Xét Nghiệm PSA Chẩn đoán Ung Thư Tuyến Tiền Liệt - Tâm Anh Hospital

Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những bệnh lý ác tính phổ biến ở nam giới, đang có xu hướng gia tăng. Bệnh thường tiến triển chậm, âm thầm và thường được phát hiện khi xét nghiệm PSA chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt có chỉ số tăng hoặc khi có triệu chứng như tiểu máu tiểu khó hoặc đau nhức xương. Khi nào nên thực hiện xét nghiệm, cách thức và ý nghĩa của các chỉ số này là gì? Mời bạn tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Những điều cần biết về ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt được xếp hàng thứ 4 trong các loại ung thư phổ biến trên thế giới. Tần suất bệnh thay đổi theo chủng tộc và tăng dần theo tuổi. Người da đen có tỉ lệ bệnh chiếm cao nhất, tiếp theo là người da trắng và cuối cùng là người da vàng. Trong 6 người đàn ông thì có 1 người sẽ bị ung thư tuyến tiền liệt. Độ tuổi trung bình khi chẩn đoán là 72 và trên 75% trường hợp ung thư tuyến tiền liệt được phát hiện ở nam giới trên 65 tuổi.

Ung thư tiền liệt tuyến thường tiến triển chậm, không triệu chứng cho đến khi bệnh tiến triển. Trong giai đoạn này, người bệnh thường có rối loạn đi như tiểu tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu ngắt quãng, tia nước tiểu yếu, cảm giác tiểu không hết, hoặc tiểu nhỏ giọt cuối dòng. Một số trường hợp, có thể tiểu máu hoặc suy thận do ung thư xâm lấn. Ở giai đoạn muộn, khi tế bào ung thư di căn các hạch vùng chậu và xương, người bệnh đau nhức xương, dễ bị gãy xương, đặc biệt ở xương chậu và cột sống thắt lưng.

Ung thư tuyến tiền liệt là gì?

Các yếu tố nguy cơ của ung thư tiền liệt tuyến bao gồm: tuổi (nam giới càng lớn tuổi càng dễ mắc bệnh); chủng tộc (người da đen có nguy cơ cao nhất), tiền sử gia đình (người có cha, chú, anh em trai mắc bệnh), di truyền do gen đột biến (người cùng huyết thống mắc ung thư), chế độ ăn thiếu cân bằng (nhiều chất béo có nguồn gốc từ động vật, ít rau củ quả).

banner khai trương tâm anh quận 8 mb

Ung thư tiền liệt tuyến có thể được điều trị bằng các phương pháp sau:

  • Đối với ung thư còn khu trú trong tuyến tiền liệt, nguy cơ tiến triển thấp: có thể theo dõi chủ động, khám và kiểm tra định kỳ, chưa cần điều trị
  • Đối với ung thư còn khu trú nguy cơ tiến triển cao: Phẫu thuật triệt căn cắt toàn bộ tuyến tiền liệt + nạo hạch hoặc xạ trị
  • Đối với ung thư xâm lấn ra ngoài tuyến tiền liệt hoặc di căn: điều trị nội tiết, xạ trị hoặc hóa trị

Dựa theo kết quả xét nghiệm PSA trong ung thư tiền liệt tuyến, giai đoạn của ung thư, độ tuổi của người bệnh, các bệnh phối hợp và kỳ vọng sống của người bệnh, mục tiêu điều trị có thể là:

  • Giám sát chủ động
  • Điều trị triệt căn: chữa khỏi bệnh bằng phẫu thuật hoặc xạ trị
  • Điều trị giảm nhẹ: làm giảm hoặc hạn chế phạm vi phát triển của ung thư

Hầu hết các trường hợp ung thư tuyến tiền liệt được phát hiện bằng cách sàng lọc kháng nguyên đặc hiệu tiền liệt tuyến (PSA) và khám trực tràng bằng ngón tay (DRE). Việc sàng lọc thường được thực hiện ở nam giới > 50 tuổi nhưng đôi khi bắt đầu sớm hơn đối với những người có nguy cơ cao (như người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, người da đen …).

Xét nghiệm PSA trong ung thư tuyến tiền liệt?

Xét nghiệm PSA (Prostatic Specific Antigen) là một xét nghiệm máu định lượng giá trị PSA, kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt, được dùng để tầm soát, chẩn đoán và theo dõi điều trị ung thư tuyến tiền liệt.

PSA là một loại protein được sản xuất bởi cả mô ung thư và mô lành trong tuyến tiền liệt, chủ yếu được tìm thấy trong tinh dịch và có một lượng nhỏ tồn tại trong máu. Khi tuyến tiền liệt bình thường, nồng độ của chất này trong máu rất thấp. Chỉ số bình thường trong khoảng từ 0 – 4 ng/ml. Nếu nồng độ của PSA trong máu tăng, người bệnh có thể bị ung thư tuyến tiền liệt. (1)

Kháng nguyên PSA trong máu chỉ cho biết nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp như tuyến tiền liệt tăng sinh lành tính hoặc bị viêm cũng có thể làm tăng nồng độ PSA. Do đó, nếu chỉ số PSA cao cũng chưa thể khẳng định là người bệnh bị ung thư tuyến tiền liệt mà cần phải thực hiện thêm các biện pháp kiểm tra khác.

Vì sao cần thực hiện PSA?

Theo các chuyên gia tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu Thận học, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, xét nghiệm PSA được chỉ định thực hiện trong các trường hợp: (2)

  • Nam giới > 50 tuổi có những vấn đề ở đường tiết niệu, xét nghiệm PSA trong ung thư tiền liệt tuyến có thể được chỉ định để đánh giá nguy cơ, giúp tầm soát ung thư một cách tích cực.
  • Đối với những người bệnh mới được chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt, xét nghiệm PSA (phối hợp với một số yếu tố khác như: giai đoạn khối u, điểm số Gleason khi sinh thiết tuyến tiền liệt…) có thể được sử dụng để đánh giá nguy cơ tiến triển ung thư. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp
  • Sau điều trị ung thư tuyến tiền liệt, bác sĩ sẽ theo dõi định kỳ chỉ số PSA để đánh giá hiệu quả điều trị như: khả năng điều trị khỏi hoàn toàn, phát hiện ung thư tái phát hoặc đáp ứng điều trị nội tiết

vì sao cần xét nghiệm psa?

Ưu – nhược điểm của phương pháp PSA

Việc xác định nồng độ của kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt có vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh. Tuy nhiên, phương pháp xét nghiệm PSA cũng tồn tại một số ưu, nhược điểm như sau:

1. Ưu điểm

  • Xét nghiệm PSA trong ung thư tiền liệt tuyến có giá trị định hướng chẩn đoán, giúp phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm, do đó làm tăng cơ hội được chữa khỏi hoàn toàn, tiết kiệm chi phí điều trị.
  • Theo dõi điều trị tích cực, phát hiện sớm các trường hợp tái phát, giúp kiểm soát sức khỏe hiệu quả, giảm nguy cơ biến chứng cho người bệnh.
  • Kỹ thuật thực hiện tương tự như các biện pháp xét nghiệm máu thông thường, không yêu cầu quá phức tạp, chi phí ở mức chấp nhận được.
  • Đạt hiệu quả phòng bệnh tích cực dành cho đối tượng nam giới có nguy cơ cao.

2. Nhược điểm

  • Kết quả xét nghiệm PSA chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt có thể không chính xác. Cụ thể, kết quả “âm tính giả” do ảnh hưởng của tình trạng béo phì hoặc một số loại thuốc hoặc “dương tính giả” khi người bệnh bị viêm hay phì đại lành tính tuyến tiền liệt.
  • Kết quả không chính xác có thể gây hoang mang, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh
  • Người bệnh phải tốn thêm các chi phí xét nghiệm khác để loại trừ ung thư tuyến tiền liệt khi kết quả PSA không chính xác
  • Có thể phát sinh một số rủi ro khi thực hiện thủ thuật lấy máu xét nghiệm PSA bao gồm đau, chảy máu, nhiễm trùng…

Quy trình thực hiện

Khi được chỉ định làm xét nghiệm PSA chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt, người bệnh sẽ tuân theo quy trình thường quy như sau:

  • Người bệnh có thể ăn uống bình thường trước khi làm xét nghiệm
  • Được hướng dẫn đến khu vực riêng biệt, phù hợp cho việc lấy máu
  • Kỹ thuật viên lấy một lượng máu nhất định ở dưới tĩnh mạch
  • Mẫu máu được mang đến phòng thí nghiệm để tiến hành phân tích
  • Kết quả sẽ được trả về sau khoảng 2 giờ.

Các bước xét nghiệm psa

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả PSA

1. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Nếu người bệnh bị nhiễm khuẩn, kết quả xét nghiệm PSA chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt có thể bị sai lệch. Do đó, nhiễm khuẩn đường tiết niệu nên được điều trị khoảng 6 tuần trước khi làm xét nghiệm PSA.

2. Vận động mạnh

Người được chỉ định làm PSA không nên tập thể dục, vận động mạnh trong 48 giờ trước khi thực hiện để tránh ảnh hưởng đến tính chính xác của kết quả.

3. Quan hệ tình dục

Quan hệ tình dục cũng có ảnh hưởng đến kết quả PSA. Không nên quan hệ tình dục dẫn đến xuất tinh trong vòng 48 giờ, không quan hệ tình dục qua đường hậu môn, không kích thích tuyến tiền liệt… trước khi xét nghiệm.

4. Sinh thiết tuyến tiền liệt

Nếu người bệnh đã sinh thiết tuyến tiền liệt trong khoảng 6 tuần trước khi xét nghiệm PSA, chỉ số PSA tăng khi sinh thiết, có thể làm ảnh hưởng đến kết quả.

5. Thuốc

Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị tình trạng phì đại tuyến tiền như thuốc ức chế 5-alpha-reductase, có thể làm giảm PSA và cho kết quả xét nghiệm không chính xác.

6. Các xét nghiệm hoặc phẫu thuật khác

Nếu người bệnh đã thực hiện bất kỳ xét nghiệm hoặc phẫu thuật nào liên quan đến bàng quang hoặc tuyến tiền liệt, có thể cần đợi đến 6 tuần trước khi làm xét nghiệm PSA.

7. Bí tiểu hoặc có đặt ống thông tiểu

Người có đặt ống thông tiểu, nên đợi 6 tuần sau khi rút ống thông mới làm xét nghiệm PSA để có kết quả chính xác.

Ý nghĩa của chỉ số PSA

Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ thông báo và tư vấn nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt cho người bệnh. Về cơ bản, ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm PSA chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt như sau:

1. Nếu người bệnh ở độ tuổi từ 45-75

  • Chỉ số PSA dưới 1 ng/mL và kết quả thăm khám tuyến tiền liệt qua trực tràng (DRE) bình thường: Tuyến tiền liệt vẫn khỏe mạnh, nên xét nghiệm sau mỗi 2-4 năm.
  • Chỉ số PSA từ 1-3 ng/mL và kết quả thăm khám tuyến tiền liệt qua trực tràng (DRE) bình thường: Tuyến tiền liệt tạm ổn, nên xét nghiệm lại sau mỗi 1-2 năm.
  • Chỉ số PSA lớn hơn 3 ng/mL hoặc kết quả thăm khám tuyến tiền liệt qua trực tràng (DRE) bất thường: Tuyến tiền liệt có vấn đề, nên xét nghiệm bổ sung hoặc sinh thiết.

2. Nếu người bệnh trên 75 tuổi

  • Chỉ số PSA dưới 4 ng/mL và kết quả thăm khám tuyến tiền liệt qua trực tràng (DRE) bình thường: Sức khỏe tuyến tiền liệt ổn định, nên lặp lại xét nghiệm sau mỗi 1-4 năm.
  • Chỉ số PSA lớn hơn 4 ng/mL hoặc kết quả thăm khám tuyến tiền liệt qua trực tràng (DRE) bất thường: Tuyến tiền liệt không khỏe, nên xét nghiệm bổ sung hoặc sinh thiết.

Một số xét nghiệm khác trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt

Ngoài xét nghiệm PSA để chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt, bác sĩ còn có thể chỉ định một số xét nghiệm bổ sung dưới đây:

  • Tốc độ PSA: Tốc độ PSA tăng nhanh, liên quan nguy cơ và tiến triển của ung thư tuyến tiền liệt.
  • Tỷ lệ PSA tự do: Tỷ lệ giữa PSA tự do và PSA toàn phần giúp đánh giá chính xác hơn về nguy cơ ung thư. Theo đó, nếu tỷ lệ PSA tự do/PSA toàn phần ≤ 0,15, nguy cơ ung thư cao hơn.
  • Mật độ PSA: Nếu mật độ của PSA trong mỗi thể tích mô tuyến tiền liệt tăng thì nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt tăng. Để đo mật độ PSA thường cần chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc siêu âm tuyến tiền liệt qua trực tràng.

Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học của Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm.

Nhà giáo nhân dân GS.TS.BS Trần Quán Anh, Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên là những cây đại thụ trong ngành Tiết niệu Thận học Việt Nam. Cùng với các tên tuổi Thầy thuốc ưu tú TS.BS Nguyễn Thế Trường Thầy thuốc ưu tú BS.CKII Tạ Phương Dung, TS.BS Nguyễn Hoàng Đức, TS.BS Từ Thành Trí Dũng, ThS.BS.CKI Nguyễn Đức Nhuận, BS.CKII Nguyễn Lê Tuyên, ThS.BS Nguyễn Tân Cương, ThS.BS Tạ Ngọc Thạch, BS.CKI Phan Trường Nam…

Các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận và đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực; Phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế; Cùng với khu nội trú và dịch vụ cao cấp 5 sao… Trung tâm Tiết niệu Thận học nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị tất cả các bệnh lý đường tiết niệu. Từ các thường gặp cho đến các cuộc đại phẫu thuật kỹ thuật cao. Có thể kể đến phẫu thuật nội soi sỏi thận, ghép thận, cắt bướu bảo tồn nhu mô thận; cắt thận tận gốc; cắt tuyến tiền liệt tận gốc; cắt toàn bộ bàng quang tạo hình bàng quang bằng ruột non; cắt tuyến thượng thận; tạo hình các dị tật đường tiết niệu… Chẩn đoán – điều trị nội khoa và ngoại khoa tất cả các bệnh lý Nam khoa.

Để đặt lịch khám và phẫu thuật tuyến tiền liệt với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây:

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
    • 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
    • Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM:
    • 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh – Quận 8:
    • 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TP.HCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
    • 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
  • Website: https://tamanhhospital.vn

Xét nghiệm PSA chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt là một trong những biện pháp an toàn, giúp phát hiện và theo dõi điều trị hiệu quả ung thư tuyến tiền liệt.

Từ khóa » Nồng độ Psa Trong Máu