P/E Như Thế Nào Là Tốt Và Cách Sử Dụng Chỉ Số P/E
-
P/E Là Gì? Ý Nghĩa Và Cách Tính Chỉ Số P/E Trong Chứng Khoán - FTV