Chia Sẻ Kỹ Thuật Trồng Tre Lục Trúc Lấy Măng Đạt Năng Suất Cao
Có thể bạn quan tâm
Những năm gần đây, bà con nông dân đã áp dụng nhiều mô hình trồng tre lục trúc để lấy măng. Hình thức này cũng mang lại lợi nhuận kinh tế cao. Vậy kỹ thuật trồng tre lục trúc lấy măng đạt năng suất và hiệu quả cao là gì?
1. Đặc điểm hình thái tre lục trúc
Tre lục trúc là loại tre có thân mọc ngầm thành cụm thưa cây. Nó thuộc thân khí sinh tròn, không thẳng thật và có chiều cao từ 8 đến 9m. Đường kính của thân cây sẽ dao động từ 3 đến 7cm. Khi tre còn non, thân cây sẽ có màu xanh và chuyển thành xanh thẫm khi trưởng thành.
Thân ngầm là dạng củ sẽ được sinh ra từ 4 đến 8 mắt chồi. Trong đó, 2-4 mắt chồi sẽ có khả năng sinh măng để phát triển thành cây. Đây là giống tre lục trúc có thể sử dụng cho vụ mùa tiếp theo.
Thân khí sinh sẽ thường được phân cành từ đốt thứ 3. Mỗi đốt sẽ có một mắt và cho ra khá nhiều cành nhỏ, ngắn. Măng tre có màu xanh sáng và có phần trắng. Nó sẽ không có lông ngoại trừ phần màu tối lộ ra.
2. Phân bố và đặc điểm sinh thái của tre lục trúc
Hiện nay, cây tre lục trúc được phân bố tự nhiên chủ yếu ở những vùng rừng của châu Á. Điển hình là Trung Quốc và Đài Loan. Tại Đài Loan, người ta đã thống kê được có khoảng 4459 ha được trồng lục trúc.
Tại Việt Nam, tre lục trúc đã được nhập khẩu và trồng trực tiếp tại Ba Vì của Hà Nội. Sau đó tiếp tục phát triển mở rộng tại Tân Yên, Bắc Giang. Kết quả trồng thử nghiệm cho tre lục trúc có khả năng sinh trưởng tốt và năng suất cao tại khí hậu Việt Nam.
Thông qua mô hình trồng tre lấy măng thử nghiệm, lục trúc sẽ thích hợp với nhiệt độ từ 18 đến 200C. Nhiệt độ thấp nhất mà cây có thể chịu được là -90C. Lượng mưa trung bình một năm từ 1.400 – 2.000mm.
Lục trúc sẽ được trồng ở độ cao thích hợp dưới 500m so với mực nước biển. Để đạt năng suất tốt nhất, mô hình nên được xây dựng ở những địa hình bằng phẳng và hơi dốc.
Cây tre lục trúc có thể thích nghi với nhiều loại đất khác nhau. Độ dày của từng đất sẽ từ 30cm trở lên. Tuy nhiên, lớp tầng đất dày có độ dốc tụ và giàu mùn là tốt nhất. Chủ yếu sẽ là những loại đất ở ven sông, suối và ẩm thường xuyên.
3. Tiềm năng kinh tế của giống tre lục trúc
Trong những năm vừa qua, cây giống tre lục trúc được áp dụng và trồng nhiều vào mùa mưa. Nếu trống gần một năm và thu hoạch sẽ cho ra sản lượng trung bình mỗi gốc từ 10 đến 15kg măng.
Hình thức trồng này mang lại hiệu quả và tiềm năng kinh tế cao. Điều này đã được chứng minh tại Tân Yên của tỉnh Bắc Giang. Tại đây được hình thành nên hợp tác xã trồng lục trúc để xây dựng kinh tế. Theo người dân, mùa thu hoạch măng kéo dài hơn 6 tháng.
Giá măng lục trúc sẽ dao động từ 50.000 đồng/kg chưa sơ chế và 70.000 – 80.000 đồng/kg đã sơ chế. Trung bình mỗi ngày sẽ thu được từ 5-7 tạ măng. Ước tính nếu bán với giá như trên, thu nhập sẽ là từ 3 triệu đến 5 triệu đồng/ngày.
Hiện tại mô hình này đã phát triển ở Tiền Giang khá nhanh. Theo như một số hộ dân ở Tiền Giang, sau khi măng được 3 năm tuổi sẽ có giá bán ổn định hơn. Giá măng tại địa phương sẽ từ 25.000 đồng cho đến 30.000 đồng 1kg. Một số tỉnh Long An, Đồng Tháp đã tìm hiểu về kỹ thuật trồng tre lục trúc lấy măng. Hiện nay, thu nhập cũng đã khá hơn với từng vụ mùa của măng.
4. Tạo cây giống tre lục trúc
Trước khi thực hiện trồng, mọi người cần biết cách để tạo cây giống. Dưới đây sẽ là kỹ thuật tạo cây giống mà bà con nên tham khảo. Đó là:
4.1. Chọn hom gốc
Thời gian để tạo giống măng lục trúc sẽ thích hợp từ tháng 2 đến tháng 4 hoặc từ tháng 7 đến tháng 8 được ở các tỉnh miền Bắc. Ở miền Trung sẽ là từ tháng 8 đến tháng 11. Và từ tháng 5 đến tháng 8 đối với khu vực miền Nam và Tây Nguyên.
Cây giống tre lục trúc sẽ được trồng chủ yếu bằng giống vô tính. Đặc biệt là hom gốc. Bà con nên lựa chọn những cây tre trưởng thành từ 8 đến 12 tháng tuổi. Lúc này, lục trúc đã có thần khí sinh khỏe mạnh và không bị sâu bệnh.
4.2. Tạo giống hom gốc
Việc tạo hom góc này sẽ được làm bằng một phần thân khí sinh và phần thân ngầm nhìn kìa của măng. Hai phần này sẽ kết hợp với nhau và cách tác tạo thành một góc 45 độ.
Thân khí sinh của hom gốc có thể cao khoảng từ 30 đến 50. Đường kính có thể lớn hơn 3cm. Đặc biệt, lựa chọn hom gốc không bị dập nát, nứt vỡ và không bị sâu bệnh.
Tiếp theo, trong cách trồng tre, mọi người nên sử dụng dụng cụ chuyên dụng để tạo giống tre. Dụng cụ này sẽ giúp toàn bộ phần thân ngầm nối với gốc của cây mẹ.
Từ đó có thể lấy chính xác được vị trí gốc cây mang lại chất lượng cây giống tốt hơn. Hom gốc sau khi thu nên đem trồng ngay hoặc ngâm ở trong vườn ươm. Khi các mắt bung hết lá thì đem đi trồng.
Ngoài ra, bà con có thể tìm mua giống tre lục trúc ở đâu uy tín và chất lượng. Đây cũng là cách để tiết kiệm thời gian và cho ra giống tre tiêu chuẩn hơn.
5. Kỹ thuật trồng tre lục trúc lấy măng
Dưới đây sẽ là kỹ thuật trồng tre lục trúc lấy măng hiệu quả, năng suất cao. Cụ thể như sau:
5.1. Chọn đất và nơi trồng
Trồng măng tre lục trúc nên lựa chọn những loại đất có tầng dày từ 30cm trở lên. Tốt nhất là nên chọn những loại đất tơi xốp và đất bồi tụ. Nếu là đất ven sông, suối thì càng tốt. Ngoài ra về nhiệt độ của khu vực trồng tre cần phải đặt từ 18 đến 22°C, lương mưa từ 1400mm đến 2000mm.
5.2. Thời vụ trồng
Tại miền Bắc, bà con có thể trồng từ tháng 2 đến tháng 4 hoặc từ tháng 7 đến tháng 8. Miền Trung, Giống măng tre lục trúc sẽ phát triển tốt và thời điểm tháng 8 đến tháng 11. Đối với miền Nam và Tây Nguyên, bà con nên trồng vào tháng 5 đến tháng 8.
5.3. Phương thức, mật độ trồng, xử lý thực bì
Tùy theo vào đặc điểm của địa hình nơi trồng tre, bà con áp dụng một số phương pháp mật độ trồng và xử lý thực bì như sau:
- Trồng lục trúc lấy măng bằng cách tập trung một thuần loài.
- Trồng bằng hỗn loài theo băng hay rạch kết hợp với các loài cây gỗ lá rộng thường xanh.
- Trồng lục trúc và phân tán bao quanh dưới chân đồi.
- Mật độ trồng sẽ từ 400 – 625 cây/ha. Khoảng cách giữa các khóm cây là 4m, khoảng cách giữa hai hàng ít nhất là 4 – 5m.
5.4. Xử lý thực bì
Đối với những nơi đất dốc >15 độ, bà con cần áp dụng phương thức xử lý thực bì cục bộ. Phương thức này chỉ phát toàn diện trên diện tích với kích thước từ 2m đến 5m. Xác thực vật cần được xếp hàng sát băng chừa.
Đối với nơi có địa hình tương đối bằng phẳng nên xử lý thực bì toàn diện bằng thủ công hoặc cơ giới. Phát thực bì trên diện tích đã được phân bố để trong lục tre. Sau đó, xác thực bì cần được gom lại và xếp trên các đường luôn hoặc theo hàng lối. Có thể để xen kẽ giữa hàng dự kiến quốc hố trồng rừng.
5.5. Cách trồng tre lục trúc lấy măng
Đối với kỹ thuật trồng tre lục trúc lấy măng, bà con chỉ cần chú ý tới thời gian để tạo giống. Nếu như thời gian lâu hơn một ngày thì nên ngâm phần thân ngầm xuống nước vài giờ. Tiếp theo, hãy nhúng phần cổ xuống bùn.
Trong quá trình trồng măng tre, hãy sử dụng quốc để tạo một lỗ chính giữa hố. Nó giúp đảm bảo độ sâu cho phần thân ngầm thấp hơn khoảng 5cm so với mặt hố. Tiếp tục đặt cây giống lục trúc xuống lỗ.
Bà con nên xoay ngược hình bóng của thân ngầm lên trên. Đối với phần thân khí sinh cẩn nghiêng một góc 45 độ. Hãy điều chỉnh làm sao để hai hàng mắt mầm hướng sang hai bên.
Hoàn thành xong các cây giống, hãy vun đất vào gốc và ném chặt từng gốc. Bà con nên tránh làm tổn thương đến các mặt mầm và vùng đất cao hình mai rùa. Cuối cùng là phủ rơm, rạ và rác cây xung quanh gốc cây để tạo độ ẩm và giữ nước tốt hơn.
6. Cách chăm sóc tre lục trúc
Kỹ thuật cách chăm sóc tre lục trúc sẽ được chia làm 3 giai đoạn. Đó là trồng rặm, chăm sóc cây rừng và kỹ thuật cải tạo. Cụ thể như sau:
6.1. Trồng dặm
Sau khi trồng được khoảng 1 đến 2 tháng, bà con cần kiểm tra và tiến hành trồng dặm để thay thế. Việc này sẽ giúp bỏ đi những hom chết hoặc những hom có nguy cơ chết. Đặc biệt là cần mua giống tre lục trúc để đảm bảo số lượng dự trù.
Nếu trong quá trình trồng gặp thời tiết nắng hạn, bà con cần tưới nước đủ ẩm thường xuyên vào mỗi buổi sáng hoặc buổi chiều tối. Hãy thực hiện việc tưới nước thường xuyên này đến khi thân khi sinh và ra cành lá đầu tiên.
6.2. Kỹ thuật chăm sóc rừng
Bà con nông dân cần chăm sóc 3 năm đầu. Vào năm thứ 1 cần chăm sóc từ 2 đến 3 lần tùy vào thời vụ. Tiếp đến năm thứ 2 và thứ 3 cần chăm sóc ba lần. Mỗi lần sẽ vào đầu năm, giữa năm và cuối năm. Kỹ thuật chăm sóc măng lục trúc sẽ là phát dây leo, cây bụi và sợi cây xung quanh gốc.
Bà con có thể kết hợp với việc bón thúc mỗi năm một lần. Nên sử dụng 0,2 – 0,3kg NPK (5:10:3) và bón từ 15 đến 30kg phân chuồng hoặc phân hữu cơ.
6.2.1. Sử dụng phân hữu cơ bón cho măng
Bà con nên tận dụng các loại phụ phẩm nông nghiệp và phân chuồng ủ với chế phẩm sinh học như Trichoderma để tạo ra nguồn phân hữu cơ tốt cho cả đất và cây trồng. Không chỉ dừng lại ở việc loại trừ nấm bệnh cho cây, mà nó còn là chế phẩm bổ sung dưỡng chất hiệu quả.
Các công dụng phải kể đến của phân hữu cơ ủ trichoderma:
- Chế phẩm nấm trichoderma có thể bảo vệ hiệu quả vùng rễ của cây trồng, chống được các loại nấm gây thối rễ, vàng lá vô cùng hiệu quả.
- Trichoderma sẽ bám vào vùng rễ cây như là các loại sinh vật cộng sinh khác. Từ đó tiết ra đất những chất kích thích giúp cho rễ cây ăn sâu vào lòng đất, phát triển khỏe mạnh và hút được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
- Nó còn tăng cường khả năng phòng vệ của cây trồng. Nó được ví như là một bộ áo giáp “bất khả chiến bại”, bảo vệ cây trồng tránh mọi sự xâm nhập của các loại nấm bệnh.
- Nhờ hoạt động của nấm trichoderma đã thúc đẩy quá trình phân hóa chất xơ như lá cây một cách nhanh chóng. Qua đó, cung cấp được chất dinh dưỡng dồi dào cho cây, tạo độ mùn, tơi xốp cho đất..
Địa chỉ bán chế phẩm trichoderma uy tín:
Hiện nay có rất nhiều địa chỉ cung cấp chế phẩm sinh học trichoderma trên thị trường, trong đó Vbio – Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng là một địa chỉ uy tín mà khách hàng nên lựa chọn. Dòng sản phẩm trichoderma Vbio được các kỹ sư sinh học, các nhà khoa học của viện trực tiếp nghiên cứu, sản xuất, đảm bảo chất lượng cao.
Thông tin liên hệ tư vấn:
Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng
- Địa chỉ: Số 39, Ngõ 189/61, Hoàng Hoa Thám, Ngọc Hà, Quận Ba Đình, TP Hà Nội
- ĐT: (+84) 2422 118 008 – (+84)962 567 869
- Website: https://vbio.vn/
- Email: vbiovn1@gmail.com
Cách ủ phân hữu cơ bằng Trichoderma được tiến hành như sau:
- Trộn đều 500kg phân chuồng + 200kg vỏ trấu hoặc bã thực vật + 30kg super lân với 5kg chế phẩm trichoderma.
- Tưới nước sao cho độ ẩm đống trộn khoảng 40-50%, kiểm tra độ ẩm bằng cách nắm nguyên liệu trên tay khi thấy nước từ từ rỉ ra ở kẽ các ngón tay là đạt.
- Vun đống ủ lại cho đến khi đống phân đạt chiều cao từ 1 đến 1.5m. Lấy bạt phủ kín che mưa, nắng.
- Đợi 7 đến 10 ngày thì nhiệt độ trong đống phân sẽ tăng lên và đạt mức 40 đến 50 độ. Điều này gây ức chế sự nảy mầm của các hạt cỏ cũng mầm bệnh có trong phân chuồng.
- Sau 20 ngày hãy đảo trộn đống phân lên từ trên xuống, từ trong ra ngoài. Tiếp tục tủ lại và ủ tiếp trong thời gian từ 25 đến 40 ngày sau thì có thể đem dùng để bón cho cây ăn trái, cây công nghiệp, các loại hoa màu,…
6.2.2. Cách bón phân
Cách tốt nhất là đào rãnh rộng khoảng 20cm và có độ sâu là 25cm. Giá này nên đặt xung quanh gốc và cái có khoảng 30cm. Nếu sử dụng phân thì hãy phân đều trong rãnh và lớp đất. Tiếp tục vun đất vào gốc cây để cao hơn mặt đất khoảng 5cm.
6.3. Kỹ thuật cải tạo rừng lục tre
Kỹ thuật cải tạo này sẽ áp dụng đối với kỹ thuật trồng tre lục trúc khi đã già cỗi. Đây là cách để cải tạo rừng lục tre và những gốc măng cho năng suất thấp.
Sau khi khai thác, đất sẽ bị xói mòn, bà con hãy bón thức từ 1 đến 2 lần vào mùa mưa. Mỗi gốc bón phân hữu cơ ủ trichoderma từ 30-40kg kết hợp với NPK khoảng 0,5 – 1kg.
Đồng thời, tỉa và chặt bớt cành cây tre già. Nếu như rừng lục tre đã trưởng thành, bà con nên để mỗi bụi từ chín đến 10 cây theo tỉ lệ 4(5):3 (4):2(1). Nghĩa là từ 4 – 5 cây 1 năm tuổi và 3 – 4 cây 2 năm tuổi kết hợp với 1 – 2 cây 3 năm tuổi.
7. Phòng sâu bệnh hại tre
Để phòng sâu bệnh hại tre, cách tốt nhất đó là sử dụng vôi loãng quét lên vết cắt ở phần thân ngầm. Đây là cách để chống mầm bệnh hại và tránh làm mất khả năng sinh sản ở măng.
Đặc biệt vào quá trình chăm sóc năm thứ 2, mọi người nên chú ý chặt bỏ những cành sát mặt đất. Ngoài ra, những cành nào bị sâu bệnh, gãy dập cũng nên loại bỏ.
Trong quá trình chăm sóc, hãy thường xuyên kiểm tra số bệnh để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Có thể sử dụng những thuốc trừ sâu thân thiện với môi trường để trừ sâu bệnh tốt nhất.
8. Khai thác và sử dụng
Thành quả của vụ mùa đó là vào thời gian thu hoạch. Thông thường, tre lục trúc sẽ được thu hoạch và sử dụng như sau:
8.1. Khai thác
Thời gian thu hoạch măng tre lục trúc sẽ là vào tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Người dân chỉ thay thác những măng mới nhú lên khỏi mặt đất khoảng 10cm. Sau đó, tiến hành khai thác vào buổi sáng để lựa chọn những loại măng to khỏe và phân bố đều nhất.
Nên sử dụng những loại cuốc, dụng cụ chuyên dụng để đẩy toàn bộ cây mang lên. Bà con có thể sử dụng loại dụng cụ sắc để cắt măng ở vị trí phình to nhất. Tuyệt đối không nên làm tổn thương phần mắt mầm còn lại. Sau khi hoàn thành việc thu hoạch, không nên lấp đất lại mà cần phơi thân ngầm vài ngày.
8.2. Sử dụng
Thị trường hiện nay khá ưa chuộng những dòng sản phẩm măng tre lục trúc. Đây là loại măng có giá trị xuất khẩu cao. Mọi người có thể ăn tươi phơi khô hoặc đóng hộp xuất khẩu.
Bài trên đây là toàn bộ kỹ thuật trồng tre lục trúc lấy măng. Chúng tôi hy vọng những thông tin chi tiết trên sẽ giúp bà con hiểu thêm về kỹ thuật này. Chúc bà con thành công.
Từ khóa » Trồng Luồng Lấy Măng
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Luồng – Dendrocalamus Barbatus
-
Trồng Tre Luồng Lấy Măng
-
Kỹ Thuật Trồng Tre Lấy Măng - Cổng Thông Tin điện Tử Lâm Đồng
-
Đặc điểm Và Ứng Dụng Cây Luồng - Xưởng Tre Trúc
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc đơn Giản Làm Tăng Năng Suất Măng Tre
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Măng Bát Độ - Nuibavi
-
Kỹ Thuật Trồng Và Khai Thác Các Loại Tre Lấy Măng ở Miền Đông Nam Bộ
-
Mô Hình Trồng Tre Lấy Măng Của ông Kim Chung - Báo Trà Vinh
-
Nghiên Cứu Kỹ Thuật Gây Trồng Tre Lấy Măng
-
Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Tre Lấy Măng ở Đạ Lây
-
Hiệu Quả Mô Hình Trồng Tre Đài Loan Lấy Măng - Báo Mới
-
Cây Luồng - Người Bạn Của Bản Làng Tôi
-
Làm Giàu Từ Trồng Tre Lấy Măng Thương Phẩm - Báo Quân Khu 7 Online
-
Tre Ngọt Trẻ Mãi Không Già - Báo Nông Nghiệp Việt Nam