Kinh Nghiệm Mở Vựa Hải Sản Bạn Chỉ Muốn Giấu Cho Riêng Mình
Có thể bạn quan tâm
Khởi nghiệp bằng hình thức kinh doanh vựa hải sản hiện nay đang thu hút được đông đảo sự quan tâm của mọi người. Nhu cầu sử dụng cao, giá trị dinh dưỡng thì không phải bàn cãi, kinh doanh vựa hải sản được coi là cơ hội hái ra tiền cho những ai biết tận dụng nó lúc này. Vậy kinh doanh vựa hải sản cần gì? Kinh nghiệm mởvựa hải sản ra sao? Cùng khám phá qua bài viết dưới đây nhé.
Những lợi thế khi kinh doanh vựa hải sản
Như chúng ta đã biết, hải sản rất đa dạng và phong phú bao gồm: tôm, cua, ngao, sò, ốc, ghẹ, cá biển, bạch tuột, mực, hàu… Đây là loại thực phẩm cung cấp một lượng protein, axit béo và omega-3 và rất nhiều các dưỡng chất thiết yếu có lợi cho sức khỏe con người. Sử dụng hải sản thường xuyên giúp cải thiện làn da, thị giác, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, giảm stress, tốt cho xương…
Ngoài ra, đây cũng là loại thực phẩm có rất nhiều cách chế biến khác nhau, đặc biệt dù có ăn hải sản ở mùa nào đi nữa thì chúng cũng đều phù hợp trong mọi thực đơn. Nhu cầu cung ứng hải sản cho các gia đình, nhà hàng, các quán ăn, quán nhậu,.. chưa bao giờ là đủ. Chính vì vậy, hàng loạt các vựa hải sản nối tiếp nhau hình thành từ ven biển đến vào tận đất liền để phần nào đó đáp ứng được nhu cầu của thị trường và khiến cho hình thức kinh doanh này trở nên ngày càng phổ biến.
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm kinh doanh hải sản tươi sống hiệu quả, lợi nhuận cao
Kinh nghiệm mở vựa hải sản từ A – Z
Để mở vựa hải sản kinh doanh thành công bạn cần học hỏi, nắm vững những kinh nghiệm sau:
Biết cách bảo quản hải sản
Hải sản tươi sống sẽ giúp các món ăn giữ được đầy đủ các chất dinh dưỡng và hương vị tốt nhất. Dù kinh doanh dưới bất kì hình thức nào, việc đảm bảo cho các loại hải sản luôn được tươi sống là điều bắt buộc và cần được chú trọng. Để làm được điều này, bạn cần đầu tư một hệ thống bể nuôi kết hợp hệ thống lọc để đảm bảo chất lượng hải sản khi cung ứng ra thị trường.
Có kinh nghiệm chọn những loại hải sản phù hợp
Khi lựa chọn hải sản, bạn cần phải là người có kinh nghiệm để chọn lựa được những mặt hàng chất lượng để kinh doanh, tránh tình trạng nhập phải những thực phẩm nhiễm hóa chất, có mùi lạ, không tanh, và không được tươi mới.
- Chọn cá: cần quan sát kĩ mang, nếu cá tươi thì mang cá đỏ tươi, không mùi, không nhớt, ngược lại hoặc cá bị nhiễm hóa chất thì mang cá sẽ có màu hồng thâm, kém tươi.
- Chọn tôm: mua những con khỏe mạnh, còn bơi trong bể. Nếu tôm đông lạnh cần chọn những con khi sờ vào có độ căng tự nhiên để tránh trường hợp mua phải tôm bơm thạch để tăng trọng lượng khi cân.
- Chọn cua ghẹ: cần chọn những con vừa, cho cảm giác cầm nắm chắc tay, bấm vào phần yếm không lún.
- Chọn mực: trừ mực sim, khi chọn mực bạn nên chọn con to, thịt chắc, mình dày và còn nguyên túi mực.
- Chọn ngao, sò: ngao sò tươi là con không có mùi, màu sắc không được khác biệt với những con còn lại.
- .....
Lựa chọn địa điểm kinh doanh
Do đối tượng khách hàng chủ yếu là các khách buôn, các địa lý nên địa điểm kinh doanh vựa hải sản thường không đặt nặng lắm. Tuy nhiên để thuận tiện cho quá trình vận chuyển và buôn bán, bạn nên chọn những địa điểm kinh doanh gần các mặt đường quốc lộ, có không gian rộng, thuận tiện đi lại.
Thông thường các vựa hải sản thường sẽ nằm sát ngay các điểm tập kết, sát luôn tại các mặt biển. Nếu như ở thành phố, địa điểm sẽ là gần các khu chợ, nơi có giao thông đi lại thuận tiện để dễ dàng giao lưu buôn bán, vận chuyển.
Xác định số vốn đầu tư kinh doanh vựa hải sản
Theo kinh nghiệm của những người trong nghề, để kinh doanh vựa hải sản bạn cần phải bỏ ra một số vốn tương đối lớn. Để xác định số vốn cần đầu tư là bao nhiêu, bạn cần phải tính toán được chi phí cần phải chi cho các khoản sau:
- Chi phí thuê địa điểm kinh doanh: 10 – 30 triệu đồng.
- Chi phí mua sắm các thiết bị bảo quản hải sản như: tủ lạnh, máy sục khí, tủ đông, bình oxy… dao động từ 50 – 70 triệu.
- Chi phí mua sắm nội thất, trang trí: 10 – 30 triệu.
- Chi phí nhập hàng: 150 – 300 triệu.
- Chi phí thuê nhân viên: 15 – 30 triệu.
- Các chi phí phát sinh như: tiền điện, nước…
- Vốn xoay vòng…
Theo tính toán, nếu mở vựa hải sản nhỏ, số vốn bạn cần bỏ ra sẽ dao động khoảng 300 – 500 triệu. Chi phí càng lớn thì quy mô kinh doanh vựa hải sản càng mở rộng, các sản phẩm cũng phong phú và đa dạng hơn.
Các mô hình kinh doanh vựa hải sản
Vựa hải sản lớn gần biển
Đây là nơi tập kết nguồn hải sản lớn và sớm nhất từ các tàu đi biển. Tại đây, không chỉ đảm bảo hải sản tươi ngon, chất lượng, mà giá cả cũng ưu đãi và rẻ nhất và còn là nơi cung ứng nguồn hải sản cho các vựa hải sản nhỏ lẻ hơn ở sâu trong đất liền.
Các vựa hải sản đang hoạt động hiệu quả hiện nay có thể kể đến như: Vũng Tàu, Quy Nhơ, Nha Trang, Hà Tiên, Biển Đông,.. Nhu cầu nhập, bán hàng hóa tại đây luôn nhộn nhịp và đây được coi là loại hình kinh doanh thu được lợi nhuận rất cao.
Vựa hải sản nhỏ lẻ
Các vựa hải sản nhỏ lẻ này thương tập chung tại đất liền, nhận nguồn hải sản từ các vựa lớn và được trang bị các hệ thống lọc, bể hải sản để đám bảo nguồn hàng còn sống, đáp ứng nhu cầu hải sản tươi cho khác hàng. Giá thành hải sản tại đây sẽ cao hơn các vựa gần biển.
Để thu về lợi nhận cao nhất, chủ các vựa hải sản này cũng có thể kết hợp liên kết với các siêu thị, các nhà hàng, quán ăn để thu về nguồn lợi nhuận cao nhất. Tuy là mô hình kinh doanh nhỏ lẻ nhưng lợi nhuận thu về từ đây cũng không hề thu kém các vựa hải sản lớn nhé.
Kinh doanh online
Đây là hình thức kinh doanh mới nhưng lại mang lại những hiệu quả không tưởng. Bằng việc giới thiệu các sản phẩm qua các trang mạng xã hội, các trang web đang được người tiêu dùng quan tâm bạn có thể thu hút và tiếp cận được đến những đối tượng khách hàng tiềm năng to lớn.
Cách kinh doanh online thường được mọi người áp dụng và mang lại hiệu quả cao là: các khuyến mãi, ưu đãi, giảm giá, để bắt được tâm lí của khác hàng khiến việc kinh doanh mang lại lợi nhuận khá đáng kể.
Những lưu ý khi kinh doanh vựa hải sản
Để mở vựa hải sản kinh doanh thành công, bạn cần quan tâm, lưu ý những chi tiết như:
- Phải luôn đảm bảo không gian buôn bán sạch sẽ, an toàn vệ sinh, sáng sủa.
- Thiết kế kệ trưng bày các loại hải sản tươi sống đang có thật bắt mắt, sạch sẽ. Nên phân chia rõ các loại hải sản và giá cả rõ ràng để khách hàng có thể chọn lựa.
- Xác định cho mình lượng khách có thể tiêu thụ trong 1 thời gian nhất định để đảm bảo đầu ra cũng như đảm bảo được lượng hải sản tồn dư và tránh được tình trạng có quá nhiều hàng phải bảo quản ướp đông.
- Giá cả cạnh tranh, nên có bảng giá chính xác để khách hàng yên tâm mua hàng.
- Tất cả các sản phẩm khi trưng bày cần có nhãn hiệu và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Nếu phát hiện có hải sản chết thì cần loại bỏ ngay để tránh khách hàng mua phải.
- Lựa chọn nguồn cung ứng uy tín, chất lượng.
- Có thể kết hợp bán tại chỗ và kinh doanh online để tận dụng tối ưu các nguồn khách hàng.
- Áp dụng các chương trình Marketing để quảng bá thương hiệu, thu hút người tiêu dùng.
- Nên tạo những Fanpage, website riêng để khách hàng tiện liên lạc, trao đổi đặt hàng.
- Nên có những chính sách ưu đãi với những khách hàng quen, khách nhập hàng với số lượng lớn…
Trên đây là những chia sẻ về kinh nghiệm mở vựa hải sản kinh doanh đang được mọi người quan tâm hiện nay. Nếu làm theo những bước trên chắc chắn sẽ mang lại cho bạn những kết quả tốt. Chúc bạn thành công!
Nếu đang kinh doanh online thì hãy tham khảo phần mềm bán hàng miễn phí Salekit để tối ưu hoạt động nhé!
Từ khóa » Học Cách Buôn Bán Hải Sản
-
Kinh Nghiệm Kinh Doanh Hải Sản Tươi Sống
-
Làm Thế Nào để Mở Cửa Hàng Hải Sản Tươi Sống Thành Công? - Sapo
-
Tuyệt Chiêu Kinh Doanh Hải Sản Tươi Sống - Sapo
-
3 Mô Hình Kinh Doanh Hải Sản Kiếm TIỀN TRIỆU Mỗi Ngày - KiotViet
-
Kinh Doanh Hải Sản Cần Bao Nhiêu Vốn Và Những Lưu ý Mà Bạn Cần ...
-
Kinh Nghiệm Mở Vựa Hải Sản Lãi 3-4 Lần Mỗi Tháng Cho Người Mới
-
Chia Sẻ 5 Kinh Nghiệm Mở Cửa Hàng Hải Sản Tươi Sống Từ A-Z Cho ...
-
Kinh Doanh Hải Sản Toàn Tập, Kinh Nghiệm Từ Cơ Bản đến Nâng Cao
-
Hướng Dẫn Kinh Doanh Hải Sản Online Lợi Nhuận "Khủng"
-
Cách Kinh Doanh Hải Sản Tươi Sống - Thả Rông
-
Tìm đối Tác Kinh Doanh Hải Sản Tươi Sống Và Kinh Nghiệm Tìm
-
3 Mô Hình Kinh Doanh Hải Sản Giúp Hốt Bạc Ngày Tết - Blog
-
Kinh Doanh Hải Sản Năm 2022
-
Kinh Doanh Hải Sản Cần Bao Nhiêu Vốn Và Lưu ý Những Gì? - POS365