P/E Là Gì? Ý Nghĩa Và Cách Tính Chỉ Số P/E Trong Chứng Khoán - FTV

Bạn quan tâm đến các vấn đề và thuật ngữ liên quan đến đầu tư chứng khoán, cổ phiếu. Trong đó có hệ số P/E. Hôm nay hãy cùng với FTV tìm hiểu về khái niệm P/E là gì? Công thức tính và ý nghĩa của chỉ số này qua nội dung bài viết dưới đây nhé !

Chỉ số P/E trong chứng khoán là gì?

Chỉ số P/E trong tiếng anh là viết tắt của cụm từ Price to Earning Ratio là chỉ số được sử dụng để đánh giá một mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu (còn gọi là Price) và thu nhập trên cổ phiếu đó (còn gọi là Earning Per Share).

Đây là một trong những công cụ được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay để các nhà đầu tư và các nhà phân tích có thể xác định được giá trị tương đối của cổ phiếu. Chỉ số P/E giúp nhà đầu tư xác định được một cổ phiếu được định giá quá cao hay quá thấp so với lợi nhuận mà cổ phiếu đó tạo ra. Chỉ số P/E của một công ty còn được so sánh với các cổ phiếu khác trong cùng một ngành hoặc so với thị trường rộng lớn hơn.

pe-la-giKhái niệm chỉ số P/E

Chỉ số này còn là hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu, chỉ số tài chính dùng để đánh giá mối liên kết giữa thị giá hiện tại của một cổ phiếu hay có thể hiểu là giá cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường chứng khoán và tỉ số thu nhập trên cổ phần, hệ số này cho biết nhà đầu tư đã sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho một cổ phiếu trên thị trường chứng khoán ở ngay thời điểm đó.

Hệ số P/E thường được tính bằng cách lấy giá trị thị trường chia cho thu nhập bình quân trên một cổ phần mà doanh nghiệp đó đang phải phân chia lợi nhuận cho các nhà đầu tư.

Chỉ số này thường được dùng trong chọn lọc, phân tích, cổ phiếu tốt nhất để đầu tư. Chỉ số P/E mà càng thấp càng chứng tỏ mức giá của cổ phiếu đó đang ở thời điểm rẻ. Theo kinh nghiệm của các nhà đầu tư, những cổ phiếu có hệ số P/E dưới 10 thì được coi là đang ở mức giá hấp dẫn.

Ví dụ: nếu giá một cổ phiếu của công ty cổ phần dược hậu Giang mã DHG lag 75.000 đồng và thu nhập của mỗi cổ phiếu là 7.500đ (gọi là EPS) thì chỉ số P/E sẽ là 10 (75.000/7.500). Điều này có nghĩa là nhà đầu tư sẵn sàng trả 10đ cho 1đ lợi nhuận của công ty kiếm được.

Nếu chỉ số P/E truyền thống-tức là tỷ lệ P/E mà bạn vẫn thấy hằng ngày trên các tạp chí chứng khoán-còn gọi là chỉ số P/E hiện tại. Để tính được chỉ số P/E chính xác người ta lấy giá cổ phiếu chia cho lợi tức cổ phiếu trong 12 tháng gần nhất.

Cách tính chỉ số P/E trong chứng khoán

Chỉ số P/E thường được tính bằng công thức như sau:

Chỉ số P/E = Thị giá cổ phiếu / Thu nhập trên mỗi cổ phiếu

Trong đó:

Trong đó, thị giá cổ phiếu là giá thị trường của cổ phiếu tại thời điểm giao dịch.

Còn thu nhập trên mỗi cổ phiếu (ESP) là thu nhập hay lợi nhuận ròng của mỗi cổ phiếu. Chỉ số EPS là thể hiện phần lợi nhuận mà nhà đầu tư nhận được trên mỗi cổ phiếu, sở hữu từ doanh nghiệp mà họ đầu tư. Con số EPS này cũng phản ánh những khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp.

pe-la-giCông thức tính P/E

Tham khảo công thức tính EPS như sau:

EPS = (Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi) / Tổng số cổ phiếu thường đang lưu hành trên thị trường)

Ví dụ minh họa:

Cổ phiếu của công ty AA đang được giao dịch trên thị trường chứng khoán với giá 100.000 đồng.

Thu nhập trên mỗi cổ phiếu AA (EPS) Theo số liệu từ báo cáo tài chính của công ty AA là: 10.000 đồng

Như vậy, chỉ số P/E = 100.000/ 10.000 = 10.

Ý nghĩa của chỉ số P/E trong chứng khoán

Chỉ số P/E thể hiện mức giá mà nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra để đổi lấy 1 đồng lợi nhuận thu được từ cổ phiếu.

Quay trở lại ví dụ phía trên, khi chỉ số P/E bằng 10 nghĩa là các nhà đầu tư sẵn sàng trả 10 đồng cho 1 đồng lợi nhuận từ cổ phiếu AA.

Từ ý nghĩa này mà chỉ số P/E trong chứng khoán được sử dụng như một công cụ hiệu quả, giúp cho các nhà đầu tư xem xét giá cổ phiếu của công ty hiện tại có phù hợp hay không?

Khi các chỉ số P/E cao, có nghĩa là giá cổ phiếu của công ty đang được đánh giá cao hơn phần lợi nhuận của doanh nghiệp thì giá cổ phiếu đó được coi là đắt.

Chỉ số P/E hạ thấp có nghĩa là giá cổ phiếu của công ty thấp hơn so với lợi nhuận và thường được coi là giá rẻ, có tiềm năng tăng giá trong tương lai.

Không những vậy, các nhà đầu tư còn dùng hệ số P/E để phân tích các tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Nếu các doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng cao hơn lợi nhuận do cổ đông lớn thì chỉ số P/E sẽ cao. Còn ngược lại, nếu doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng thấp hay vấn đề về tài chính thì chỉ số P/E thường khá thấp.

Bạn cũng có thể dùng chỉ số P/E này để so sánh giữa các công ty tương đồng với nhau hoặc so sánh với mức trung bình của chính các công ty đó trong quá khứ để có thể xem xét, đánh giá hoạt động và sự phát triển của công ty.

pe-la-giÝ nghĩa của chỉ số P/E

Các định giá cổ phiếu theo chỉ số P/E

Định giá cổ phiếu theo phương pháp này là một trong những phương pháp định giá phổ biến nhất hiện nay, có thể áp dụng với mọi loại cổ phiếu ở các ngành nghề khác nhau.

Xây dựng trên cơ sở so sánh các chỉ số P/E của doanh nghiệp tương đồng, các nhà đầu tư hoàn toàn có thể dùng phương pháp này để tìm ra giá trị của cổ phiếu mà mình quan tâm.

Khi áp dụng phương pháp P/E, các bạn cần phải đặc biệt lưu ý rằng: Chỉ số P/E chỉ có tác dụng thực sự khi chỉ số này được so sánh giữa các doanh nghiệp có cùng hoàn cảnh, cùng điều kiện sản xuất và kinh doanh (các doanh nghiệp tương đồng).

Ví dụ, bạn so sánh P/E của một công ty dệt may với P/E một công ty điện máy là điều vô nghĩa.

Khi các điều kiện này như nhau thì hệ số P/E của cổ phiếu nào cần thấp sẽ càng tốt. Tuy nhiên, khi phân tích chỉ số P/E , các bạn cũng cần quan tâm đến các góc độ sau:

- Công ty đó có phát triển nhanh hay không? Nếu doanh nghiệp, công ty đó chỉ tăng trưởng 5-7% mà chỉ số P/E vẫn ở mức cao thì tức là giá cổ phiếu đó đăng quả cao.

- Mức độ lạm phát hay lãi suất trái phiếu hiện tại của doanh nghiệp, công ty đó đang diễn biến thế nào? Thông thường, chỉ số P/E sẽ tỉ lệ nghịch với 02 yếu tố trên.

- Nên xem xét kỹ các yếu tố rủi ro của doanh nghiệp như: Rủi ro về nợ xấu, khả năng xâm nhập ngành, hay rủi ro về quản trị... Những điều này sẽ phần nào ảnh hưởng đến chỉ số P/E trong tương lai.

- Xác định xem doanh nghiệp, công ty đó có kinh doanh theo chu kỳ hay không? Nếu có thì nhà đầu tư cần đánh giá xem chỉ số P/E theo đúng thời kỳ thay vì so sánh 2 kỳ gần nhất gây khập khiễng với nhau.

>>Tham khảo: Cổ phiếu là gì? Phân loại, đặc điểm, lưu ý khi đầu tư cổ phiếu

Ưu - nhược điểm của chỉ số P/E

Tương tự các chỉ số tài chính khác, chỉ số P/E cũng có những ưu điểm và nhược điểm nhất định mà các nhà đầu tư cần lưu ý.

pe-la-giƯu và nhược điểm của chỉ số P/E

Về ưu điểm

  • Tính toán khá đơn giản

Bạn có thể dễ dàng tính được chỉ số P/E của một doanh nghiệp chỉ bằng vài bước đơn giản. Chỉ số này thường được các nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường chứng khoán áp dụng.

  • Đây là công cụ hỗ trợ định giá cổ phiếu hiệu quả

Chỉ số P/E trong chứng khoán vừa phản ánh kết quả hoạt động của công ty thông qua EPS, vừa phản ánh tâm lý thị trường thông qua giá trị giao dịch của cổ phiếu. Thế nên, đây là chỉ số tuyệt vời để định giá doanh nghiệp một cách đơn giản nhất.

Về nhược điểm

  • Chỉ số P/E có thể âm (-)

Các doanh nghiệp, công ty hoạt động kém hiệu quả, sẽ xảy ra lỗ (làm cho chỉ số EPS âm) sẽ dẫn tới kéo theo chỉ số P/E âm và các nhà đầu tư không sử dụng được. Khi đó bạn phải sử dụng công cụ khác để thay thế.

  • Hệ số P/E dễ biến động, có khi còn có thể bị bóp méo

P/E chịu ảnh hưởng bởi EPS. Trong khi đó, chỉ số EPS được tính dựa trên lợi nhuận của doanh nghiệp. Lúc này lợi nhuận sẽ là yếu tố dễ biến động và dễ bị điều chỉnh thông qua các nghiệp vụ kế toán.

Điều này cho thấy chỉ số P/E cũng dễ thay đổi theo. Nhà đầu tư nên đánh giá chỉ số P/E qua thời gian dài trong vòng từ 3 - 5 năm thay vì 1 năm.

  • Chỉ số P/E không có ý nghĩa khi so sánh giữa các doanh nghiệp không tương đồng về sản phẩm, ngành nghề kinh doanh

Các doanh nghiệp với lĩnh vực kinh doanh và điều kiện làm việc khác nhau sẽ có chỉ số P/E khác nhau. Việc so sánh giữa 2 công ty không có liên quan đến nhau sẽ là điều vô nghĩa. Vì vậy, các nhà đầu tư nên so sánh chỉ số này giữa các công ty tương đồng với trung bình của ngành để tìm ra các cổ phiếu tiềm năng nhất.

  • Chỉ số P/E không thể giúp các nhà đầu tư đánh giá chính xác tiềm năng của một cổ phiếu

Tương tự như các chỉ số tài chính khác, các nhà đầu tư không thể dựa vào riêngchỉ số P/E để đánh giá sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp cũng như tiềm năng của cổ phiếu nào đó.

Do đó, để đánh giá rủi ro, bạn nên kết hợp chỉ số này với các tiêu chí đánh giá khác trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số P/E trong chứng khoán

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số P/E. Trong đó, những yếu tố chính có thể kể đến bao gồm:

- Giá trị giao dịch của các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán

- Giá trị cổ phiếu chính là yếu tố cấu thành nên hệ số P/E và sự thay đổi của P/E tỉ lệ thuận với sự biến động giá thị trường của cổ phiếu đó.

- Chính sách chi trả cổ tức của mỗi doanh nghiệp, công ty

Các doanh nghiệp có chính sách cổ tức tốt như lãi suất cao, chi trả thường xuyên với chu kỳ ngắn... thường sẽ thu hút các nhà đầu tư hơn. Họ có thể sẵn sàng bỏ ra số tiền cao hơn để mua cổ phiếu của công ty đó, dẫn đến chỉ số P/E tăng.

pe-la-giNhững yếu tố ảnh hưởng đến P/E

- Yếu tố tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp, công ty

Nếu bạn nhận thấy doanh nghiệp này có tiềm năng phát triển trong tương lai như có nhiều dự án mới, phát triển sản phẩm / dịch vụ mới, có thêm nhiều đối tác uy tín, nổi tiếng... nhà đầu tư cũng sẽ sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền hơn để mua cổ phiếu của doanh nghiệp đó, làm tăng chỉ số P/E.

- Số nợ phải trả của mỗi doanh nghiệp, công ty

Thông thường các nhà đầu tư sẽ tìm hiểu và có thể có cái nhìn tiêu cực về số nợ phải trả của doanh nghiệp đó. Khi đó, họ có thể trả giá cổ phiếu thấp hơn bở vì lo ngại rằng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp đó sẽ giảm trong tương lai, dẫn tới chỉ số P/E giảm theo.

Ngoài ra, những yếu tố kể trên, chỉ số P/E còn bị tác động bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô khác. Bất kỳ mọi biến động nào của thị trường cũng có thể làm ảnh hưởng tới chỉ số P/E như: lạm phát tăng, tỷ lệ thất nghiệp, giá vàng...

Kết luận

Trên đây, chuyên mục kiến thức FTV đã gửi tới các bạn những thông tin chi tiết và cụ thể nhất về chỉ số P/E là gì cũng như ý nghĩa và ứng dụng của nó trong đầu tư chứng khoán hiện nay. Đây là một trong những chỉ số đóng vai trò quan trọng, giúp các nhà đầu tư định giá cổ phiếu một cách đơn giản và hiệu quả nhất. Tuy không hoàn hảo tuyệt đối nhưng chỉ số P/E được coi là công cụ đắc lực để có thể hỗ trợ bạn đưa ra những quyết định đầu tư hiệu quả hơn.

FTV – Đơn vị tư vấn về đầu tư chứng khoán, hàng hóa phái sinh hàng đầu tại Việt Nam

Bạn là người mới, muốn thử sức đầu tư tài chính, đặc biệt là chứng khoán bởi thị trường chứng khoán tại Việt Nam trong năm 2022 vẫn được đánh giá là kênh đầu tư hấp dẫn với rất nhiều yếu tố khác nhau. Bạn hy vọng có thể bắt tay ngay vào đầu tư chứng khoán nhưng mà lại chưa có chút kiến thức hay kinh nghiệm gì, đừng ngần ngại có thể liên hệ ngay với chúng tôi – Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ FTV để được các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm tư vấn về cách đầu tư sinh lời và cách phòng ngừa rủi hiệu quả.

FTV chúng tôi thường xuyên cập nhật cho các bạn những thông tin mới nhất về các biến động thị trường chứng khoán, qua các số liệu thống kê, phân tích thị trường, cùng với đó là các loại tài liệu tham khảo như biểu đồ số liệu, các bảng thống kê thị trường. Cũng như hướng dẫn cách thức giao dịch của từng loại mặt hàng hóa hiệu quả, hoàn toàn được cung cấp miễn phí.

Vui lòng liên hệ ngay với FTV qua website ftv.com.vn hoặc gọi tới số Hotline 0983 668 883 để được chúng tôi tư vấn nhanh nhất nếu bạn đọc còn những câu hỏi thắc mắc và muốn biết thêm các thông tin chi tiết khác về chỉ số P/E nhé!

Xem thêm:

  • P/b là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số p/b trong chứng khoán
  • EPS là gì? Cách tính và ý nghĩa chỉ số EPS trong chứng khoán

Từ khóa » Cách Nhận Xét P/e