Chi Tiết Tin - Thanh Tra Tỉnh
Có thể bạn quan tâm
Thực hiện Văn bản số 1316/SNN-CCTL ngày 08/9/2020 của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ về việc triển khai tuyên truyền, phổ biến Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều.
Luật số 60/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2020 tại Kỳ họp thứ 9 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2021 với nhiều điểm mới đáng chú ý:
Luật Phòng chống thiên tai được sửa đổi, bổ sung một số điều:
Sửa đổi, bổ sung về khái niệm thiên tai “Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.”
Công trình phòng, chống thiên tai cũng được sửa, đổi bổ sung:Công trình thiên tai là công trình do Nhà nước, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, bao gồm trạm quan trắc khí tượng, thủy văn, hải văn, địa chấn, cảnh báo thiên tai; công trình đê điều, hồ đập, kè, chống úng, chống hạn, chống xâm nhập mặn, chống sạt lở, chống sụt lún đất, chống lũ quét, chống sét; khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền, nhà kết hợp sơ tán dân và công trình khác phục vụ phòng, chống thiên tai.”.
Ngoài ra, còn sửa đổi, bổ sung những nội dung liên qua đến chính sách của nhà nước trong phòng, chống thiên tai; nguồn lực cho phòng chống thiên tai; vật tư; phương tiện, trang thiết bị, hệ thống thông tin, nhu yếu phẩm cho hoạt động phòng, chống thiên tai; nguồn tài chính cho phòng, chống thiên tai…
Đối với Luật Đê điều sửa đổi, bổ sung một số hành vi nghiêm cấm:
Sửa đổi, bổ sung khoản 5, điều 7 như sau: “Xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều và phạm vi lòng sông không gồm bãi nổi hoặc cù lao, trừ công trình phục vụ phòng, chống lũ, lụt, bão, công trình phụ trợ và công trình đặc biệt.”;
Sửa đổi, bổ sung khoản 7 điều 7 như sau: Đổ chất thải trong phạm vi bảo vệ đê điều, ở bãi sông, lòng sông; để vật liệu trong phạm vi bảo vệ đê điều, trừ vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão.”;
Sửa đổi, bổ sung khoản 10, điều 7 như sau: Khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản khác, đào ao, giếng trong phạm vi bảo vệ đê điều, các hoạt động khác gây cản trở dòng chảy và thoát lũ nhưng không có biện pháp xử lý, khắc phục.”.
Ngoài ra, còn sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung quan trọng khác liên quan đến hoạt động cấp phép; xây dựng, cải tạo công trình giao thông liên quan đến đê điều; quyền hạn của lực lượng chuyên trách quản lý đê điều…
Chi tiết các nội dung sửa đổi, bổ sung trong phụ lục chi tiết kèm theo.
Từ khóa » Khái Niệm Về đê điều
-
Đê – Wikipedia Tiếng Việt
-
Luật Đê điều 2006 - LuatVietnam
-
Đê điều Nghĩa Là Gì?
-
Đê điều Là Gì? - Ngân Hàng Pháp Luật
-
CSDLVBQPPL Bộ Tư Pháp - Đê điều
-
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG 08 ĐIỀU CỦA LUẬT ĐÊ ĐIỀU TRONG DỰ THẢO
-
Tìm Hiểu Quy định Pháp Luật Việt Nam Về Phạm Vi, Trách Nhiệm Bảo ...
-
Thế Nào Là Khu Vực Thuộc Hành Lang Bảo Vệ đê điều?
-
Thẩm Quyền Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực đê điều?
-
Chặt Cây Chắn Sóng Bảo Vệ đê điều Có Bị Phạt Không? Những Hành ...
-
Tuyên Truyền Pháp Luật Về đê điều Và Phòng Chống Thiên Tai
-
Tăng Cường Công Tác Quản Lý đê điều Trên địa Bàn Huyện đông Anh ...