Chia Sẻ Của Sempai: Thi Cao Học Tại Nhật Có Khó Không - Tomoni
Có thể bạn quan tâm
Mình là Thanh Tùng, hiện đang học năm cuối cao học tại Nhật. Khi ở Việt Nam, mình mới học tiếng Nhật được 6 tháng, nên khi quyết định thi cao học thì cũng có nhiều điều bất an và không được tự tin lắm. Nhưng sau khi tìm hiểu và thật sự trải qua kì thi vào cao học, mình nhận thấy nếu nắm được thông tin và biết cách lập kế hoạch học tập cụ thể rõ ràng, thì việc thi vào cao học tại Nhật không quá khó.
Trong 3 năm ở Nhật, mình đã gặp khá nhiều bạn đã tốt nghiệp ĐH ở Việt Nam và có xuất phát điểm tiếng Nhật tương tự như mình, như do thiếu thông tin nên không tự tin chọn con đường học lên cao học, mà lại học lại senmon chính ngành mình đã từng học đại học ở Việt Nam..Cá nhân mình thấy khá là tiếc, nên trong bài hôm nay, mình muốn chia sẻ với mọi người một số kinh nghiệm của bản thân về việc thi lên cao học ở Nhật khi xuất phát điểm tiếng Nhật không quá cao.
Mục lục
- Thi Cao học tại Nhật, tại sao không?
- Thi Cao học tại Nhật và những thứ cần biết
- Sơ lượt về kế hoạch nghiên cứu
Khi nghe nói đến học Cao học tại Nhật, rất nhiều bạn thường nghĩ ngay là nó khá khó, khá phức tạp và đòi hỏi tiếng Nhât cao nên ko đủ tự tin để thử sức. Mình cũng đã từng như vậy, đã từng tự ti, đã từng nghĩ sẽ học lên Senmon chuyên ngành tiếng Anh tại Nhật. Nhưng sau bao nhiêu lần suy nghĩ là không lẽ đã cất công học, và tốt nghiệp đại học ở Việt Nam rồi lại sang Nhật học Senmon, vì thế mình mới quyết tâm tìm hiểu và lập kế hoạch để thi lên cao học.
Mình tốt nghiệp đại học năm 2014, học lực trung bình, học trong lớp không có gì nổi bật. Trước khi qua Nhật tháng 4 năm 2015 thì có học tiếng Nhật khoảng 6 tháng, học hết 50 bài Minna, học trước Ngữ pháp N3. Dù đã học ở Việt Nam 6 tháng nhưng qua Nhật thi xếp lớp thì mình lại bị vào Lớp 1, học từ a i u e o. Tức là, khả năng tiếng Nhật của mình khi sang Nhật nói chung không hơn trình độ N5 là bao. Vậy nhưng sau 1 thời gian chăm chỉ cày tiếng Nhật, thì mình đã lấy được N2 sau 1 năm 3 tháng sang Nhật và nửa năm sau đó thì đỗ vào cao học.
Vào cao học tại Nhật, khó hay dễ, có những ưu điểm gì?+ Tại Nhật có trên 750 trường Đại học (quốc lập, công lập, tư thục), và thường thì mỗi trường đại học sẽ có đào tạo hệ Cao học. Có nhiều trường muốn vào bạn phải thật giỏi tiếng Nhật lẫn tiếng Anh, và không phải người Nhật nào cũng vào được. Có trường yêu cầu Tiếng Nhật, thi viết, phỏng vấn, và cũng có trường chỉ phỏng vấn là bạn có thể đậu được vào Cao học rồi. + Người Nhật không mặn mà lắm với việc học lên Cao học, nên trường còn trống nhiều chỉ tiêu. + Dễ vào hơn Đại học, vì nếu vào đại học, đối thủ của bạn sẽ là các bạn tốt nghiệp cấp 3 của Nhật, và các bạn đó thì đông vô số kể. + Thời lượng lên lớp rất ít. Trong trường họp của mình thì năm nhất mình chỉ lên trường 1 tuần 4 ngày, và mình cố gắng đăng kí đủ tín chỉ để tốt nghiệp. Do năm nhất đã lấy hết tín chỉ nên năm 2 mình chỉ việc lên trường 1 tuần 1 hoặc 2 lần. Có rất nhiều thời gian làm Baito, và thời gian để đi xin việc. Nhưng cũng có những lúc rất bận như trước khi bạn báo cáo chẳng hạn, nhưng cũng chỉ khoảng 3 tuần thôi, báo cáo xong là siêu rảnh. 😀 + Học phí nếu trường công lập hay quốc lập thì khoảng 60man/năm, trường tư thì 90man/năm. Và không khác mấy với học phí của Senmon. + Học lên khác chuyên ngành vẫn được chấp nhận nếu bạn có kiến thức nền về ngành mới cũng như yêu thích nó thì mình nghĩ sẽ được chấp nhận. + Nếu đậu cao học, bạn sẽ được gọi là sinh viên Cao học, và nhiều cơ hội khác sẽ tự đến với bạn, như xin học bổng dễ hơn rất nhiều. Một điều mà sinh viên Senmon hay đại học phải cố gắng lắm mới có được.
Thi cao học tại Nhật và những thứ cần biếtGIỚI THIỆU ONLINE MEETUP “101 THẮC MẮC VỀ HỌC LÊN CAO HỌC Ở NHẬT” (10H SÁNG THỨ 7, NGÀY 9/7 qua #ZOOM)
Trước giờ chắc hẳn mọi người đã quen thuộc với những buổi meetup trao đổi những chủ đề liên quan tới công việc hay cuộc sống mà MPKEN tổ chức rồi. Vậy thì tháng 7 này mọi người hãy thử tham gia 1 buổi meetup đầu tiên mà MPKEN làm liên quan tới chủ đề: HỌC LÊN CAO HỌC Ở NHẬT nhé.
Đây sẽ là Meetup mở màn cho chuỗi những buổi Meetup/seminar liên quan tới #大学院進学 tiếp theo mà MPKEN sẽ tổ chức trong thời gian tới.
Buổi Online Meetup với chủ đề “101 Thắc mắc về học lên cao học ở Nhật” được tổ chức ngày 9/7 (Thứ 7) tới sẽ dành cho các bạn đang muốn tìm hiểu về học lên cao học ở khối ngành xã hội- nhân văn- kinh tế ở Nhật.
Sẽ có 3 speaker tham gia chia sẻ với mọi người những kinh nghiệm liên quan tới việc chọn ngành – chọn trường, tìm giáo sư, lên khung đề tài nghiên cứu, chuẩn bị hồ sơ, tìm kiếm học bổng,..khi học lên cao học ở Nhật.
Các speaker đều là những người có lẽ đã rất quen thuộc với các bạn hay gắn bó với các hoạt động mà MPKEN tổ chức rồi. Với kinh nghiệm thi và học lên cao học ở các trường Đại học Công lập/Tư lập có tiếng của Nhật như: Đại học Tokyo, Đại học Waseda, Đại học Ritsumeikai (Kyoto), chắc chắn các khách mời sẽ đem tới cho các bạn nhiều thông tin thú vị và bổ ích.
============-Form đăng ký: Bit.ly/seminar-mpken -Thời gian: Từ 10h ~12h sáng ngày 9/7 (thứ 7) (Giờ Nhật Bản) -Hình thức: Online qua Zoom -Lệ phí tham gia: Miễn phí (nhưng cần đăng ký trước)
Các trường đại học tại Nhật thì thường nhập học vào ký tháng 10, và kỳ tháng 4. Và các trường có kỳ nhập học vào tháng 4 chiếm áp đảo kỳ tháng 10. Vì thế, phần tiếp sau đây mình xin phép chỉ nói về kỳ nhập học chính thức vào tháng 4 thôi nhé.
Để có thể nhập học vào tháng 4 thì trường sẽ tổ chức kỳ thi trước đó. Tuỳ trường mà sẽ có thời gian thi, và hình thức thi khác nhau.
Về thời gian: bắt đầu vào khoảng tháng 6 sẽ có những buổi Open Campus để giới thiệu về trường, sau đó thì trường sẽ tổ chức các kỳ thi cho đến khi tuyển đủ chỉ tiêu. Các kỳ thường cách nhau 1 tháng đến 2 tháng. Hình thức thi cũng sẽ tuỳ thuộc vào trường, có trường yêu cầu bạn Toeic hay Ielts trên bao nhiêu điểm bạn mới có thể được nộp vào, hay có trường yêu cầu phải có N1. Có trường các bạn phải thi viết, rồi phỏng vấn mới được vào. Hay cũng có trường chỉ cần bạn phỏng vấn là được vào. Các trường càng nổi tiếng thì sẽ tuyển càng sớm và hình thức thi càng phức tạp. Làm sao để tìm được trường, và liên lạc với giáo sư Có nhiều cách để tìm trường, có bạn tìm theo bảng xếp hạn trường, có bạn tìm theo ngành, và cũng có bạn tìm theo giáo sư. Trong trường hợp của mình là mình tìm trường theo giáo sư và chuyên ngành. Vì có nhiều trường hợp là trường đó được xếp hạn cao về mặt tổng thể, thi vào khó, nhưng ngành mà bạn muốn học lại không nối tiếng. Có một số trường xếp hạng bình thường nhưng ngành bạn muốn học lại được đánh giá cao.
Cụ thể là: a. Tìm trường: Sau khi biết được ngành lĩnh vực mà mình muốn nghiên cứu. bạn chỉ cần vào Google gõ Tên ngành + 偏差値(へんさち), sẽ hiện ra kết quả đánh giá, cũng như xếp hạng các ngành. Sau khi đọc bạn nên list ra một số trường có tìm năng thi vào. Ngoài ra bạn có thể tham khảo tại trang http://www.jpss.jp/ja/
b. Sau khi tìm được trường và ngành muốn vào bạn vào trang https://researchmap.jp/search/ , nhập từ khoá, đọc thông tin nghiên cứu của các GS sau đó chọn ra người bạn nghĩ là thích hợp với mình nhất.
c. Sau khi tìm được giáo sư và trường GS đang giảng dạy thì bạn vào trang Web trường để xem thông tin xem là ngành đó có cần phải liên lạc với giáo sư trước khi thi hay không, hay chỉ gửi kế hoạch nghiên cứu lúc nộp hồ sơ dự tuyển thôi. Nhưng đa phần là phải gửi kế hoạch nghiên cứu riêng cho giáo sư.
Việc gửi mail, hay nếu được gặp trước giáo sư rất quan trọng. Nếu gặp được giáo sư tốt, thì giáo sư sẽ chỉ ra cho bạn chỗ sai sót trong kế hoạch nghiên cứu, hay có thể giáo sư sẽ gợi ý cho bạn nên học, hay đọc sách gì. Mặt khác, việc gặp giáo sư bạn cũng sẽ phần nào đoán và hiểu ra được giáo sư như thế nào, sau này có thể cùng nhau làm việc một cách thoải mái không, vì Thạc sĩ tuy có môn học nhưng không nhiều, và phần lớn phải liên lạc với giáo sư của mình mỗi tuần.
Sơ lược về kế hoạch nghiên cứuVề cách viết cũng như hình thành một kế hoạch nghiên cứu thì mình bạn có thể lên Google và gõ 研究計画書対策 hay 研究計画書の書き方, sẽ hiện ra rất nhiều trang có cách viết cụ thể.
Mình sẽ tóm tắt sơ lược về kế hoạch nghiên cứu. Để có thể hiểu được kế hoạch nghiên cứu là gì thì đầu tiên ta nên xem nó có những thành phần gì. Thông thường thì kế hoạch nghiên cứu sẽ có những phần.
+ 背景・動機 (Bối cảnh, động cơ) Hầu như cái tên là đã nói lên ngụ ý của pần này. Phần này bạn sẽ phải viết: có việc gì đang xảy ra, và tại sao việc đó xảy ra, bạn đưa ra dẫn chứng làm sao để nói được lý do mà bạn muốn làm nghiên cứu này.
+ 研究目的 (Mục đích nghiên cứu) Mục đích nghiên cứu là cái mà bạn muốn làm sáng tỏ, bạn muốn làm sáng tỏ vấn đề gì. Sáng tỏ về sự việc, hay hiện tượng, hay làm sáng tỏ mối liên quan giữa hai thứ với nhau. + 研究方法 (Phương pháp nghiên cứu) Là bạn sẽ sử dụng phương pháp gì để làm sáng tỏ vấn đề ở trên. Là bạn sẽ điều tra, hay tập hợp tài liệu, hay lập bảng khảo sát…
+ 研究意義 (Ý nghĩa nghiên cứu) Nghiên cứu của bạn không phải chỉ có ích cho bạn, mà nó phải có ích cho xã hội, hay một nhóm đối tượng nào đó trong xã hội
+ 参考文献 (Tài liệu tham khảo) Là nơi bạn ghi ra những tài liệu mà bạn đã sử dụng trong kế hoạch của mình. Về cách nghi tài liệu tham khảo bạn có thể tham khảo trên mạng.
Nếu nói thi cao học tại Nhật rất dễ thì không phải vậy, nó sẽ càng dễ khi bạn càng cố gắng. Mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau, không thể nào gộp lại chung mà nói được. Nhưng nếu chúng ta cố gắng hết sức, và biết cách tìm một nơi phù hợp với mình thì mình nghĩ sự cố gắng của bạn sẽ được đền đáp. Hi vọng bài viết trên của mình sẽ đem tới ít nhiều thông tin có ích và giúp các bạn tự tin hơn khi thi vào cao học tại Nhật.
Xin vui lòng liên hệ trước khi đăng lại hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh từ Tomoni.
Xem bình luận và phản hồiTừ khóa » Học Thạc Sĩ ở Nhật Có Khó Không
-
Xin Học Cao Học Thạc Sĩ ở Nhật Có Khó Không? Thủ Tục Ra Sao? - Echigo
-
Có Nên Hay Không Du Học Thạc Sĩ Nhật Bản? | WeXpats Guide
-
Du Học Thạc Sĩ Nhật Bản: Điều Kiện, Học Phí, Lộ Trình Học Tập
-
Du Học Thạc Sĩ Nhật Bản Có Khó Không? Trình Tự Thế Nào?
-
Du Học Thạc Sĩ Nhật Bản Có Khó Không? Cần Những điều Kiện Gì?
-
Kinh Nghiệm Học Thạc Sĩ Tại Nhật Bản - Hướng Dẫn DHNB Từ ...
-
Những điều Có Thể Bạn Nên Biết Trước Khi Học Thạc Sĩ-tiến Sĩ ở Nhật (1)
-
Du Học Nhật Bản Sau Đại Học - Gửi Bạn Trọn Vẹn Những Gì Cần Biết!
-
Kinh Nghiệm Chọn Trường Cao Học ở Nhật | ISenpai
-
Du Học Cao Học Tại Nhật, Nên Hay Không?
-
Kinh Nghiệm Du Học Nhật Bản Hệ Thạc Sĩ Với Học Bổng Toàn Phần ...
-
LÀM SAO ĐỂ VÀO CAO HỌC NHẬT BẢN, HỌC... - Echigo Education
-
Có Nên đi Du Học Thạc Sĩ Tại Nhật Không
-
Du Học Nhật Bản Hệ Sau Đại Học: Điều Kiện, Học Phí, Học Bổng++