Chỉ Số PSA Bình Thường Là Bao Nhiêu Và Những điều Bạn
Có thể bạn quan tâm
Menu xem nhanh:
- 1. Chỉ số PSA bình thường là bao nhiêu?
- 2. PSA cao cảnh báo bệnh lý gì?
- 3. Ai nên thực hiện xét nghiệm PSA?
1. Chỉ số PSA bình thường là bao nhiêu?
Kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt PSA (Prostate Specific Antigen) là một glycoprotein được mã hóa bởi gen KLK3, được tiết ra bởi các tế bào biểu mô của tuyến tiền liệt. Phần lớn PSA trong máu được gắn với các protein huyết tương, một lượng nhỏ (khoảng 30%) của PSA không gắn với protein được gọi là PSA tự do dạng này không có hoạt tính phân hủy protein.
Ở điều kiện bình thường, chỉ số PSA tồn tại trong máu với nồng độ rất thấp (0-4 ng/mL). Nồng độ PSA sẽ tăng nhẹ theo độ tuổi.
2. PSA cao cảnh báo bệnh lý gì?
Nồng độ PSA trong máu cao hơn bình thường có thể do nhiều nguyên nhân như nhiễm trùng, phì đại, viêm, ung thư tuyến tiền liệt…. Trong những người có nồng độ PSA tăng thì chỉ có khoảng 1/3 trường hợp là bị ung thư.
Tuy nhiên, không phải PSA tăng có thể kết luận ung thư tuyến tiền liệt và ngược lại, ung thư tuyến tiền liệt nhưng PSA có thể không tăng. Trên thực tế khoảng 20% số trường hợp người bị ung thư tuyến tiền liệt gặp ở người có nồng độ PSA trong phạm vi bình thường.
3. Ai nên thực hiện xét nghiệm PSA?
Những nhóm đối tượng dưới đây thường được xét nghiệm PSA:
– Nam giới từ 40 tuổi trở lên
– Gia đình có tiền sử mắc ung thư tuyến tiền liệt: nếu trong gia đình có bố hay anh chị em thì nên sớm thực hiện xét nghiệm PSA từ độ tuổi 40 để sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt.
– Bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt thể khu trú: xét nghiệm PSA giúp đánh giá được nguy cơ tử vong.
– Bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt cần theo dõi hiệu quả điều trị bệnh cũng như sớm phát hiện việc tái phát ung thư tuyến tiền liệt. Từ 6 tháng tới 36 tháng người điều trị ung thư tuyến tiền liệt cần xét nghiệm để biết các mức độ PSA tùy theo mức độ nguy cơ của bệnh.
Cần lưu ý rằng PSA cao chưa thể kết luận ung thư tuyến tiền liệt. Để chẩn đoán chính xác bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm khác như:
– Thăm khám trực tràng bằng ngón tay
– Siêu âm tuyến tiền liệt
– Sinh thiết
– Chụp CT
– Xạ hình xương, PET…
Từ khóa » Nồng độ Psa Trong Máu
-
Chỉ Số PSA Bao Nhiêu Cảnh Báo Nguy Cơ Ung Thư Tiền Liệt Tuyến?
-
Nguyên Nhân Chỉ Số PSA Tăng | Vinmec
-
Chỉ Số PSA - Giá Trị Trong Chẩn đoán Và Theo Dõi Sau điều Trị Ung Thư ...
-
Chỉ Số PSA Và Bệnh Ung Thư Tuyến Tiền Liệt
-
Xét Nghiệm PSA Là Gì Và Trường Hợp Nào Nên Thực Hiện | Medlatec
-
Xét Nghiệm PSA Chẩn đoán Ung Thư Tuyến Tiền Liệt - Tâm Anh Hospital
-
Xét Nghiệm PSA (Prostatic Specific Antigen) - Bệnh Viện TWQĐ 108
-
Định Lượng PSA: Khái Niệm, Quy Trình, ý Nghĩa Kết Quả • Hello Bacsi
-
ĐỊNH LƯỢNG PSA TOÀN PHẦN (TPSA- Total Prostate Specific ...
-
Kết Hợp PSA Toàn Phần Và PSA Tự Do Làm Tăng độ đặc Hiệu Trong ...
-
PSA VÀ FPSA - DẤU ẤN UNG THƯ TIỀN LIỆT TUYẾN
-
Nồng độ PSA Trong Máu Tăng Cao Có Bị Ung Thư Tiền Liệt Tuyến?
-
Chỉ Số PSA Bao Nhiêu Cảnh Báo Nguy Cơ Ung Thư Tuyến Tiền Liệt?
-
Xét Nghiệm PSA Sau Phẫu Thuật Cắt Bỏ Tuyến Tiền Liệt | BvNTP