Chia Sẻ Kinh Nghiệm Ăn Dặm Cho Bé 6 Tháng Tuổi Cực Hiệu Quả

LogoSite 0 Giỏ hàng 0
  • Home
  • Về chúng tôi
  • Nồi Bear
    • Nồi Nấu Cháo Chậm Bear
    • Nồi lẩu nướng bear
    • Nồi hầm đa năng bear
  • Máy xay Bear
  • Sản phẩm HOT
  • Kinh nghiệm
  • Chính sách đại lý
  • Bộ Sưu Tập Bear
Trang chủ Kinh nghiệm

Hỗ trợ trực tuyến

HOTLINE Phone: 0348949926 Chia Sẻ Kinh Nghiệm Ăn Dặm Cho Bé 6 Tháng Tuổi Cực Hiệu Quả

Thời điểm mà các em bé đã được 6 tháng tuổi thì chính là lúc các bà mẹ cần phải tập cho bé ăn dặm. Tuy nhiên, việc cho bé ăn dặm đối với những bà mẹ lần đầu “làm chuyện ấy” mà nói cực kì vất vả. Không ít mẹ đã stress nặng chỉ với chuyện ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi. Hiểu được điều đó, hôm nay Bear Việt Nam sẽ chia sẻ những kinh nghiệm ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi quan trọng mà các mẹ phải biết! Đó là những kinh nghiệm gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Ăn dặm - Cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển của bé!

Chắc hẳn các ông bố - bà mẹ cũng đã tìm hiểu rất kĩ về tầm quan trọng của việc cho bé ăn dặm vào thời điểm bé được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn sẽ nhắc lại thêm 1 lần nữa để những người làm bố, làm mẹ hiểu kĩ càng hơn và hiểu rõ: thời điểm ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi là cực kì quan trọng

Ăn dặm là cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển của trẻ Ăn dặm là cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển của trẻ

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ sẽ được tập cho ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi, vì khi này hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển khá hoàn chỉnh nên có thể hấp thụ những thức ăn đặc và phức tạp hơn so với sữa mẹ, trẻ thật sự cần những thức ăn bổ sung để cơ thể phát triển khỏe mạnh vì nguồn sữa mẹ sau 6 tháng đã không đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ nữa.

>>> Đọc ngay: khi nào cho bé ăn dặm đúng khoa học, tốt nhất cho sự phát triển của bé!

Từ khuyến cáo trên, chúng tôi khuyên các bậc phụ huynh nên cho bé bắt đầu ăn dặm lúc 6 tháng tuổi và kết thúc vào thời điểm bé được 24 tháng tuổi (2 tuổi).

Quá trình ăn dặm thường bắt đầu khi bé 6 tháng tuổi và kết thúc lúc bé đạt 24 tháng Quá trình ăn dặm thường bắt đầu khi bé 6 tháng tuổi và kết thúc lúc bé đạt 24 tháng

Phụ huynh nên biết 1 điều là năng lượng từ sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450 kcal/ngày, trong khi đó trẻ cần khoảng gần 700 kcal/ngày và nhu cầu năng lượng sẽ tăng lên theo từng lứa tuổi. Do vậy thức ăn bổ sung là cần thiết để bù đắp khoảng cách thiếu hụt năng lượng mà sữa mẹ chưa cung cấp đủ. Nhưng các mẹ nên nhớ là sau 24 tháng thì nên kết thúc giai đoạn ăn dặm cho bé vì nếu kéo dài sẽ khiến trẻ gặp nhiều rắc rối như không biết nhai hoặc khó hòa nhập ở trường lớp vì ăn theo chế độ ăn khác.

Kinh nghiệm ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi mẹ cần biết!

Quay lại với chủ đề chính trong bài viết ngày hôm nay, đó là những kinh nghiệm ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi. Đối với những chị, em lần đầu làm mẹ thì việc tiếp nhận cho mình những kinh nghiệm chăm sóc, nuôi dưỡng con cái là cực kì cần thiết. Với việc có nhiều kinh nghiệm thì quá trình chăm sóc bé của các mẹ sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn bao giờ hết. Dưới đây sẽ là 1 số kinh nghiệm cho bé ăn dặm ở thời điểm bé được 6 tháng tuổi.

Lựa chọn thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng

Đầu tiên các mẹ cần lựa chọn thực đơn ăn dặm cho bé con của mình. Đây là việc làm rất quan trọng để đảm bảo sự đa dạng các món ăn, cũng như đảm bảo dưỡng chất cho bé tăng cân, phát triển 1 cách toàn diện nhất. Các món ăn dặm cho bé 6 tháng phổ biến nhất đó chính là cháo. Có thể kể đến 1 số món cháo ăn dặm cho bé phổ biến như: cháo thịt bò, cháo các loại rau củ, súp,…

Lựa chọn thực đơn ăn dặm cho bé là bước quan trọng giúp mẹ định hình được kế hoạch ăn dặm của con

Hiện nay, thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi được rất nhiều mẹ chia sẻ trên các group, trang web,… Nên không khó để bạn có thể tìm được cho mình 1 thực đơn phù hợp. Bạn hoàn toàn có thể tham khảo bài viết: tổng hợp các món ăn dặm cho bé 6 tháng thơm ngon, bổ dưỡng nhất do Bear Việt Nam chọn lọc.

Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của bé để xây dựng thực đơn phù hợp Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của bé để xây dựng thực đơn phù hợp

Lựa chọn phương pháp ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Việc tiếp theo các mẹ cần lưu ý chính là lựa chọn phương pháp ăn dặm phù hợp với bé 6 tháng tuổi. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp cho bé ăn dặm khác nhau, có thể là những phương pháp truyền thống của người đi trước, hay cũng có thể là những phương pháp mới du nhập từ các nước phát triển như Nhật, Mỹ,…

  • Phương pháp ăn dặm truyền thống: Với phương pháp ăn dặm truyền thống, khi bé mới bắt đầu ăn dặm, mẹ cho bé ăn các món xay nhuyễn với cháo hoặc bột, kết hợp với rau, củ, thịt, cá. Đến thời điểm mọc răng, bé có thể ăn cháo xay nhuyễn và thức ăn băm nhỏ.

  • Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy: Ăn dặm tự chỉ huy hay ăn dặm BLW là phương pháp khuyến khích bé tự quyết định cách ăn và món ăn. Với chế độ ăn dặm này, bé được toàn quyền quyết định ăn gì ngay từ khi bắt đầu. Bé có thể bốc bằng tay hay sử dụng thìa, muỗng, dĩa để ăn mà không có sự can thiệp của bố mẹ.

    Các bé sẽ được khuyến khích tính tự lập trong cách ăn uống Các bé sẽ được khuyến khích tính tự lập trong cách ăn uống với phương pháp BLW

Mỗi phương pháp trên đều có những ưu và nhược điểm riêng. Vậy nên, các mẹ cũng nên tìm hiểu thật kỹ các phương pháp, xem phương pháp nào sẽ phù hợp nhất đối với bé con nhà mình nhé!

Lịch ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Sau khi đã có thực đơn ăn dặm cũng như phương pháp cho bé ăn dặm phù hợp thì các mẹ sẽ lên lịch ăn dặm cho bé. Việc cho bé ăn uống vào khung thời gian cụ thể, cố định không chỉ giúp bé phát triển tốt 1 cách toàn diện mà còn giúp bé có 1 thói quen sinh hoạt quy củ

Lịch ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi trong 2 tuần đầu:

  • 7-8h: Bé thức dậy, uống 120ml sữa

  • 9h30-10h: Ăn dặm ( bột, cháo…)

  • 11h: uống 120 – 150ml sữa và ngủ trưa

  • 14h: ngủ dậy và uống 120-150ml sữa

  • 14h – 15h30: Chơi thoải mái

  • 17g: uống 120-150ml sữa và ngủ giấc ngắn

  • 20h: uống 120ml sữa

  • 20h30: ngủ

Lịch ăn dặm cho bé 6 tháng trong 2 tuần tiếp theo

  • 7h30: Thức dậy, ti mẹ, chơi

  • 9h30~10h: Cho bé ngủ giấc ngắn

  • 10h30: Ăn dặm ( cháo, súp, bột…)

  • 11h-11h30: Ti mẹ, chơi

  • 12h~12h30: Bé ngủ trưa (con ngủ trưa khoảng 2-3h)

  • 14h30~15h: Ngủ trưa dậy, ti mẹ, tắm, chơi

  • 16h~16h30: Ăn bữa phụ ( rau củ cầm nắm tự bốc, bánh mỳ, hoặc bánh mềm…)

  • 17h~17h30: Ngủ giấc ngắn

  • 18h30: Ti mẹ (ăn bổ sung), chơi

  • 19h30: Ti cữ cuối

  • 20h-20h30: Trình tự ngủ, tự ngủ đêm.

*Lưu ý: Thời gian cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm tốt nhất là vào lúc 10 giờ sáng nhé các mẹ! Đồ dùng cần thiết cho quá trình ăn dặm của bé

Bên cạnh chọn thực đơn, phương pháp hay lịch cho bé ăn dặm thì việc lựa chọn các đồ dùng thiết bị cần thiết cho bé ăn dặm cũng vô cùng quan trọng. Bởi khi có các vật dụng, thiết bị này không chỉ giúp các mẹ tiết kiệm được thời gian công sức, mà hơn nữa còn đảm bảo mang đến những món ăn dặm ngon, hấp dẫn bé. - Ghế ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi: đây chắc hẳn là 1 đồ dùng khá quen thuộc, đặc biệt là đối với những gia đình có con nhỏ. Như các bạn cũng biết thì thời điểm bé 6 tháng tuổi thì để bé ngồi yên 1 chỗ là điều khá khó khăn. Còn việc bạn vừa bế và cho bé ăn thì là điều không thể. Chính vì thế, lúc này bạn cần trang bị ghế ăn dặm cho bé để bé có thể ngồi ăn dặm 1 cách thoải mái, an toàn nhất

- Máy xay đồ ăn dặm cho bé: Đây là thiết bị giúp các Mẹ có thể tiết kiệm đáng kể thời gian và công sức chế biến các món ăm dặm cho bé. Hơn thế nữa, các loại thực phẩm như thịt, cá, tôm, rau, củ, quả,… cũng sẽ được xay nhỏ và nhuyễn hơn. Mang đến những món ăn nhỏ và nhuyễn, kích thích bé ăn tốt hơn.

Máy xay ăn dặm - Xay nhuyễn lượng nhỏ thực phẩm cho bé mỗi lần

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều máy xay đồ ăn dặm cho bé khác nhau. Và hãng Bear cũng có sản xuất và phân phối 1 số dòng máy xay cho bé ăn dặm chuyên dụng chính hãng với giá rất bình dân. Bạn có thể tham khảo các mẫu sản phẩm máy xay đồ ăn dặm TẠI ĐÂY Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm: Combo nồi nấu cháo chậm Bear + máy xay ăn dặm Bear với ưu đãi giảm giá cực sốc tại Bear Việt Nam

- Nồi nấu cháo và hấp thực phẩm đa năng: cháo và các loại rau củ hấp là những món ăn dặm phổ biến nhất giành cho bé. Nên việc bạn sở hữu 1 sản phẩm nồi nấu cháo và hấp thực phẩm đa năng sẽ giúp bạn chế biến tất cả những món ăn dặm cho bé. Với sự xuất hiện của nồi nấu cháo kèm lồng hấp đa năng sẽ mang đến những suất cháo nhuyễn, nóng hổi, hay những suất rau củ, thực phẩm hấp mềm, trọn hương vị và dưỡng chất.

Nồi nấu chậm Bear được yêu thích nhất trên thị trường hiện nay

Tham khảo: nồi nấu cháo Bear đa năng kèm lồng hấp chính hãng, được nhiều bà mẹ tin dùng nhất hiện nay

Lưu ý chuẩn bị đồ ăn dặm cho bé tránh lãng phí

Khối lượng đồ ăn dặm của bé trong một ngày thường không lớn và được chia ra thành nhiều bữa, nhiều thực đơn khác nhau. Nhiều bố mẹ có thói quen nấu 1 lần - ăn cả ngày, và mang thức ăn ra hâm lại mỗi khi cần. Bởi lẽ, nấu mới mỗi lần với khối lượng đồ ăn nhỏ vừa khó vừa mất thời gian. Tuy nhiên, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến chất dinh dưỡng và mùi vị của đồ ăn, khiến bé biếng ăn và không cảm thấy hứng thú.

Nấu định lượng vừa đủ với sức ăn của bé để tránh lãng phí Nấu định lượng vừa đủ với sức ăn của bé để tránh lãng phí

Gợi ý cho bố mẹ, nên mua nồi nấu chậm và máy xay dung tích nhỏ để chế biến riêng cho bé, đảm bảo thực phẩm luôn tươi mới và nấu được một lượng ít mỗi lần, tránh lãng phí. Ngoài ra, mẹ cũng có thể nấu nước daishi rồi bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh, khi cần chỉ việc lấy ra và dùng. Thời gian bảo quản tích cực nhất là từ 2-5 ngày.

Một số câu hỏi thường gặp

Lịch cho bé uống sữa mẹ hoàn toàn

Theo khuyến nghị của học viện nhi khoa Hoa Kỳ, nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Sau đó cho trẻ tiếp tục bú mẹ kết hợp với ăn dặm trong ít nhất một năm. Khi trẻ trên 1 tuổi, có thể tiếp tục cho trẻ bú bao lâu tùy thuộc vào mẹ và nhu cầu của từng bé.

Theo khuyến nghị của học viện nhi khoa Hoa Kỳ, nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu Theo khuyến nghị của học viện nhi khoa Hoa Kỳ, nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

Lịch cho bé uống sữa công thức

Theo khuyến cáo thông thường, có thể cho bé uống sữa công thức ngay sau khi sinh trong trường hợp mẹ không có sữa hoặc thể trạng của mẹ chưa cho phép. Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ bú sữa công thức mỗi 2 - 3 giờ một lần. Khi lớn hơn và bụng của bé có thể chứa nhiều sữa hơn, bạn có thể cho con bú mỗi 3 - 4 giờ một lần. Nhìn chung, trẻ sơ sinh sẽ tự ngừng bú khi đã no trong mỗi cữ.

Sữa công thức có thể sử dụng cho các bé từ lúc mới sinh, với tần suất phụ thuộc vào từng trường họp cụ thể Sữa công thức có thể sử dụng cho các bé từ lúc mới sinh, với tần suất phụ thuộc vào từng trường họp cụ thể

Đối với trẻ sinh non hoặc có vấn đề về tăng cân, bạn nên cho trẻ uống sữa công thức thường xuyên hơn, thậm chí phải đánh thức con dậy để cho bú. Bạn có thể thử vỗ về, vuốt ve, cởi quần áo hoặc thay tã để đánh thức trẻ dậy bú. Trong trường hợp này, hãy nói chuyện với bác sĩ về tần suất nên cho bé bú thích hợp. Ngoài ra, trong suốt quá trình ăn dặm, mẹ vẫn có thể cho bé uống sữa công thức bổ sung. Tuy nhiên, tần suất và khối lượng sẽ giảm đi để thúc đẩy quá trình ăn dặm của bé.

Bé không chịu ăn dặm phải làm sao?

Rất nhiều mẹ gặp phải một vấn đề chung là con đến tuổi nhưng từ chối ăn dặm. Vậy nguyên nhân do đâu và hướng giải quyết như thế nào cho hợp lý, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Nguyên nhân bé không chịu ăn dặm Một số nguyên nhân thường gặp nhất khiến bé không chịu ăn dặm có thể kể đến như:

  • Ăn dặm quá sớm: Từ khi mới 4-5 tháng tuổi. Tuy nhiên, thời điểm thích hợp nhất để cho bé bắt đầu ăn dặm là khi con được 6 tháng tuổi.

  • Món ăn không phù hợp với từng giai đoạn: Bố mẹ nên cho bé ăn dặm bắt đầu từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều.

    Nhiều ba mẹ cảm thấy stress vì con không chịu ăn dặm Nhiều ba mẹ cảm thấy stress vì con không chịu ăn dặm

  • Thực đơn nhàm chán: Vị giác của trẻ nhỏ cũng giống như người lớn, do vậy con sẽ dễ dàng cảm thấy chán ăn nếu bố mẹ chỉ cho con ăn 1 món từ bữa này qua bữa khác.

  • Bé chưa thấy đói: Khi khoảng cách giữa các bữa ăn dặm quá gần nhau và bé chưa kịp tiêu hao năng lượng từ bữa trước thì con cũng có thể biếng ăn hơn vào bữa sau.

Gợi ý một số cách khắc phục tình trạng bé không chịu ăn dặm

Dưới đây là một số đề xuất giúp bé cảm thấy hứng thú hơn trong quá trình ăn dặm đầu đời của mình.
  • Chế biến thức ăn từ lỏng đến đặc: Ở giai đoạn đầu, bé vẫn quen với việc bú sữa nên bố mẹ không nên tập cho bé ăn thô ngay. Khi mới bắt đầu quá trình tập cho bé ăn dặm, hãy cho con ăn ở dạng lỏng trước rồi dần dần mới tăng độ thô và đặc để con có thời gian thích nghi và làm quen.

  • Rèn cho bé kỹ năng bốc nhón: Nhiều bé tỏ ra thích tự cầm nắm đồ ăn bỏ vào miệng thay vì được người lớn bón, đút cho. Bố mẹ có thể rèn cho con ăn dặm theo phương pháp tự chỉ huy theo cách này.

  • Tạo không khí vui vẻ trong lúc ăn: Thay vì ép con ăn khi không muốn, bố mẹ có thể tạo không khí vui vẻ, hào hứng để khuyến khích các bé ăn ngon hơn. Đừng làm con cảm thấy sợ hãi và áp lực, vì điều đó vô tình sẽ ảnh hưởng đến tích cách và tâm lý của các bé sau này.

  • Chú ý bữa nhẹ của bé: Ăn quá nhiều bữa trong 1 ngày hoặc mỗi bữa ăn quá nhiều cũng sẽ khiến con quá tải và lười ăn vào bữa chính. Do đó, bố mẹ nên hạn chế các bữa phụ trong ngày nếu con có biểu hiện lười ăn dặm.

  • Giới hạn thời gian ăn: Hãy giới hạn thời gian ăn của bé. Nếu bố mẹ kéo dài bữa ăn quá lâu với mục đích ép con ăn hết phần thức ăn của mình, con sẽ dễ bị áp lực và có ấn tượng xấu và cảm thấy không vui vẻ mỗi khi tới giờ ăn.

  • Thay đổi thực đơn thường xuyên:​ Dù còn nhỏ nhưng bé vẫn có thể thưởng thức hương vị của thức ăn. Do đó, nếu bố mẹ chỉ cho con ăn những món giống nhau thì sẽ dễ tạo cho bé cảm giác chán ăn. Thay vào đó, hãy thường xuyên thay đổi và tìm tòi những món ăn ưa thích của bé.

    Đa dạng hóa thực đơn ăn dặm cho bé Đa dạng hóa thực đơn ăn dặm cho bé

Như vậy, bài viết ngày hôm nay Bear Việt Nam đã chia sẻ tới các Mẹ những kinh nghiệm ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi cực kì quý báu. Hi vọng với những kinh nghiệm trên đây sẽ giúp các mẹ có thể đồng hành cùng bé trong quãng thời gian quan trọng đầu đời. Đảm bảo cho bé có sự phát triển toàn diện tốt nhất về thể chất và trí não. Nếu các mẹ có thêm các ý kiến hay thì có thể góp ý ở phần bình luận để Bear Việt Nam có thể lan tỏa tới tất cả mọi người. Còn bây giờ xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong những bài chia sẻ tiếp theo nhé!

Các tin khác

  • Gợi ý 25+ quà tặng cuối năm ý nghĩa, độc đáo và thiết thực nhất
  • Bật mí bí quyết tân trang nhà mới cùng bộ sản phẩm tone sur tone của Bear
  • [Điểm danh] BST 10+ sản phẩm đồ gia dụng Bear mới nhất năm 2024
  • Review chi tiết nồi cơm điện Bear 3L SB-NC30B: Có nên mua không?
  • Review chi tiết Máy làm sữa hạt Bear 1,7L SB-SH17V: Có nên mua không?
  • Máy làm sữa hạt Bear 1,2L SB-SH12H: Đánh giá ưu nhược điểm và kinh nghiệm sử dụng
  • Máy làm sữa hạt Bear 1L SB-SH09Q có tốt không? Đánh giá chi tiết và ưu nhược điểm
  • Tổng hợp các mẫu nồi nấu chậm Bear bán chạy nhất 2024
    • Bear Việt Nam - Đại lý cấp 1 chính thức của hãng gia dụng Bear tại Việt Nam

      THÔNG TIN LIÊN HỆ:

      Website: Bearvietnam.com.vn Fanpage: https://www.facebook.com/bearvietnam.com.vn/ HOTLINE: 0348 949 926 Email: Bearvietnam.com.vn@gmail.com Mở cửa: 8:00 - 23:00 Địa chỉ: T4 Thăng Long Capital An Khánh Hoài Đức Hà Nội. © 2018 , ALL RIGHTS RESERVED.
      • Home
      • Về chúng tôi
      • Nồi Bear
      • -- Nồi Nấu Cháo Chậm Bear
      • -- Nồi lẩu nướng bear
      • -- Nồi hầm đa năng bear
      • Máy xay Bear
      • Sản phẩm HOT
      • Kinh nghiệm
      • Chính sách đại lý
      • Videos
      • Bộ Sưu Tập Bear
      • Hotline: 0348949926

Từ khóa » Dinh Dưỡng ăn Dặm Cho Bé 6 Tháng