Chi Tiết 10 Bước Xây Dựng BSC/KPIs - Phần 3 - Sổ Tay Lãnh đạo

Kết thúc bước 04 của Series bài viết "Chi tiết 10 Bước xây dựng BSC/KPIs", chúng ta đã xây dựng được Bản đồ chiến lược cấp công ty. Bước tiếp theo chúng ta sẽ xác định đo cái gì và đo như thế nào.

Danh Mục 1. Bước 5: Mô hình xương cá 2.Bước 6: Đo lường chỉ tiêu

Bước 5: Mô hình xương cá

Mục tiêu

Xác lập những khu vực trọng tâm, mục tiêu và KPI đo lường, kết nối mục tiêu phòng ban và mục tiêu cấp công ty

Phương pháp

Ứng với mỗi mục tiêu chiến lược, tiến hành lựa chọn một số tiêu chí đo lường/KPIs then chốt. Hiệp hội BSC Hoa Kỳ luôn nhấn mạnh thông điệp “Measure what matters!” (tạm dịch “Hãy tập trung đo lường những gì quan trọng!”). Sau đó, ứng với từng thước đo/KPIs, cần xác định cụ thể: - Chỉ tiêu cụ thể mang tính con số (Target) - Trọng số - Tần suất đo lường - Đơn vị cung cấp thông tin đo lường - Phương pháp đo lường - Thang điểm đánh giá

Các thước đo/KPIs phải đảm bảo 03 nguyên tắc:

- Có thể thu thập dữ liệu kịp thời cho các kỳ đánh giá. - Dữ liệu đảm bảo tính khách quan và chính xác. - Doanh nghiệp cần có hệ thống công nghệ thông tin để hỗ trợ công tác thu thập, tổng hợp và truy xuất dữ liệu. Điều này giúp Ban lãnh đạo luôn có “dữ liệu sống” để đưa ra các quyết định điều hành phù hợp.

Cách thức lựa chọn thước đo/KPIs:

Có 03 cách tiếp cận để lựa chọn thước đo: - Đo lường các yếu tố nhóm đầu vào (input) - Đo lường các yếu tố nhóm quá trình (process) - Đo lường các yếu tố nhóm đầu ra (output/outcome) Mô hình gắn kết Phương diện - Mục tiêu - Thước đo - Giải pháp

Lưu ý

Trong khi phương diện Tài chính dễ dàng xác định các thước đo, thì 03 phương diện còn lại khó xác định hơn vì chủ yếu bao gồm các thước đo phi tài chính. Tuy nhiên, chính các chỉ tiêu ở phương diện Học hỏi & Phát triển, Quy trình, Khách hàng sẽ phản ánh những khía cạnh then chốt giúp duy trì sự phát triển bền vững của Doanh nghiệp.

Bước 6: Đo lường chỉ tiêu

Mục tiêu

Bước này trả lời cho câu hỏi “Với mục tiêu chiến lược đã xây dựng, Doanh nghiệp cần lựa chọn các giải pháp nào để đạt được các mục tiêu đó?”. Mô hình gắn kết Tầm nhìn - Chiến lược - Mục tiêu - Giải pháp

Phương pháp

Danh mục các giải pháp chiến lược (KSI) mà Doanh nghiệp xây dựng chủ yếu bao gồm 02 cấu phần: - Danh mục tất cả dự án, giải pháp cần thực hiện để giúp đạt được các mục tiêu chiến lược trên Bản đồ chiến lược cấp công ty. - Ứng với các vấn đề then chốt Doanh nghiệp đang gặp phải, tiến hành định nghĩa rõ và đúng vấn đề, xác định nguyên nhân gốc rễ, đề ra giải pháp cải thiện. Đồng thời, ứng với mỗi dự án, cần xác định rõ: - Ai là “Tư lệnh” chịu trách nhiệm 100% cho dự án đó. - Mục tiêu & kết quả cụ thể. - Thời hạn hoàn thành, tiến độ, ngân sách, nguồn lực hỗ trợ. Đặc biệt, công tác truyền thông nội bộ đóng vai trò quan trọng, giúp tất cả bộ phận và nhân viên hiểu rõ sự gắn kết giữa các giải pháp chiến lược trọng tâm với việc làm cụ thể hàng ngày

Lưu ý khi xây dựng danh mục giải pháp chiến lược (KSI)

"Think out of the box":

- Thông thường, các giải pháp chiến lược được đề ra dễ dàng bị bao bọc bởi tư duy cũ, môi trường và bối cảnh hiện có, giới hạn bởi nguồn lực. Hãy sáng tạo các giải pháp hiệu quả nhất! - Hãy sử dụng chuỗi 04 câu hỏi tư duy sau đây cho “êkíp” của mình:

Quản trị rủi ro: - Doanh nghiệp thường không dự phòng nhiều tình huống khác nhau có thể xảy ra để xây dựng kịch bản ứng phó phù hợp. - Hãy xây dựng tối thiểu 03 kịch bản để “dự đoán” các biến động và rủi ro trong môi trường kinh doanh, đối thủ cạnh tranh, xu hướng ngành… Từ đó, xác định các giải pháp chiến lược phù hợp, nhằm “dự đoán” kết quả các thước đo tài chính & phi tài chính. - Doanh nghiệp còn được khuyến nghị xây dựng cả bộ chỉ tiêu KRI (Key Risk Indicator) để phục vụ cho quá trình quản trị rủi ro.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Chi Tiết 10 Bước Xây Dựng BSC/KPIs - Phần 1 Chi Tiết 10 Bước Xây Dựng BSC/KPIs - Phần 2 Chi Tiết 10 Bước Xây Dựng BSC/KPIs - Phần 4 Chi Tiết 10 Bước Xây Dựng BSC/KPIs - Phần Cuối

Từ khóa » Chỉ Số Ksi