Chỉ Số Tiểu đường Thai Kỳ ảnh Hưởng đến Thai Nhi Ra Sao - Mẹ Có Biết?
Có thể bạn quan tâm
1. Những điều quan trọng cần biết về tiểu đường thai kỳ
Thời kỳ mang thai cơ thể người phụ nữ rất nhạy cảm. Việc bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cũng có thể khiến cơ thể người mẹ bị thừa chất, thừa cân. Đây chính là yếu tố chính dẫn đến tiểu đường thai kỳ - một triệu chứng được cho là nguy hiểm khi mang thai.
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao khi mang thai. Xảy ra chủ yếu ở phụ nữ mang thai trong 3 tháng giữa đến 3 tháng cuối của thai kỳ. Bệnh hoàn toàn mất dấu hiệu sau khi người mẹ sinh con. Còn nếu vẫn tiến triển sau khi sinh thì được coi là dấu hiệu lâm sàng của bệnh đái tháo đường.
Bất cứ chị em nào khi mang thai cũng có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ
Nguyên nhân dẫn đến tiểu đường thai kỳ
Nhiều người cho rằng tiểu đường thai kỳ hình thành do người mẹ khi mang thai bị thừa cân nhiều và ăn quá nhiều đồ ngọt. Về cơ bản thì có thể hiểu là như vậy. Để biết chính xác hơn thì cần xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân. Đồng thời, biết được chỉ số tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi và có cách để khắc phục kịp thời.
Khi mang thai, cơ thể người mẹ có nhu cầu rất cao về dinh dưỡng, dẫn đến việc dung nạp vào cơ thể quá nhiều dưỡng chất, trong đó có đường. Bình thường, cơ thể có thể tự điều tiết lượng insulin để giải quyết lượng đường tăng cao nhưng không phải thể chất người mẹ nào cũng có thể làm được như vậy. Trong khi đó, thời kỳ mang bầu, nhau thai tạo ra các loại nội tiết tố cần cho sự phát triển của bào thai nhưng lại vô tình gây ra một số tác động xấu đến insulin. Điều này dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết tố và rối loạn chuyển hóa glucose và gây ra tiểu đường thai kỳ.
Những dấu hiệu cho thấy mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ thường không có triệu chứng điển hình giống như những bệnh nhân bị mắc đái tháo đường. Đa phần được phát hiện thông qua xét nghiệm tiểu đường khi đi khám thai. Một số thai phụ thì có biểu hiện nghi ngờ như: tăng cân nhiều, siêu âm thai có dư ối hoặc thai to hơn so với tuần tuổi theo khuyến cáo. Nhưng thông thường, các mẹ bầu cũng có thể tự chẩn đoán bệnh khi có những biểu hiện sau:
-
Khát nước liên tục, phải uống nước về đêm.
-
Đi tiểu rất nhiều lần trong ngày, lượng nước tiểu cũng nhiều hơn so với bình thường.
-
Khi bị thương thì vết thương rất khó lành.
-
Bị viêm nhiễm ở vùng kín, thường là nhiễm nấm và không chữa được.
-
Có dấu hiệu sụt cân và mệt mỏi.
Mẹ bầu cần xét nghiệm để xác định chỉ số tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi
2. Chỉ số tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi ra sao?
Khi có những dấu hiệu bất thường trên thì mẹ bầu nên khi khám và làm xét nghiệm để biết mình có mắc chứng tiểu đường thai kỳ hay không. Mức độ nguy hiểm của bệnh được tính trên chỉ số tiểu đường của mẹ bầu:
Những chỉ số về tiểu đường của phụ nữ mang thai
Ngay từ lần khám thai đầu tiên (trong 3 tháng đầu ), thai phụ được khuyến cáo làm xét nghiệm đường máu lúc đói, HbA1C:
-
Nếu một trong các giá trị glucose máu lúc đói > 7,0mmol/L, HbA1c > 6,5%, thì thai phụ bị đái tháo đường lâm sàng.
-
Nếu glucose máu lúc đói từ 5,1 đến 7,0mmol/L, chứng tỏ thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ.
-
Nếu glucose máu lúc đói < 5,1mmol/L, mẹ cần làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống để chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ từ tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ.
Ở tuần 24 - 28 thai kỳ: thai phụ được xét nghiệm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống.
-
Nếu glucose máu lúc đói > 7,0mmol/L thì thai phụ bị đái tháo đường lâm sàng.
-
Nếu một hoặc nhiều hơn các thông số (đường máu sau uống 1h lớn hơn 10mmol/L hoặc đường huyết sau uống 2h lớn hơn 8.5mmol/L) là đái tháo đường thai kỳ.
Tiểu đường thai kỳ cần được phát hiện sớm
Những đối tượng mẹ bầu dễ bị tiểu đường thai kỳ
Bất cứ mẹ bầu nào cũng có thể có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ. Nhất là một trong số những trường hợp sau:
-
Phụ nữ sau 30 tuổi mới mang thai.
-
Trong gia đình đã có người bị bệnh tiểu đường type 2.
-
Lần mang thai trước từng bị tiểu đường thai kỳ.
-
Tăng cân quá nhiều trong thời gian mang thai.
-
Phụ nữ thừa cân, béo phì mang thai.
-
Tăng huyết áp hoặc buồng trứng đa nang.
-
Thai lưu không rõ nguyên nhân.
Bên cạnh đó, tiểu đường thai kỳ cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Do vậy, các mẹ bầu khi có bất cứ dấu hiệu nào bất thường trong quá trình mang thai đều nên đi khám và làm xét nghiệm để chẩn đoán và phát hiện bệnh kịp thời.
Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi
Các chỉ số tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi khi xác định được sẽ giúp các bác sĩ chỉ định hướng khắc phục và hạn chế những ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Bởi bệnh đái tháo đường thai kỳ có thể gây ra những tình trạng sau:
Ảnh hưởng với mẹ:
-
Có thể gây ra tiền sản giật - sản giật.
-
Thai nhi phát triển quá lớn dẫn đến khó sinh, gây sang chấn đường sinh dục khi sinh.
-
Khả năng sinh mổ cao.
-
Khả năng băng huyết sau sinh.
-
Thuyên tắc ối.
-
Mẹ có nguy cơ bị đái tháo đường típ 2 sau sinh.
Đối với thai nhi:
-
Bé có thể bị suy hô hấp, hạ đường huyết ngay sau sinh
-
Vàng da sơ sinh
-
Trẻ bị tử vong chu sinh
-
Thai nhi to có thể khiến bé sau sinh bị sang chấn như gãy xương đòn, kẹt vai.
-
Trẻ có nguy cơ béo phì và đái tháo đường khi trưởng thành (type 1).
Chị em nên ăn uống lành mạnh, khoa học để tránh tiểu đường thai kỳ
3. Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thì phải làm sao?
Khi mẹ bầu có chỉ số tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi, có nghĩa là được xác định bị tiểu đường thì cần tuân thủ mọi hướng điều trị của bác sĩ. Trong đó, cần xét nghiệm đúng quy trình để xác định chỉ số tiểu đường và điều hướng trong cung cấp dinh dưỡng phù hợp. Các mẹ bầu ki bị tiểu đường thai kỳ nên lưu ý đến những điều sau:
-
Nên ăn uống lành mạnh, không ăn vặt quá nhiều nhất là đồ ăn có nhiều tinh bột hoặc đường để kiểm soát lượng đường trong máu.
-
Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng, tiêu hao năng lượng và lưu thông máu.
-
Theo dõi đường huyết mỗi ngày.
-
Trao đổi với bác sĩ dinh dưỡng để xây dựng khẩu phần ăn phù hợp.
-
Tuân thủ đúng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ sau khi sinh 6 tuần cần xét nghiệm lại đường huyết để loại trừ có thể bị đái tháo đường type 2 sau sinh.
Như vậy, chỉ số tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi được xác định khi chỉ số đường huyết của mẹ bầu tăng cao. Mỗi chị em khi mang thai cần biết rõ thể trạng của mình, đồng thời khám và làm những xét nghiệm cần thiết, đúng thời điểm, tránh tiểu đường thai kỳ và các tình trạng bệnh khác trong quá trình mang thai.
Từ khóa » Cách Nhận Biết Bị Tiểu đường Thai Kỳ
-
Đái Tháo đường Thai Kỳ: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
11 điều Cần Biết Về đái Tháo đường Thai Kỳ | Vinmec
-
Tiểu đường Thai Kỳ: Nguyên Nhân, Cách Nhận Biết Và Tác Hại - YouMed
-
Dấu Hiệu Của Bệnh đái Tháo đường Thai Kỳ? - Glucerna
-
Dấu Hiệu Tiểu đường Thai Kỳ 3 Tháng đầu, Giữa Và 3 Tháng Cuối
-
Điểm Danh 5 Dấu Hiệu Bệnh Tiểu đường Mẹ Bầu Nên Chú ý
-
Xét Nghiệm Tiểu đường Thai Kỳ Cho Phụ Nữ Mang Thai
-
Bệnh đái Tháo đường ở Phụ Nữ Mang Thai
-
Dấu Hiệu Tiểu đường Thai Kỳ Mẹ Bầu Cần Lưu ý - Monkey
-
5 Dấu Hiệu Cho Biết Bạn Bị Tiểu đường Thai Kỳ - MarryBaby
-
Đái Tháo đường Thai Kỳ Gây Nguy Hiểm Cho Thai Phụ Và Thai Nhi
-
Dinh Dưỡng Cho Tiểu Đường Thai Kỳ - Bệnh Viện FV
-
Tóm Tắt Giúp Bạn Dễ Tìm Hiểu Về Bệnh Tiểu đường - Hello Bacsi
-
Đái Tháo đường Trong Thai Kỳ - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia