Tăng Cường Công Tác Quản Lý đê điều Trên địa Bàn Huyện đông Anh ...

logo xemtailieu Xemtailieu Tải về Tăng cường công tác quản lý đê điều trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội
  • pdf
  • 110 trang
LỜI CAM ĐOAN Học viên xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân học viên. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định. Tác giả Vũ Văn Ảnh i LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sĩ Kinh tế chuyên ngành Quản lý tài nguyên và môi trường với đề tài “Tăng cường công tác quản lý đê điều trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội” được hoàn thành với sự giúp đỡ nhiệt tình, hiệu quả của phòng Đào tạo Đại học và Sau đại học, khoa Kinh tế và Quản lý cùng các thầy, cô giáo, các bộ môn của trường Đại học Thuỷ lợi, bạn bè, đồng nghiệp, cơ quan và gia đình. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Giảng viên hướng dẫn trực tiếp là Tiến sỹ Lê Văn Chính- Phó trưởng khoa Kinh tế và Quản lý; Lãnh đạo Chi cục, các phòng chuyên môn của Chi cục Đê điều & PCLB Hà Nội, Hạt Quản lý đê số 4; Lãnh đạo UBND huyện và các phòng chuyên môn của UBND huyện Đông Anh đã hướng dẫn, cung cấp tài liệu, thông tin khoa học cần thiết và tạo điều kiện thời gian, tận tình giúp đỡ trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn của tác giả. Do còn nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn cũng như thời gian có hạn, nên trong quá trình làm luận văn tác giả không tránh khỏi sai sót. Tác giả mong muốn tiếp tục nhận được sự chỉ bảo của các thầy, cô giáo và sự góp ý của bạn bè đồng nghiệp để tác giả hoàn thiện hơn nữa kiến thức của mình. Hà Nội, tháng 8 năm 2017 Tác giả Vũ Văn Ảnh ii MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐÊ ĐIỀU ........................................................................................................3 1.1 Khái niệm, phân loại và vai trò của hệ thống đê điều ......................................3 1.1.1 Khái niệm về đê điều .................................................................................3 1.1.2 Phân loại hệ thống đê điều ........................................................................3 1.1.3 Vai trò của hệ thống đê điều ......................................................................4 1.2 Nội dung công tác quản lý đê điều ...................................................................5 1.2.1 Những quy định chung ..............................................................................5 1.2.2 Quy hoạch, đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều ......6 1.2.3 Bảo vệ và sử dụng đê điều .........................................................................6 1.2.4 Hộ đê ..........................................................................................................8 1.2.5 Lực lượng trực tiếp quản lý đê điều ...........................................................9 1.2.6 Trách nhiệm quản lý nhà nước về đê điều ...............................................10 1.2.7 Thanh tra, khen thưởng và xử lý vi phạm. ...............................................15 1.3 Tiêu chí đánh giá kết quả công tác quản lý đê điều .......................................15 1.3.1 Sự hoàn chỉnh của tổ chức bộ máy quản lý đê điều ................................15 1.3.2 Mức độ hoàn thiện của các luật lệ, chính sách cho quản lý .....................16 1.3.3 Mức độ hoàn chỉnh của công tác quy hoạch, xây dựng công trình đê điều ...16 1.3.4 Mức độ hoàn thành kế hoạch công tác quản lý công trình đê điều .........17 1.3.5 Mức độ huy động nguồn lực trong xây dựng kiểm soát, bảo vệ đê điều.18 1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý đê điều .............18 1.4.1 Những nhân tố khách quan ......................................................................18 1.4.2 Những nhân tố chủ quan ..........................................................................19 1.5 Hiện trạng công tác quản lý hệ thống đê điều trên thế giới và ở Việt Nam ...22 1.5.1 Tình hình phát triển..................................................................................22 1.5.2 Tổ chức bộ máy .......................................................................................25 1.5.3 Hệ thống pháp luật ...................................................................................25 iii 1.5.4 Thực trạng quản lý ...................................................................................27 1.6 Những bài học kinh nghiệm về quản lý đê điều .............................................28 1.6.1 Bài học kinh nghiệm về quản lý đê điều trên thế giới .............................28 1.6.2 Bài học kinh nghiệm về quản lý đê điều ở Việt Nam ..............................29 1.7 Những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài....................................31 Kết luận chương 1 ...................................................................................................32 CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐÊ ĐIỀU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI .................................... 33 2.1 Giới thiệu khái quát về huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội ........................33 2.1.1 Điều kiện tự nhiên ....................................................................................33 2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội ...........................................................................34 2.2 Hiện trạng hệ thống đê điều trên địa bàn huyện Đông Anh ...........................35 2.2.1 Quá trình hình thành, phát triển hệ thống đê điều huyện Đông Anh .......35 2.2.2 Hiện trạng hệ thống đê điều trên địa bàn huyện Đông Anh ....................38 2.2.3 Vai trò phòng chống thiên tai của hệ thống đê điều trên địa bàn ............46 2.3 Thực trạng công tác quản lý hệ thống đê điều ở huyện Đông Anh thời gian qua.47 2.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đê điều thành phố Hà Nội ...........47 2.3.3 Đánh giá công tác quản lý đê điều huyện Đông Anh ..............................55 2.4 Đánh giá chung về công tác quản lý hệ thống đê điều trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội ..................................................................................69 2.4.1 Những kết quả đạt được ...........................................................................69 2.4.2 Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân .....................................................72 Kết luận chương 2 ...................................................................................................77 CHƯƠNG 3MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐÊ ĐIỀU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH TRONG GIAI ĐOẠN(2017-2022) ................................................................................................... 79 3.1 Định hướng phát triển hệ thống đê điều của huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội trong giai đoạn(2017-2022) ..............................................................................79 3.1.1 Định hướng quy hoạch, đầu tư xây dựng đê điều ....................................79 3.1.2 Định hướng trong quản lý bảo vệ ............................................................79 3.2 Những nguyên tắc đề xuất giải pháp quản lý hệ thống đê điều ....................81 iv 3.2.1 Nguyên tắc tuân thủ các quy định của hệ thống pháp luật ......................81 3.2.2 Nguyên tắc khoa học................................................................................83 3.2.3 Nguyên tắc khả thi ...................................................................................83 3.2.4 Nguyên tắc hiệu quả và bền vững ............................................................84 3.3 Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý hệ thống đê điều trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội trong giai đoạn(2017-2022) ..........................84 3.3.1 Hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách về công tác quản lý đê điều ......84 3.3.2 Hoàn thiện hệ thống tổ chức làm công tác quản lý về đê điều ................87 3.3.3 Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý đê điều .................................89 3.3.4 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát công tác quản lý đê điều .......92 3.3.5 Tăng cường công tác xã hội hóa trong quản lý đê điều ...........................93 3.3.6 Áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong công tác quản lý đê điều 95 3.4 Kiến nghị các giải pháp hỗ trợ .......................................................................96 Kết luận chương 3 ...................................................................................................98 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 99 1. Kết luận................................................................................................................99 2. Kiến nghị ...........................................................................................................100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 101 v DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Hình 1.1: Đoạn đê Phú Thượng(hạ lưu cầu Thăng Long), tuyến đê Hữu Hồng ...........23 Hình 1.2: Đoạn đê Hải Bối(hạ lưu cầu Thăng Long), tuyến đê Tả Hồng .....................24 Hình 1.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý đê điều ở Việt Nam ......................................25 Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Đông Anh ............................................................33 Hình 2.2: Bản đồ hiện trạng đê điều huyện Đông Anh .................................................35 Hình 2.3: Một số đoạn đê tả Hồng ................................................................................40 Hình 2.4: Kè Xuân Canh K0-K2+000, đê tả Đuống .....................................................42 Hình 2.5: Lát mái chống sóng Hải Bối K56-K56+700, đê tả Hồng ..............................43 Hình 2.6: Cống qua đê Long Tửu K1+507, đê tả Đuống ..............................................43 Hình 2.7: Điếm canh đê Tàm Xá (K60+880), đê tả Hồng ............................................44 Hình 2.8: Cửa khẩu qua đê Đông Trù 2 (K4+800), đê Tả Đuống.................................44 Hình 2.9: Tre chắn sóng Mai Lâm (K6+700), đê tả Đuống ..........................................45 Hình 2.10: Một đoạn đê bối Kim Tiên, đê hữu Cà Lồ ..................................................45 Hình 2.11: Kè nắn dòng bãi giữa sông Hồng (K56-K57+100, đê Tả Hồng) ................46 Hình 2.12: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý đê điều ở thành phố Hà Nội........................48 vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Hệ thống công trình đê điều trên địa bàn huyện Đông Anh .........................39 Bảng 2.2: Cán bộ công chức Chi cục Đê điều và PCLB thành phố Hà Nội .................48 Bảng 2.3: Hệ thống công trình đê điều trên địa bàn thành phố Hà Nội ........................50 Bảng 2.4: Tổ chức bộ máy Hạt Quản lý đê số 4, Chi cục Đê điều&PCLB Hà Nội ......52 Bảng 2.5: Bãi sông cần phải di dời dân cư ....................................................................57 Bảng 2.6: Kinh phí đền bù di dân ..................................................................................58 Bảng 2.7: Khối lượng và kinh phí mở rộng mặt cắt đê kết hợp giao thông ..................59 Bảng 2.8: Đầu tư, tu bổ đê điều trên địa bàn huyện Đông Anh ....................................60 Bảng 2.9: Kết quả xử lý vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn huyện Đông Anh .65 Bảng 2.10: Kết quả xử lý xe quá tải trên đê ..................................................................66 vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ CB Cán bộ PCLB Phòng, chống lụt, bão CC Công chức VC Viên chức UBND Ủy ban nhân dân XD Xây dựng VLXD Vật liệu xây dựng QLĐĐ Quản lý đê điều BCH Ban chỉ huy TKCN Tìm kiếm cứu nạn Htr Hoành triệt PTNT Phát triển nông thôn GNTT Giảm nhẹ thiên tai PCTT Phòng, chống thiên tai NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn viii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hệ thống đê điều trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và trên địa bàn huyện Đông Anh nói riêng trong những năm gần đây thường xuyên được đầu tư tu bổ và nâng cấp để bảo đảm phòng chống lũ hiệu quả, góp phần phát triển sản xuất hàng hóa, bảo vệ an ninh, quốc phòng trong khu vực. Mặt đê đã được bê tông hóa tạo thuận lợi cho giao thông đi lại của nhân dân cũng như phục vụ tốt công tác ứng cứu hộ đê. Tại các vị trí dòng chảy áp sát với đê đã được làm kè bảo vệ để bảo đảm ổn định công trình phòng chống lũ và tạo cảnh quan đô thị. Tuy nhiên, mặc dù đã được đầu tư như vậy, nhưng công trình đê điều trên địa bàn huyện Đông Anh vẫn còn một số vị trí đê, kè xung yếu và hàng năm thành phố Hà Nội, UBND huyện Đông Anh vẫn phải xây dựng phương án hộ đê để bảo vệ. Mặt khác, Đông Anh đang là một huyện có tốc độ đô thị hóa rất nhanh, do vậy nhu cầu sử dụng vật liệu và vận chuyển vật liệu để xây dựng hạ tầng ngày một lớn. Việc khai thác cát, sỏi ở lòng sông; tập kết vật liệu ở bãi sông và sử dụng xe cơ giới vượt quá tải trọng cho phép đi trên đê diễn ra ngày một phức tạp, vi phạm nghiêm trọng pháp luật về đê điều, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn hệ thống đê điều. Hiện nay, công tác quản lý đê điều trên địa bàn huyện còn gặp nhiều khó khăn do tình hình vi phạm pháp luật về đê điều như đã nêu ở trên tiếp tục có những diễn biến phức tạp, có những hành vi gây ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của công trình đê điều, đe dọa đến sự an toàn của cộng đồng và các hoạt động kinh tế trong khu vực trong mùa mưa bão. Việc xử lý các vi phạm theo quy định của Luật Đê điều và các quy định có liên quan đã được các ngành, các cấp đã được chú trọng nhưng vẫn đạt hiệu quả thấp. Đặc biệt còn có hiện tượng né tránh của một số cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền trong công tác xử lý vi phạm pháp luật về đê điều; nhận thức pháp luật về đê điều của một bộ phận cán bộ và nhân dân còn chưa được nâng cao. 1 Chính vì lý do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài luận văn với tên gọi “Tăng cường công tác quản lý đê điều trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội” với mong muốn nghiên cứu những giải pháp nhằm góp phần tăng cường công tác quản lý hệ thống đê điều một cách có hiệu quả. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tổ chức, quản lý nhằm tăng cường hơn nữa công tác quản lý hệ thống đê điều của Chi cục đê điều và phòng chống lụt bão Hà Nội trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội trong giai đoạn tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a) Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý hệ thống đê điều và những nhân tố ảnh hưởng. b) Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu về nội dung: là công tác quản lý hệ thống đê điều, mô hình tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động quản lý đê điều; - Phạm vi nghiên cứu về không gian: Trên địa bàn của huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội; - Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Luận văn nghiên cứu phân tích các số liệu thu thập được trong thời gian cho đến năm 2016 để đánh giá thực trạng, còn các giải pháp được đề xuất cho giai đoạn(2017-2022). 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nội dung, nhiệm vụ của đề tài, tác giả luận văn đã có thời gian trực tiếp công tác trong lãnh vực quản lý và bảo vệ hệ thống công trình đê điều từ năm 1999 đến nay và tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp hệ thống hóa; phương pháp thống kê, phân tích số liệu; phương pháp phân tích so sánh. 2 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐÊ ĐIỀU 1.1 Khái niệm, phân loại và vai trò của hệ thống đê điều 1.1.1 Khái niệm về đê điều Đê điều là hệ thống công trình bao gồm đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê và công trình phụ trợ[5]. - Đê là công trình ngăn nước lũ của sông hoặc ngăn nước biển, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân loại, phân cấp theo quy định của pháp luật; - Kè bảo vệ đê là công trình xây dựng nhằm chống sạt lở để bảo vệ đê; - Cống qua đê là công trình xây dựng qua đê dùng để cấp nước, thoát nước hoặc kết hợp giao thông thuỷ; - Công trình phụ trợ là công trình phục vụ việc quản lý, bảo vệ đê điều, bao gồm công trình tràn sự cố; cột mốc trên đê, cột chỉ giới, biển báo đê điều, cột thủy chí, giếng giảm áp, trạm và thiết bị quan trắc về thông số kỹ thuật phục vụ công tác quản lý đê; điếm canh đê, kho, bãi chứa vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão, trụ sở Hạt quản lý đê, trụ sở Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão; công trình phân lũ, làm chậm lũ; dải cây chắn sóng bảo vệ đê. 1.1.2 Phân loại hệ thống đê điều 1.1.2.1 Phân loại theo nhiệm vụ của đê điều Hệ thống đê điều hiện nay được chia làm nhiều loại tương ứng với từng nhiệm vụ ở từng khu vực khác nhau như [5]: Đê được phân loại thành đê sông, đê biển, đê cửa sông, đê bối, đê bao và đê chuyên dùng. Cụ thể: - Đê sông là đê ngăn nước lũ của sông; 3 - Đê biển là đê ngăn nước biển; - Đê cửa sông là đê chuyển tiếp giữa đê sông với đê biển hoặc bờ biển; - Đê bao là đê bảo vệ cho một khu vực riêng biệt; - Đê bối là đê bảo vệ cho một khu vực nằm ở phía sông của đê song; - Đê chuyên dùng là đê bảo vệ cho một loại đối tượng riêng biệt. 1.1.2.2 Phân loại đê điều theo cấp đê [5] Theo cấp, đê được phân thành 6 cấp là: cấp đặc biệt; cấp I; cấp II; cấp III; cấp IV và cấp V theo mức độ quan trọng từ cao đến thấp. Việc phân cấp đê do Chính phủ quy định dựa theo các tiêu chí sau: + Số dân được đê bảo vệ; + Tầm quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội; + Đặc điểm lũ, bão của từng vùng; + Diện tích và phạm vi địa giới hành chính; + Độ ngập sâu trung bình của các khu dân cư so với mực nước lũ thiết kế; + Lưu lượng lũ thiết kế. 1.1.3 Vai trò của hệ thống đê điều Hệ thống đê điều ở nước ta đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng, mùa màng và các cơ sở vật chất của người dân. Nước ta hằng năm có lượng mưa và dòng chảy khá phong phú nhưng cũng có nhưng yếu tố bất thường trong những năm gần đây. Lượng mưa bình quân hằng năm của cả nước đạt gần 2000 mm. Ngoài ra, nước ta còn có mật độ sông ngòi cao, có 2360 sông với chiều dài từ 10 km trở lên và hầu hết sông ngòi đều chảy ra biển Đông. Tổng lượng dòng chảy bình quân vào khoảng 830 tỷ m3/năm, trong đó có 62% là từ lãnh thổ bên ngoài. Phân bố 4 mưa và dòng chảy trong năm không đều, 75% lượng mưa và dòng chảy tập trung vào 3 - 4 tháng mùa mưa(cao điểm là từ tháng 6 đến tháng 9) . Mùa mưa lại trùng với mùa bão nên Việt Nam luôn phải đối mặt với nhiều thiên tai về nước, đặc biệt là lũ lụt. Mặt khác, với bờ biển dài hơn 2000 km trải đều trên cả nước vì thế tầm quan trọng của các hệ thống đê sông và đê biển là cực kì quan trọng. Hàng năm Việt Nam đón nhận trung bình từ 10 đến 13 cơn bão từ Biển Đông, cùng với các hiện tượng thời thiết khác về mùa mưa bão khiến mực nước các sông thường dâng lên rất nhanh. Bão vào Việt Nam ngày càng mạnh sóng vào từ các cơn bão thường là rất cao vì thế đối với nước ta hệ thống đê điều là cực kì quan trọng để bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân và của nhà nước. 1.2 Nội dung công tác quản lý đê điều 1.2.1 Những quy định chung Hiện nay theo quy định của pháp luật về đê điều có nhiều nội dung liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương về công tác quản lý đê điều và có những nội dung chính sau đây [5]: - Tổ chức bộ máy quản lý đê điều; - Xây dựng, ban hành hệ thống các chính sách về quản lý đê điều; - Quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, kiên cố hóa hệ thống đê điều; - Tổ chức bảo vệ và quản lý sử dụng đê điều; - Tổ chức tốt điều kiện tài chính, nhân lực, công tác hộ đê; - Áp dụng tiến bộ kỹ thuật và hợp tác trong quản lý đê điều; - Xử lý các vi phạm về đê điều; - Giám sát hoạt động trong quản lý đê điều; - Thanh tra, khen thưởng trong quản lý đê điều. 5 1.2.2 Quy hoạch, đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều 1.2.2.1 Quy hoạch đê điều [5] - Xác định nhiệm vụ của tuyến đê; - Xác định các thông số kỹ thuật của tuyến đê; - Xác định vị trí tuyến đê; vị trí, quy mô các công trình đầu mối hạ tầng trên tuyến đê; - Xác định diện tích đất dành cho xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều; - Xác định các giải pháp thực hiện quy hoạch; - Dự kiến những hạng mục ưu tiên thực hiện, nguồn lực thực hiện; - Dự kiến tác động đến môi trường của việc thực hiện quy hoạch và đề xuất biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường. 1.2.2.2 Đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều [5] - Việc đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều phải tuân theo quy hoạch đê điều, quy định của pháp luật về đầu tư và quy định của pháp luật về xây dựng; - Kế hoạch ngân sách hằng năm đầu tư cho xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều được ghi thành mục riêng và được quy định như sau: Ngân sách trung ương đầu tư cho các tuyến đê cấp đặc biệt, cấp I, cấp II và cấp III, hỗ trợ cho các tuyến đê cấp IV và cấp V; Ngân sách địa phương đầu tư cho mọi cấp đê trên địa bàn. 1.2.3 Bảo vệ và sử dụng đê điều 1.2.3.1 Phạm vi bảo vệ đê điều [5] - Phạm vi bảo vệ đê điều bao gồm đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê, công trình phụ trợ và hành lang bảo vệ đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê; - Hành lang bảo vệ đê được quy định như sau: 6 + Hành lang bảo vệ đê đối với đê cấp đặc biệt, cấp I, cấp II và cấp III ở những vị trí đê đi qua khu dân cư, khu đô thị và khu du lịch được tính từ chân đê trở ra 5 mét về phía sông và phía đồng; hành lang bảo vệ đê đối với các vị trí khác được tính từ chân đê trở ra 25 mét về phía đồng, 20 mét về phía sông đối với đê sông, đê cửa sông và 200 mét về phía biển đối với đê biển; + Hành lang bảo vệ đê đối với đê cấp IV, cấp V do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được nhỏ hơn 5 mét tính từ chân đê trở ra về phía sông và phía đồng. - Hành lang bảo vệ đối với kè bảo vệ đê, cống qua đê được giới hạn từ phần xây đúc cuối cùng của kè bảo vệ đê, cống qua đê trở ra mỗi phía 50 mét; - Trường hợp cần mở rộng hành lang bảo vệ đê đối với vùng đã xảy ra đùn, sủi hoặc có nguy cơ đùn, sủi gây nguy hiểm đến an toàn đê do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. 1.2.3.2 Trách nhiệm bảo vệ đê điều [5] - Tổ chức, cá nhân khi phát hiện hành vi hoặc các tác động tự nhiên gây tổn hại hoặc đe dọa đến an toàn của đê điều thì phải báo ngay cho Ủy ban nhân dân nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước quản lý đê điều trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn và có biện pháp xử lý; - Khi có báo động lũ từ cấp I trở lên đối với tuyến sông có đê hoặc khi có báo động lũ từ cấp II trở lên đối với tuyến sông khác, Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đê phải huy động lực lượng lao động tại địa phương, phối hợp với lực lượng chuyên trách quản lý đê điều để tuần tra, canh gác và thường trực trên các điếm canh đê, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố đê điều. Mức thù lao cho lực lượng này do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định. 1.2.3.3 Sử dụng đê điều [5] - Đê điều được kết hợp làm đường giao thông phải bảo đảm an toàn đê điều; đê đã cải tạo để kết hợp làm đường giao thông phải được bảo dưỡng, sửa chữa theo quy chuẩn kỹ thuật về đê điều và quy chuẩn kỹ thuật về giao thông; 7 - Việc xây dựng cầu qua sông có đê phải có cầu dẫn trên bãi sông để bảo đảm thông thoáng dòng chảy, an toàn đê điều theo quy định của Luật này và bảo đảm giao thông thủy theo quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa; vật liệu phế thải và lán trại trong quá trình thi công không được ảnh hưởng đến dòng chảy và phải được thanh thải sau khi công trình hoàn thành; - Đất trong hành lang bảo vệ đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê được kết hợp làm đường giao thông hoặc trồng cây chắn sóng, lúa và cây ngắn ngày. 1.2.4 Hộ đê 1.2.4.1 Hộ đê và cứu hộ các công trình có liên quan đến an toàn của đê điều [5] Việc hộ đê phải được tiến hành thường xuyên, nhất là trong mùa lũ, bão và phải cứu hộ kịp thời khi đê điều bị sự cố hoặc có nguy cơ bị sự cố; - Việc cứu hộ các công trình có liên quan đến an toàn đê điều được thực hiện như đối với công tác hộ đê quy định tại Điều 35 và Điều 36 của Luật Đê điều. 1.2.4.2 Huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê [5] Trong trường hợp đê điều, công trình có liên quan xảy ra sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp theo thẩm quyền phải huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để bảo vệ, cứu hộ; quyết định và tổ chức thực hiện việc di chuyển dân ra khỏi vùng nguy hiểm để bảo đảm an toàn. 1.2.4.3 Trách nhiệm tổ chức hộ đê [5] - Thủ tướng Chính phủ quyết định biện pháp đối phó với lũ, lụt, bão trong trường hợp khẩn cấp, chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc hộ đê để bảo đảm an toàn đê điều; - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc chỉ đạo công tác hộ đê; - Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm dự báo khí tượng, thủy văn; 8 - Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo để bảo đảm Quân đội là lực lượng chủ lực thực hiện nhiệm vụ hộ đê, phân lũ, làm chậm lũ; - Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm lập và thực hiện phương án hộ đê, cứu hộ công trình có liên quan đến an toàn đê thuộc phạm vi quản lý của mình và tham gia thực hiện hộ đê tại địa phương theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; - Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng và phê duyệt các phương án hộ đê, tổ chức thực hiện việc hộ đê để bảo đảm an toàn đê điều; - Ban chỉ đạo phòng, chống lụt, bão trung ương chỉ đạo việc cảnh báo và các biện pháp đối phó với lũ, lụt, bão. 1.2.5 Lực lượng trực tiếp quản lý đê điều 1.2.5.1 Lực lượng trực tiếp quản lý đê điều [5] Lực lượng trực tiếp quản lý đê điều gồm có lực lượng chuyên trách quản lý đê điều và lực lượng quản lý đê nhân dân. 1.2.5.2 Nhiệm vụ của lực lượng chuyên trách quản lý đê điều [5] - Thường xuyên kiểm tra, theo dõi diễn biến tình trạng đê điều; - Lập hồ sơ lưu trữ và cập nhật thường xuyên các dữ liệu về đê điều; - Quản lý vật tư dự trữ chuyên dùng phục vụ công tác phòng, chống lũ, lụt, bão; - Phát hiện, có biện pháp ngăn chặn kịp thời và kiến nghị xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đê điều; - Tổ chức hướng dẫn về kỹ thuật, nghiệp vụ đối với lực lượng quản lý đê nhân dân; - Vận động tổ chức, cá nhân tham gia quản lý và bảo vệ đê điều; - Đề xuất phương án xử lý khẩn cấp giờ đầu sự cố đê điều; 9 - Trực tiếp tham gia xử lý và hướng dẫn kỹ thuật xử lý sự cố đê điều; - Hướng dẫn xử lý kỹ thuật cho các lực lượng thực hiện nhiệm vụ hộ đê, phòng, chống lũ, lụt, bão. - Giám sát việc xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa các công trình đê điều và các hoạt động có liên quan đến đê điều bao gồm: Kỹ thuật và tiến độ xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều từ mọi nguồn vốn đầu tư; Việc thực hiện các nội dung trong giấy phép của công trình được cấp phép xây dựng có liên quan đến an toàn đê điều; Quá trình xử lý vi phạm pháp luật về đê điều. 1.2.6 Trách nhiệm quản lý nhà nước về đê điều 1.2.6.1 Trách nhiệm quản lý nhà nước về đê điều của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ [5] - Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đê điều; - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về đê điều, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: + Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ trong việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa, bảo vệ, sử dụng đê điều và hộ đê; + Ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về đê điều và quy định mực nước thiết kế cho từng tuyến đê; + Tổng hợp, quản lý các thông tin dữ liệu về đê điều trong phạm vi cả nước; tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về xây dựng và bảo vệ đê điều; + Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê, khắc phục hậu quả do lũ, lụt, bão gây ra đối với đê điều; + Xây dựng và phát triển quan hệ hợp tác quốc tế về lĩnh vực đê điều; 10 + Chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lực lượng quản lý đê nhân dân; + Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ và chỉ đạo địa phương tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đê điều; + Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về đê điều và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đê điều; + Giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về đê điều theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. - Bộ Tài nguyên và Môi trường có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: + Tổ chức thực hiện công tác dự báo khí tượng, thuỷ văn; chỉ đạo và hướng dẫn việc lập quy hoạch sử dụng đất thuộc hành lang bảo vệ đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê, bãi sông theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai; + Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ hướng dẫn, kiểm tra việc khai thác cát, đá, sỏi trong các sông; chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ngăn chặn việc khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép gây mất an toàn đê điều. - Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng và thực hiện phương án bảo đảm an toàn các công trình thủy điện, chỉ đạo thực hiện vận hành hồ chứa nước theo quy chuẩn kỹ thuật về vận hành hồ chứa nước; - Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ trong các việc sau đây: + Quy hoạch luồng lạch giao thông thủy, quy hoạch và xây dựng các cầu qua sông bảo đảm khả năng thoát lũ của sông, các công trình phục vụ giao thông thủy và việc cải tạo đê điều kết hợp làm đường giao thông; + Chuẩn bị phương tiện, vật tư dự phòng, bảo đảm an toàn giao thông phục vụ công tác hộ đê trong mùa lũ, lụt, bão. 11 - Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ hướng dẫn lập và quản lý quy hoạch xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật xây dựng công trình ở bãi sông; - Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bảo đảm bố trí kinh phí cho các giải pháp công trình đối phó với lũ vượt mực nước lũ thiết kế hoặc những tình huống khẩn cấp về lũ. Bố trí thành một hạng mục riêng đầu tư kinh phí cho các dự án về xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều, quản lý, bảo vệ đê điều, hộ đê và các vùng lũ quét, các vùng chứa lũ và phân lũ, làm chậm lũ; - Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện các việc sau đây: + Hướng dẫn việc bồi thường cho tổ chức, cá nhân bị thu hồi hoặc trưng dụng đất để phục vụ cho xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa đê điều và các công trình phòng, chống lũ, lụt, bão; + Xây dựng ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách đối với các lực lượng tuần tra canh gác đê, hộ đê và chính sách bồi thường thiệt hại vật tư, phương tiện được huy động cho việc hộ đê. - Bộ Quốc phòng có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, kiểm tra thực hiện việc tổ chức lực lượng, phương tiện, phương án và triển khai lực lượng hộ đê; - Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng công an lập và thực hiện phương án bảo đảm trật tự, an ninh ở khu vực đê xung yếu và các khu vực phân lũ, làm chậm lũ trong mùa lũ, bão; kiểm tra, ngăn chặn và xử lý các vi phạm pháp luật về đê điều. 1.2.6.2 Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc quản lý nhà nước về đê điều [5] - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 12 Tải về bản full

Từ khóa » Khái Niệm Về đê điều