Chia Sẻ 5 Kinh Nghiệm Mở Cửa Hàng Hải Sản Tươi Sống Từ A-Z Cho ...
Có thể bạn quan tâm
Kinh doanh hải sản được xem là mặt hàng “hot” đang thu hút rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp đầu tư, đặc biệt tại các thành phố lớn. Độ tươi ngon cũng như giá trị dinh dưỡng cao của hải sản đã thu hút thị trường tiêu dùng, phần lớn khách hàng chọn lựa cho những bữa ăn của gia đình. Vậy đâu là kinh nghiệm mở cửa hàng hải sản tươi sống chuẩn chỉnh?
Đôi nét về ý tưởng mở cửa hàng hải sản tươi sống
Tại sao nên mở cửa hàng hải sản tươi sống?
Hải sản luôn có một sức hút mãnh liệt đối với nhiều người và cũng là thực phẩm có giá thành tương đối cao trên thị trường. Tuy nhiên, hải sản lại mang đến giá trị dinh dưỡng cực kỳ cao, ít chất độc hại, chất kích thích do nuôi trồng. Do đó, nhiều người lựa chọn hải sản làm nguồn thực phẩm chính trong bữa ăn hàng ngày của họ. Nhu cầu tiêu dùng tăng cao, việc kinh doanh hải sản cũng ngày càng phát triển, mang lại lợi nhuận tối ưu cho nhiều người muốn thử sức trong lĩnh vực này.
Để mở và vận hành một cửa hàng hải sản tươi sống, kinh nghiệm về kinh doanh là yếu tố vô cùng quan trọng giúp bạn nắm bắt các vấn đề phải đối mặt trong kinh doanh Nếu không có kinh nghiệm, thời gian đầu chắc chắn sẽ rất vất vả, thụ động trong công việc, thậm chí là gặp nhiều rủi ro ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của cửa hàng.
Mở cửa hàng hải sản tươi sống cần bao nhiêu vốn?
Kinh doanh bất kỳ ngành hàng nào, nguồn vốn luôn trở thành vấn đề quan trọng và cũng là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Để mở một cửa hàng hải sản tươi sống, bạn cần chuẩn bị khoảng 60 – 80 triệu. Tuy nhiên, nguồn vốn sẽ có sự thay đổi, chênh lệch tùy vào nhiều yếu tố như: quy mô cửa hàng, nguồn sản phẩm, các trang thiết bị, nhân viên, các chi phí phát sinh khác,… Ban đầu, bạn có thể đầu tư nhỏ để làm quen thị trường, tiếp cận khách hàng, về sau khi khách ổn định bạn có thể mở rộng thêm đa dạng sản phẩm, mặt hàng nhằm kiếm thêm thu nhập.
Nguồn vốn không phải là vấn đề quyết định tất cả trong kinh doanh. Điều quan trọng là bạn phải có chiến lược, tầm nhìn khi triển khai kinh doanh, kết hợp với đủ tâm huyết và quyết tâm đến cùng thì khả năng thành công sẽ cực kỳ cao.
Kinh nghiệm mở cửa hàng hải sản tươi sống cho người mới
#1. Xác định thị trường và điểm kinh doanh cuốn hút
Dù kinh doanh bất kỳ ngành nghề nào, 50% thành công sẽ được quyết định bởi cách bạn chọn địa điểm kinh doanh. Kinh doanh hãy chắc chắn và rõ ràng trong mọi lựa chọn, bạn đừng ngẫu nhiên chọn một mặt bằng giá rẻ. Thay vào đó, bạn nên tính toán kỹ, phân tích thị trường xem nơi nào có nhu cầu lớn và liệu kinh doanh có mang lại hiệu quả hay không?
Phần lớn việc kinh doanh mặt hàng thực phẩm nên được đặt tại nơi đông dân cư, giao thông thuận lợi thì tỷ lệ thành công sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, bạn cần cân nhắc lượng người tiêu dùng và kinh phí thuê mặt bằng có tương thích hay không? Bạn có thể kết hợp kinh doanh online để tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng hơn.
#2. Thấu hiểu thị hiếu người tiêu dùng
Đây là khâu cực kỳ quan trọng, quyết định rất lớn đến hiệu quả kinh doanh cho cửa hàng của bạn. Bởi lẽ, khách hàng chính là nguồn tiêu thụ mặt hàng hải sản mà bạn kinh doanh. Bạn không nên ham rẻ, vì lợi nhuận trước mắt mà kinh doanh những mặt hàng rẻ, kém chất lượng hay chọn sản phẩm theo ý thích chủ quan của bản thân. Vì hàng tươi sống cần được bán nhanh trong ngày để đảm bảo chất lượng tươi ngon. Nếu chẳng may khách hàng không thích hoặc rất ít người quan tâm sản phẩm của bạn. Điều này khiến nguồn hàng của bạn tồn đọng, hư hỏng không thể tiêu thụ dẫn đến thâm hụt nguồn vốn.
Trước tiên, bạn nên tìm hiểu, tham khảo ý kiến từ những người thân quen cũng như khách hàng gần địa điểm bạn định mở cửa hàng kinh doanh. Bạn có thể tự đặt các câu hỏi và khảo sát, tìm kiếm câu trả lời để đáp ứng đúng nhu cầu thị hiếu tiêu dùng.
- Đối tượng khách hàng mình hướng đến là ai? Các bà mẹ nội trợ hay dân văn phòng? Quán nhậu bình dân hay những nhà hàng, quán cơm,..?
- Khách hàng thường có xu hướng chọn mua những loại hải sản nào? Khung giờ nào họ thường mua?
- Họ có sẵn sàng bỏ số tiền đó để mua hải sản không?
- Xung quanh khu vực của bạn đã có cửa hàng kinh doanh hải sản chưa?
- Đánh giá về đối thủ đó, họ có ưu và nhược điểm gì?
Thông qua việc khảo sát, tìm hiểu nhu cầu, sở thích của khách hàng sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất trong việc lựa chọn nguồn hàng cũng như đưa ra mức giá hợp lý để tránh việc hàng quá đắt không ai dám mua hoặc chọn hàng rẻ, kém chất lượng khiến cửa hàng mất uy tín, khó phát triển lâu dài. Bên cạnh đó, việc thấu hiểu người dùng còn giúp bạn dễ dàng tư vấn, gợi ý và điều hướng khách hàng chọn dùng thử một số mặt hàng khác. Từ đó, việc kinh doanh dễ dàng, thúc đẩy doanh số tăng nhanh.
#3. Chọn nguồn hải sản kinh doanh phù hợp
Nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm luôn được người dùng quan tâm. Khi kinh doanh, bạn nên tìm hiểu nhiều nguồn cung cấp để có giá tốt, đảm bảo chất lượng hải sản tươi ngon. Lưu ý nhỏ để có giá rẻ và chất lượng hải sản tươi ngon: hãy lấy hàng tại nơi đánh bắt hoặc nuôi trồng. Tránh lấy hải sản qua trung gian sẽ không đảm bảo độ tươi ngon mà giá cả tăng cao.
Địa điểm nhập hải sản
Nếu ở Hà Nội hoặc những tỉnh phía Bắc không có biển, kinh nghiệm mở cửa hàng hải sản chất lượng là nên lấy hàng tại một số nơi đánh bắt như Cát Bà, Thanh Hóa, Cửa Lò, Quảng Ninh, Đồ Sơn,…
Đối với thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể chọn hải sản từ một số vùng như: Vũng Tàu, Nha Trang, Cần giờ, Ninh Chữ – Ninh Thuận,…
Các loại hải sản nuôi trồng như: Tôm sú, tôm càng, cua, ngao, hến, hàu, sò,… bạn nên lấy tại các khu nuôi, bè nuôi để có giá tốt và chất lượng đảm bảo.
Việc lựa chọn nơi lấy nguồn hải sản này không chỉ giúp bạn có được hải sản tươi ngon vì được đánh bắt và vận chuyển trong ngày mà còn đảm bảo giá rẻ. Người bán có thể đến tận nơi lấy hàng hoặc làm hợp đồng với đơn vị cung cấp hàng để họ vận chuyển đến tận nơi cho bạn. Tuy nhiên, trước khi chốt địa điểm lấy hàng, bạn nên đến tận nơi xem cách họ nuôi trồng có đảm bảo an toàn hay không, tham khảo ý kiến từ nhiều nơi rồi quyết định nhé.
Một số mẹo chọn hải sản hiệu quả
- Đối với tôm: Bạn nên chọn loại còn sống, vỏ cứng cáp, săn chắc, màu không bị đục. Tranhs những loại tôm chết, bị ươn. Những con tôm có đầu dính càng chặt vào thân sẽ càng chắc khỏe, việc chế biến sẽ đảm bảo độ ngon, ngọt, không bị tanh.
- Đối với cua ghẹ: Bạn nên chọn những con chắc thịt thay vì các con có kích cỡ lớn. Bấm nhẹ vào thân và mai không mềm thì lấy, những con càng to chứng tỏ còn tươi sống và chắc khỏe.
- Đối với mực: Những con mực bản càng to, mình dày và còn nguyên túi mực thì càng chắc thịt và ngon. Mực vừa đánh bắt, trên thân sẽ còn rõ các luồng chuyển động óng ánh.
- Đối với cá: Những con cá bơi nhanh là loại tươi ngon nhất. Ngoài ra, bạn nên chọn những con cá mắt sáng, trong, mình cá không bị thương tích sẽ đảm bảo tươi, thịt chắc.
- Đối với ngao, sò: Về độ tươi của ngao, sò, bạn chỉ cần ngửi không thấy mùi lạ là đảm bảo hải sản ngon.
#4. Cách bảo quản hải sản tươi sống tốt
Theo kinh nghiệm mở cửa hàng hải sản tươi sống, việc bảo quản cần được chú trọng và kỹ càng để sản phẩm trao đến tay khách hàng đảm bảo chất lượng tốt nhất.
Nếu khách hàng muốn sở hữu những loại hải sản tươi sống, thậm chí còn bơi lội nên việc vận chuyển của bạn nhớ kèm theo sục khí. Cò nếu khách chỉ cần đảm bảo chất lượng, bạn có thể bảo quản chú trong tủ mát hoặc cấp đông.
Khi bảo quản bạn nên cài đặt chế độ nhiệt và không bên trong đủ để hơi mát được lưu thông, hải sản vì thế sẽ giữ được tươi ngon như mong muốn.
Bên cạnh đó, việc trưng bày hải sản tại cửa hàng cũng cần được đầu tư chuyên nghiệp, sạch sẽ và bắt mắt để thu hút khách hàng. Bạn nên chọn những chiếc tủ trưng bày kiểu dáng hiện đại, sắp xếp khoa học, sáng tạo để cuốn hút khách không chỉ chất lượng tươi ngon mà còn ở tính thẩm mỹ.
Ngoài ra, bạn nên kiểm tra và giám sát chặt chẽ sản phẩm. Nếu phát hiện hải sản bị chết hoặc có màu sắc khác thường phải lập tức báo cho nhà cung cấp và phân loại riêng để tránh bán nhầm cho khách. Mức giá có thể thay đổi, bạn nên để giá rõ ràng cho từng loại hải sản và ghi cụ thể trên bảng để khách hàng dễ dàng chọn lựa.
#5. Quản lý cửa hàng kinh doanh hải sản tươi sống
Cửa hàng mới kinh doanh sẽ còn hạn chế nguồn khách hàng, có thể nhiều người chưa biết đến shop của bạn. Đây là lúc vai trò của quảng bá sản phẩm phát huy tác dụng. Bạn có thể giới thiệu sản phẩm đến người dùng qua mạng xã hội Facebook, Zalo, Instagram,.. kết hợp triển khai các chương trình ưu đãi, giảm giá để thu hút khách hàng.
Bạn có thể phá cách, tạo điểm nhấn cho cửa hàng bằng cách chọn nguồn hải sản của shop và chế biến thành những món ăn ngon, chiêu đãi thực khách ghé đến cửa hàng. Chắc chắn, điều này sẽ tạo nên “cú huých” khác lạ để sản phẩm tiêu thụ nhanh chóng.
Lưu ý: Để cửa hàng phát triển lâu dài, vững bền, bạn cần duy trì chất lượng mỗi ngày chuyên nghiệp, tốt hơn. Đặc biệt, nguồn hải sản phải luôn được lựa chọn kỹ lưỡng, tươi ngon trước khi trao tay khách.
Trên đây là chia sẻ kinh nghiệm mở cửa hàng hải sản tươi sống mà Tino Group đã chọn lọc để gửi đến bạn. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ mang đến cho bạn những định hướng cũng như mục tiêu kinh doanh hải sản tươi sống hữu ích và hiệu quả. Chúc bạn có những trải nghiệm thật thú vị và thành công nhé!
FAQs về kinh nghiệm mở cửa hàng hải sản tươi sống
Làm sao để quản lý cửa hàng hiệu quả nhất?
Để quản lý cửa hàng hải sản một cách dễ dàng và hiệu quả, bạn có thể kết hợp các cách như sau:
- Quản lý hàng hóa, nhân viên bằng sổ sách.
- Lắp đặt hệ thống camera để quan sát cửa hàng từ xa.
- Quản lý bằng Excel, phần mềm quản lý cửa hàng.
Hải sản tươi sống có thể kinh doanh online được không?
Câu trả lời: Được. Bạn hoàn toàn có thể kết hợp cả hai phương thức là kinh doanh cửa hàng trực tiếp và phát triển online trên website, mạng xã hội. Việc kinh doanh hải sản online không chỉ giúp bạn tiếp cận các tệp khách hàng mới, mở rộng mà còn là cơ hội xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm không tốn phí.
Mở cửa hàng hải sản tươi sống sau bao lâu sẽ lấy lại vốn?
Rất khó để đưa ra câu trả lời chắc chắn về khoảng thời gian bạn sẽ lấy lại vốn khi kinh doanh cửa hàng hải sản tươi sống. Bởi vì, điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như: quy mô, chiến lược kinh doanh, cách vận hành, quản lý cửa hàng, nguồn khách hàng,… Tuy nhiên, nếu kinh doanh đúng cách, đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng và thị trường thì có thể từ 1-2 năm đầu bạn có thể hoàn vốn kinh doanh.
Đối tượng nào có thể mở cửa hàng hải sản tươi sống?
Bất kỳ cá nhân nào đam mê, có dự định kinh doanh thì hoàn toàn có thể lựa chọn mặt hàng hải sản tươi sống. Tuy nhiên, kinh doanh bất kỳ ngành hàng nào, bạn cũng cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tìm hiểu kỹ để tránh những rủi ro đáng tiếc trong quá trình vận hành. 5/5 - (1 bình chọn)
Từ khóa » Học Cách Buôn Bán Hải Sản
-
Kinh Nghiệm Kinh Doanh Hải Sản Tươi Sống
-
Làm Thế Nào để Mở Cửa Hàng Hải Sản Tươi Sống Thành Công? - Sapo
-
Tuyệt Chiêu Kinh Doanh Hải Sản Tươi Sống - Sapo
-
3 Mô Hình Kinh Doanh Hải Sản Kiếm TIỀN TRIỆU Mỗi Ngày - KiotViet
-
Kinh Doanh Hải Sản Cần Bao Nhiêu Vốn Và Những Lưu ý Mà Bạn Cần ...
-
Kinh Nghiệm Mở Vựa Hải Sản Lãi 3-4 Lần Mỗi Tháng Cho Người Mới
-
Kinh Doanh Hải Sản Toàn Tập, Kinh Nghiệm Từ Cơ Bản đến Nâng Cao
-
Hướng Dẫn Kinh Doanh Hải Sản Online Lợi Nhuận "Khủng"
-
Cách Kinh Doanh Hải Sản Tươi Sống - Thả Rông
-
Tìm đối Tác Kinh Doanh Hải Sản Tươi Sống Và Kinh Nghiệm Tìm
-
3 Mô Hình Kinh Doanh Hải Sản Giúp Hốt Bạc Ngày Tết - Blog
-
Kinh Doanh Hải Sản Năm 2022
-
Kinh Doanh Hải Sản Cần Bao Nhiêu Vốn Và Lưu ý Những Gì? - POS365
-
Kinh Nghiệm Mở Vựa Hải Sản Bạn Chỉ Muốn Giấu Cho Riêng Mình