Chia Sẻ Cách Chữa Bệnh Phỏng Dạ Hiệu Quả Nhất - Y Khoa Việt
Có thể bạn quan tâm
Bệnh phỏng dạ hay còn gọi là bệnh thủy đâu hay cháy rạ. Đây là căn bệnh rất dễ truyền nhiễm, nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến rỗ hoặc vô sinh. Tuy nhiên, nếu như bạn nhận biết bệnh kịp thời và biết cách chữa bệnh phỏng dạ thì hoàn toàn có thể chữa khỏi bệnh. Hãy cùng ykhoaviet.vn tìm hiểu về phương pháp chữa phỏng dạ dưới đây nhé!
- Giải đáp: Nằm nệm lò xo có bị đau lưng không?
- TOP 7 cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ tốt nhất
- Cách nấu nước đậu xanh giải độc gan hiệu quả nhất
- Trị sùi mào gà ở lưỡi tại nhà: 7 phương pháp đơn giản và hiệu quả!
- Gừng nướng chữa xuất tinh sớm có hay không?
Triệu chứng nhận biết bệnh phỏng dạ
Để điều trị bệnh phỏng dạ thì việc nắm được triệu chứng nhận biết bệnh chính là một trong những cách giúp bạn chữa trị bệnh hiệu quả nhất:
+ Sốt nhẹ 37,5-38oC trong vài ngày, có khi trẻ vẫn chơi, ngược lại có trẻ biểu hiện sổ mũi, quấy khóc, kém ăn.
Sốt là dấu hiệu đầu tiên để nhận biết bệnh phỏng dạ
+ Nổi các nốt phỏng: Ban đầu là các nốt nhỏ màu hồng, sau đó nổi gồ lên da và sau 24 giờ trở thành nốt màu hồng có phỏng nước trong. Các nốt phỏng thường rất ngứa, xuất hiện rải rác khắp cơ thể mà nhiều nhất là trên mặt, ngực, da đầu và chân tóc. Nếu như bệnh nhân không kiểm soát được mà hay gãi thì rất dễ làm vỡ các nốt này. Các nốt phỏng tồn tại khoảng 4 ngày, khoảng từ ngày thứ 10 trở đi bắt đầu bong vảy và thường không để lại sẹo.
+ Các nốt mọc không có thứ tự: bụng, ngực, lưng, niêm mạc miệng, họng… trừ lòng bàn chân, bàn tay hầu như không gặp. Mọc nhiều đợt, 2-3 ngày một đợt, cùng một chỗ các nốt có tuổi khác nhau: nốt là sẩn đỏ, nốt có nước, nốt đóng vẩy…
Bệnh thường kéo dài trong khoảng thời gian từ 7 – 10 ngày nếu không xuất hiện các biến chứng, các nốt phỏng rạ sẽ khô dần, bong vảy, thâm da và không để lại sẹo, nhưng nếu lỡ bị nhiễm thêm vi khuẩn mụn nước có thể sễ để lại sẹo. Bệnh nhân có thể chỉ bị nổi từ vài mụn cho đến hơn 500 mụn trên toàn thân hoặc cũng có thể hơn.
Cách chữa bệnh phỏng dạ
Bài thuốc chữa bệnh phỏng dạ
Phỏng dạ có thể nói là căn bệnh ngoài da nguy hiểm, dưới đây là một số cách chữa bệnh phỏng dạ dựa vào từng trường hợp.
Bệnh phỏng dạ ở thể nhẹ
Người bị bệnh phỏng dạ có dấu hiệu như zona thần kinh xuất hiện những nốt đỏ thường mọc vị trí rải rác ở xung quanh cơ thể, với trẻ nhỏ thì có biểu hiện bị sốt nhẹ, chảy nước mũi, bị ho, trẻ vẫn có thể ăn uống được và tinh thần không bị ảnh hưởng. Với trường hợp này bạn có thể áp dụng 2 bài thuốc sau:
Bài thuốc 1: Sử dụng 16g lá tre, 12g lá dâu, 10g rễ cây sậy, 6g bạc hà, 8g cam thảo đất,10g ngân hoa. Đem tất cả các nguyên liệu rửa sạch và sắc thành nước uống trong vòng 1 ngày.
Bài thuốc từ lá tre, lá dâu… giúp chữa bệnh phỏng dạ
Bài thuốc 2: Sử dụng 12g vỏ đậu xanh, 10g lá tre, 8g rễ cây sậy, 12g cam thảo dây , 12g ngân hoa, 8g hoàng đằng, 12g sinh địa. Rửa sạch nguyên liệu và sắc thành nước uống trong vòng 1 ngày.
Bệnh phỏng dạ ở thể nặng
Người bị bệnh phỏng dạ xuất hiện những chấm mọc dày đặc, có màu nước đục và có sắc tím tối, ở xung quanh những nốt thủy đậu thường xuất hiện màu đỏ sẫm. Ở thể nặng trẻ nhỏ thường bị sốt cao, trong người cảm thấy bứt rứt, thường khát nước, môi hồng, mặt đỏ, rêu lưỡi có màu vàng và chất lưỡi có màu đỏ, những nốt phỏng xuất hiện trong niêm mạc miệng.
Sử dụng 8g liên kiều, 12g kim ngân, 16g bồ công anh, 8g xích thược, 12g sinh đại và 8g chi tử. Đem sắc thành nước uống trong vòng 1 ngày uống điều trị thủy đậu. Trong trường hợp bệnh nhân bị đau họng thì có thể thêm 8g sơn đậu căn và 4g gia xạ can. Bị miệng khô và khát nước cho thêm mạch môn, sa sâm và hoa phấn mỗi loại từ 8 – 12g đem sắc cùng.
Món ăn chữa bệnh phỏng dạ
Nước hoa từ kim ngân
Sử dụng 15g hoa kim ngân kết hợp cùng với 10g cam thảo đất, đem cả hai nguyên liệu đi rửa sạch rồi cho 300ml nước vào đun cùng , đun cho tới khi còn lại 2/3 phần nước đặc rồi sửu dụng 3 lần/ngày. Với người mới mắc bệnh phỏng dạ nên uống liên tục trong 2 ngày.
Món canh đậu xanh
Chuẩn bị 50g đậu xanh, 5g kinh giới, 100g sườn lợn, gia vị vừa đủ. Đầu tiên bạn chặt sườn thành miếng vừa ăn, sau đó rửa sạch và ướp cùng với chút hạt nêm và trong thời gian 30 phút, rồi cho 400ml nước vào cùng, cho lên bếp ninh nhừ. Chọn loại đậu xanh đỡ vỡ đôi vỏ vào cùng nồi sườn để ninh, nêm nếm gia vị vừa ăn. Đối với trẻ nhỏ nên ăn 1 lần/ ngày, thực hiện liên tục trong 2 ngày khi thủy đậu xuất hiện trong những ngày đầu.
Món canh đậu xanh tốt cho người phỏng dạ
Món cháo nấu lá dâu
Chuẩn bị 20g lá dâu non, 20g đậu đen, 20g đậu xanh, 50g gạo tẻ và 20g đường phèn. Đầu tiên bạn cho đậu đen, đậu xanh và gạo vào đem xay thành bột mịn, cho 300ml nước vào trong nồi đun nhỏ lửa. Rửa sạch lá dâu non, sau đó đem thái nhỏ.
Sau khi thấy cháo đã chín thì cho lá dâu và đường phèn, đảo đều cho tới khi cháo sôi lại thì bắc ra, 1 ngày chia làm hai lần. Trong thời kì thủy đậu bay trẻ nhỏ ăn liên tục trong 2 ngày.
Người bệnh phỏng dạ nên ăn gì?
- Nên bổ sung nhiều loại rau xanh và trái cây như: cà chưa, rau cải, rau bina,…Các loại rau này có chứa các khoáng chất như kẽm, canxi, magie,…Nhưng nên chế biến đơn giản như luộn, làm salad,…như thế sẽ làm mát cơ thể, tăng hệ miễn dịch.
- Người bị bệnh thường cảm thấy thiếu nước, chính vì thế nên bổ sung đủ nước, ngoài ra có thể bổ sung bằng cách sử dụng các loại nước ép quả. Như thế còn giúp bổ sung các nhóm vitamin cần thiết cho cơ thể. Các loại trái cây như cam, dưa hấu, chuối, đào,… sẽ giúp nhanh lành da bị tổn thương do bị thủy đậu.
- Nên ăn thức ăn được chế biến mềm, nhạt, dễ nuốt như cháo, súp,… để bệnh nhân dễ tiêu hao mà vẫn có thể có đủ dinh dưỡng.
Làm gì để điều trị phỏng dạ không để lại sẹo?
- Tắm nhanh bằng nước ấm tại nơi kín gió hàng ngày để giữ vệ sinh da, giảm ngứa.
- Tránh gãi, cọ xát làm vỡ các mụn nước, bôi dung dịch Milian để ngăn ngừa bội nhiễm.
- Không được giảm đau hạ sốt bằng Aspirine, nên dùng Paracetamol.
- Cắt ngắn món tay, đeo bao tay nếu thấy cần thiết
- Nếu ho nhiều, khó thở hoặc mệt nhiều, sốt cao, lơ mơ thì cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị.
- Thủy đậu là một bệnh nhẹ lành tính, những rất cần được chăm sóc chu đáo đúng cách để không xảy ra biến chứng ngoài ý muốn.
- Khi những mụn nước bị vỡ, chỉ nên bôi bằng thuốc xanh metilen; không được bôi mỡ tetraxiclin, penixilin hay thuốc đỏ.
- Không tự ý uống thuốc kháng sinh.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là các vitamin và nguyên tố vi lượng cho da thông qua chế độ ăn uống hằng ngày.
- Quần áo, đồ dùng cá nhân của bệnh nhân cần được khử trùng bằng cách đun sôi.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh với cách chữa bệnh phỏng dạ mà chúng tôi vừa giới thiệu trên đây!
Xem thêm:
Đâu là cách chữa bệnh giang mai cho nam giới
Sự thật cách chữa bệnh lậu ở nam giới tại nhà đơn giản nhất
Bài liên quan
- Tổng quan về bỏng và cách chữa trị
- Bệnh mỡ máu và cách chữa bệnh mỡ máu bằng nấm linh chi ít người biết
- 5 Mẹo giảm sốt nhanh chống cho bé hiệu quả tại nhà
- Rượu và các bệnh lý về gan
- Cách giảm đau đầu nhanh hiệu quả không cần thuốc
Từ khóa » Thuốc Bôi Phỏng Dạ
-
Bỏng Dạ Bôi Thuốc Gì để Nhanh Khỏi Bệnh? - Nacurgo
-
Trẻ Bị Phỏng Dạ Bôi Thuốc Gì để điều Trị Và Ngừa Sẹo?
-
Cách Chữa Phỏng Dạ Nhanh Nhất Không để Lại Sẹo
-
Hướng Dẫn Cách Chữa Phỏng Dạ Cho Trẻ An Toàn Tại Nhà
-
5 Loại Thuốc Bôi Thủy đậu Nhanh Lành Và Hiệu Quả Nhất - Dizigone
-
Cách Chữa Phỏng Dạ Nhanh Nhất - Không để Lại Sẹo Xấu
-
Bị Phỏng Dạ Bôi Thuốc Gì
-
Bệnh Thủy đậu: Triệu Chứng, điều Trị Và Cách Phòng Bệnh
-
Hiện Tượng Phỏng Dạ Có Phải Là Thủy đậu Không?
-
Chữa Thủy đậu Và Phỏng Dạ Bằng 12 Tuyệt Chiêu "cứ Dùng Là Khỏi"
-
Bị Thủy đậu: Bôi Xanh Methylen Lúc Nào Mới đúng? | Vinmec
-
Bị Phỏng Dạ Bôi Thuốc Gì
-
Cách Nhận Biết Về Bệnh Thủy đậu Và Phương Pháp điều Trị