Mô Hình Trồng Tre Lấy Măng Của ông Kim Chung - Báo Trà Vinh
Có thể bạn quan tâm
Ông Chung cho biết: ban đầu trồng thử nghiệm vài chục cây tre để lấy măng ăn, sau gần 01 năm măng tre mỗi lúc mọc càng nhiều ông bán cho thương lái vào mùa mưa giá măng đạt thấp, chỉ dao động từ 10.000 - 14.000 đồng/kg, mùa nắng giá măng tăng lên cao nhất là 70.000 đồng/kg. Sau đó, nhận thấy mô hình này không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao, đầu ra ổn định, giá luôn dao động ở mức cao và ổn định, từ đó, ông chuyển 3.000m2 đất lúa kém hiệu quả sang trồng măng và ương dưỡng tre giống hỗ trợ các thành viên tổ hợp tác của ấp tham gia sản xuất, bình quân mỗi hộ trồng từ 2.000 - 3.000m2 đất.
Ngoài diện tích trên hiện đang cho thu hoạch bình quân 20kg măng tre/ngày, giá bán 10.000 đồng/kg, lợi nhuận trên 100.000 đồng/ngày, ông còn nhân rộng thêm 50 gốc tre nhằm vừa thay thế những gốc tre già cõi kém hiệu quả, vừa tăng thêm thu nhập thường xuyên. Trồng tre lấy măng cực công chăm sóc, vào thời điểm mùa nắng phải thường xuyên tưới đủ nước để duy trì trạng thái tre mọc măng ổn định, mùa mưa thì cắt, tỉa những tàn nhánh tạo thông thoáng mát cho măng tre; thường xuyên bón phân cung cấp dinh dưỡng giúp măng mọc đạt trọng lượng 1,5kg/măng. So với rau cải các loại thì trồng măng ít tốn công chăm sóc, phù hợp với những đối tượng quá tuổi lao động, đặc biệt là ít vốn.
Nhớ lại những năm đầu khởi nghiệp, ông Chung chia sẻ: trước đây, kinh tế gia đình dựa vào nghề trồng lúa cha mẹ cho lúc ra riêng hơn 01ha, nhờ siêng năng cần cù chịu khó nên cuộc sống gia đình luôn đủ ăn nhưng không khá giả. Những năm tiếp theo, nhận thấy nghề trồng lúa không dư giả gì nên ông chuyển 2.000m2 đất trồng lúa lên liếp trồng rau cải các loại. So với trồng lúa thì lợi nhuận từ trồng màu cao gấp 03 - 05 lần, từ đó ông mở rộng diện tích lên 0,5ha trồng xoay vòng nhiều đợt màu trong năm, thu lợi trên 100 triệu đồng/năm. Từ nguồn thu nhập này ông mua thêm đất canh tác, hiện nay gia đình ông có hơn 02ha đất sản xuất.
Với vai trò là tổ trưởng tổ hợp tác trồng màu của ấp, ông thường xuyên hỗ trợ kỹ thuật cũng như giống tre giúp nhiều nông dân phát triển sản xuất, vươn lên làm giàu. Ngoài ra, ông còn liên kết thu mua các loại rau màu của các thành viên và người dân trong ấp cung cấp cho các chợ đầu mối trong và ngoài tỉnh. Hiện nay, đầu ra nông sản bấp bênh do khâu tiêu thụ ngoài tỉnh gặp khó khăn ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và giãn cách xã hội, nhưng gia đình ông vẫn duy trì thu gom hàng nông sản của các thành viên trong tổ cung cấp cho chợ đầu mối ở chợ Trà Vinh và chợ Phường 1. Ngoài số lượng cung cấp cho các chợ đầu mối, số lượng còn lại bán lẻ tại chợ, ngày nào bán hết ông hỗ trợ cho các khu cách ly.
Với ông Chung, thời gian tới rất mong các cấp, các ngành và địa phương quan tâm tạo điều kiện cho tổ hợp tác được vay vốn ưu đãi để đầu tư mua sắm phương tiện để vận chuyển hàng hóa nông sản của tổ và người dân trên địa bàn giao cho các chợ đầu mối trong và ngoài tỉnh. Bởi hiện nay, phần lớn khâu vận chuyển hàng hóa nông sản của tổ bằng phương tiện xe gắn máy nên chi phí khá cao, trong khi đó năng lực cung cấp rau cải của tổ hợp tác và người dân trên địa bàn khoảng 01 tấn/ngày.
MẪN QUÂN
Từ khóa » Trồng Luồng Lấy Măng
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Luồng – Dendrocalamus Barbatus
-
Trồng Tre Luồng Lấy Măng
-
Kỹ Thuật Trồng Tre Lấy Măng - Cổng Thông Tin điện Tử Lâm Đồng
-
Đặc điểm Và Ứng Dụng Cây Luồng - Xưởng Tre Trúc
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc đơn Giản Làm Tăng Năng Suất Măng Tre
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Măng Bát Độ - Nuibavi
-
Chia Sẻ Kỹ Thuật Trồng Tre Lục Trúc Lấy Măng Đạt Năng Suất Cao
-
Kỹ Thuật Trồng Và Khai Thác Các Loại Tre Lấy Măng ở Miền Đông Nam Bộ
-
Nghiên Cứu Kỹ Thuật Gây Trồng Tre Lấy Măng
-
Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Tre Lấy Măng ở Đạ Lây
-
Hiệu Quả Mô Hình Trồng Tre Đài Loan Lấy Măng - Báo Mới
-
Cây Luồng - Người Bạn Của Bản Làng Tôi
-
Làm Giàu Từ Trồng Tre Lấy Măng Thương Phẩm - Báo Quân Khu 7 Online
-
Tre Ngọt Trẻ Mãi Không Già - Báo Nông Nghiệp Việt Nam