Chia đa Thức Cho đa Thức: Lý Thuyết, Ví Dụ Và Bài Tập - DINHNGHIA.VN
Có thể bạn quan tâm
Chia đa thức cho đa thức là dạng toán quan trọng trong chương trình toán học lớp 8 trung học cơ sở. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng DINHNGHIA.VN tìm hiểu cụ thể về chủ đề này nhé!
MỤC LỤC
Lý thuyết chia đa thức cho đa thức
Chia đa thức A cho đa thức B. Cho A và B là hai đa thức tuỳ ý của cùng một biến số \((B\neq 0)\), khi đó tồn tại duy nhất một cặp đa thức Q và R sao cho \(A=B.Q+R\), trong đó \(R=0\) hoặc bậc của R nhỏ hơn bậc của B.
Q được gọi là đa thức thương, R được gọi là dư trong phép chia A cho B.
Nếu \(R=0\) thì phép chia A cho B là phép chia hết.
Có thể dùng hằng đẳng thức để rút gọn phép chia
\((A^{3}+B^{3}):(A+B)=A^{2}-AB+B^{2}\)
\((A^{3}-B^{3}):(A-B)=A^{2}+AB+B^{2}\)
\((A^{2}-B^{2}):(A+B)=A-B\)
Ví dụ: Áp dụng hằng đẳng thức đáng nhớ để thực hiện phép chia:
- \((125x^{3} + 1) : (5x + 1)\)
- \((x^{2} –2xy + y^{2}) : (y – x)\)
Hướng dẫn giải:
- \((125x^{3} + 1) : (5x + 1) = [(5x)^{3} + 1] : (5x + 1) =(5x)^{2}-5x+1 = 25x^{2}-5x+1\)
- \((x^{2}-2xy+y^{2}) : (y-x) = (x-y)^{2}: [-(x-y)] =-(x-y)=y-x\)
Hoặc \((x^{2}–2xy+y^{2}):(y-x) = (y^{2}-2xy+x^{2}) : (y-x)\)
Cách chia đa thức cho đa thức nâng cao
Tìm thương và dư trong phép chia đa thức
Phương pháp giải: từ điều kiện đề bài đã cho, đặt phép chia A:B được kết quả là thương Q và dư R.
Tìm điều kiện của m để đa thức A chia hết cho đa thức B
Ví dụ: Tìm giá trị nguyên của n để biểu thức \(4n^{3}-4n^{2}-n+4\) chia hết cho biểu thức \(2n+1\)
Hướng dẫn giải:
Thực hiện phép chia \(4n^{3}-4n^{2}-n+4\) cho \(2n+1\) ta được:
\(4n^{3}-4n^{2}-n+4=(2n+1)(n^{2}+1)+3\)
Từ đó suy ra, để có phép chia hết điều kiện là 3 chia hết cho \(2n+1\), tức là cần tìm giá trị nguyên của n để \(2n+1\) là ước của 3, ta được:
\(2n+1=3\Leftrightarrow n=1\)
\(2n+1=1\Leftrightarrow n=0\)
\(2n+1=-3\Leftrightarrow n=-2\)
\(2n+1=-1\Leftrightarrow n=-1\)
Vây \(n=1;n=0;n=2\) thỏa mãn điều kiện đề bài.
Ứng dụng định lý Bezout khi giải
Ngoài ra còn có các dạng toán liên quan như: chia đa thức chứa tham số; chia đa thức với đa thức nguyên hàm.
Bài tập chia đa thức cho đa thức lớp 8
Giải câu 67 sgk Toán 8 tập 1 Trang 31
- (x3 – 7x + 3 – x2) : (x – 3).
- (2x4 – 3x2 – 3x2 – 2 + 6x) : (x2 – 2).
Hướng dẫn giải:
- (x3 – 7x + 3 – x2) : (x – 3)
2. (2x4 – 3x2 – 3x2 – 2 + 6x) : (x2 – 2)
Giải câu 69 sgk Toán 8 tập 1 Trang 31
Cho hai đa thức \(A = 3x^{4}+ x^{3} + 6x-5\) và \(B = x^{2}+1\). Tìm dư R trong phép chia A cho B rồi viết A dưới dạng \(A = B . Q + R\)
Hướng dẫn giải:
Để có thể tìm được dư R và Q thì ta cần đặt phép tính và thực hiện phép chia đa thức:
Phép chia đa thức \(A = 3x^{4}+ x^{3} + 6x-5\) cho \(B = x^{2}+1\) được thực hiện như sau:
Suy ra \(Q = 3x^{2}+ x-3 ; R = 5x – 2\)
Kết luận: \(3x^{4}+ x^{3}+ 6x- 5 = (x^{2}+ 1)(3x^{2} + x-3) + 5x – 2\)
Giải câu 71 sgk Toán 8 tập 1 Trang 32
Không thực hiện phép chia, hãy xét xem đa thức A có chia hết cho đa thức B hay không?
- \(A = 15x^{4}-8x^{3}+x^{2}\)
\(B=\frac{1}{2}x^{2}\)
2. \(A = x^{2}-2x+1\)
\(B=1-x\)
Hướng dẫn giải:
- Ta thấy từng hạng tử của A : \(15x^{4} ; 8x^{3} ; x^{2}\) đều chia hết cho\(x^{2}\)
Suy ra đa thức A chia hết cho đa thức B.
2. Ta có: \(A = x^{2}-2x+1=(1-x)^{2}\), chia hết cho \(1-x\)
Suy ra đa thức A chia hết cho đa thức B.
Giải câu 73 sgk Toán 8 tập 1 Trang 32
Tính nhanh:
- \((4x^{2}-9y^{2}) : (2x-3y)\)
- \((27x^{3}-1) : (3x-1)\)
- \((8x^{3}+1) : (4x^{2}-2x+1)\)
- \((x^{2}- 3x + xy -3y) : (x + y)\)
Hướng dẫn giải:
- \((4x^{2}-9y^{2}) : (2x-3y) = [(2x)^{2}–(3y)^{2}] : (2x-3y)=2x+3y\)
- \((27x^{3}-1) : (3x-1) = [(3x)^{3}-1] : (3x-1) = (3x)^{2} + 3x + 1 = 9x^{2} + 3x + 1\)
- \((8x^{3}+1):(4x^{2}–2x+1)=[(2x)^{3}+1]:(4x^{2}-2x+1)=(2x+1)[(2x)^{2}–2x+1]:(4x^{2}–2x+1)=(2x+1)(4x^{2}–2x+1):(4x^{2}–2x+1)=2x+1\)
- \((x^{2}-3x + xy -3y) : (x + y) = [(x^{2}+ xy)-(3x+3y)] : (x + y) = [x(x + y)-3(x + y)] : (x + y) = (x + y)(x-3) : (x + y) = x-3\)
Bài viết trên đây của DINHNGHIA.VN đã giúp bạn tổng hợp kiến thức về chuyên đề chia đa thức cho đa thức: lý thuyết, ví dụ và cách làm. Chúc bạn luôn học tốt!
Xem thêm >>> 7 Hằng đẳng thức đáng nhớ cơ bản và mở rộng
Xem thêm >>> Định lý Talet trong tam giác, trong hình thang
Xem thêm >>> Quy tắc nhân đơn thức với đa thức và Một số dạng bài tập
Xem thêm >>> Chuyên đề dấu của tam thức bậc hai và Một số dạng bài tập
Xem chi tiết qua bài giảng dưới đây:
(Nguồn: www.youtube.com)
3.9/5 - (17 bình chọn) Please follow and like us:Từ khóa » Cách Chia đa Thức Bậc 2 Cho Bậc 1
-
LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP CHIA ĐA THỨC MỘT BIẾN ĐÃ SẮP XẾP
-
Chia đa Thức Cho đa Thức: Lý Thuyết & Bài Tập
-
Chia đa Thức Cho đa Thức Toán Lớp 8 | Lý Thuyết Và Bài Tập Cơ Bản ...
-
Cách Chia đơn Thức Cho đơn Thức, đa Thức Cho đơn Thức Và đa ...
-
2 CÁCH CHIA ĐA THỨC CHO ĐA THỨC MỘT BIẾN VÀ HAI BIẾN
-
Chia đa Thức Bậc 2 Cho Bậc 1 - Toán Số Lớp 8 - YouTube
-
Chia Một đa Thức Cho Tam Thức Bậc 2 | Maths 4 Physics & More...
-
Bài 10+11+12 : CHIA ĐA THỨC
-
Cách Chia đa Thức Cho đa Thức [Lớp 8]: Lý Thuyết & Bài Tập Vận Dụng
-
Chia đa Thức Cho đa Thức: Lý Thuyết & Bài Tập - Phần Mềm Portable
-
Lý Thuyết: Chia đa Thức Một Biến đã Sắp Xếp
-
Chuyên đề: Chia đa Thức - Đại Số Lớp 8 - Trường Quốc Học
-
Cách Chia đa Thức Lớp 12 - Thả Rông
-
Chia đa Thức Cho đa Thức: Lý Thuyết, Ví Dụ Và Bài Tập