[CHIA SẺ] Viết điểm Mạnh điểm Yếu Trong CV Thế Nào Cho Khôn ...
Có thể bạn quan tâm
Điểm mạnh yếu trong CV là một danh mục cần thiết khi làm CV xin việc. Thông qua điểm mạnh điểm yếu mà bạn nêu ra trong bản CV của mình nhà tuyển dụng sẽ phần nào đánh giá được về ứng viên. Vậy nên viết điểm mạnh điểm yếu trong CV sao cho tạo được ấn tượng cho nhà tuyển dụng? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này!
Tạo ngay CV miễn phí tại đây !
- [BẬT MÍ] Các kỹ năng trong CV xin việc nhà tuyển dụng muốn ứng viên có
- [HƯỚNG DẪN] Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV ấn tượng 2021
- Điểm mạnh điểm yếu trong CV là gì?
- Có nên đưa điểm mạnh – yếu vào CV hay không?
- Đối với ứng viên
- Đối với nhà tuyển dụng
- Ví dụ điểm mạnh điểm yếu trong CV
- Phân loại điểm mạnh cá nhân
- Kỹ năng kiến thức
- Kỹ năng linh hoạt nơi làm việc
- Tính cách cá nhân và các tài lẻ khác
- Điểm yếu cá nhân
- Phân loại điểm mạnh cá nhân
- Hướng dẫn cách viết điểm mạnh điểm yếu trong CV xin việc
- Liệt kê kỹ năng rõ ràng
- Lưu ý khi trình bày
- Một số gợi ý khi viết điểm mạnh điểm yếu
- Về điểm mạnh
- Về điểm yếu
Điểm mạnh điểm yếu trong CV là gì?
Điểm mạnh điểm yếu trong CV là những yếu tố quan trọng giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về khả năng và hạn chế của bạn, từ đó đánh giá mức độ phù hợp với vị trí ứng tuyển. Khi trình bày điểm mạnh, bạn nên tập trung vào những kỹ năng và phẩm chất nổi bật của mình, chẳng hạn như khả năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm hay sự thành thạo trong một lĩnh vực chuyên môn cụ thể.
Những điểm mạnh này cần được minh họa bằng các ví dụ cụ thể từ kinh nghiệm làm việc hoặc học tập trước đây để tăng tính thuyết phục. Đối với điểm yếu, điều quan trọng là phải trung thực nhưng cũng nên trình bày theo cách thể hiện bạn đang nỗ lực cải thiện. Ví dụ, bạn có thể đề cập rằng bạn từng gặp khó khăn trong việc quản lý thời gian nhưng đã và đang áp dụng các phương pháp cụ thể để cải thiện kỹ năng này.
Có nên đưa điểm mạnh – yếu vào CV hay không?
Đối với ứng viên
Bằng cách nêu rõ những kỹ năng, kinh nghiệm và phẩm chất cá nhân, ứng viên có thể minh chứng khả năng của mình và sự phù hợp với vị trí ứng tuyển. Điều này giúp tạo ấn tượng tốt và tăng cơ hội được mời phỏng vấn. Hơn nữa, việc trình bày điểm yếu một cách khéo léo cho thấy ứng viên có khả năng tự đánh giá và tinh thần cầu tiến. Thừa nhận điểm yếu kèm theo những biện pháp cải thiện cụ thể không chỉ thể hiện sự trung thực mà còn chứng tỏ ứng viên đang nỗ lực phát triển bản thân, từ đó tạo niềm tin cho nhà tuyển dụng về khả năng cải thiện và hoàn thiện kỹ năng của ứng viên trong tương lai.
Đối với nhà tuyển dụng
Khi điểm mạnh được trình bày rõ ràng, nhà tuyển dụng dễ dàng xác định được các kỹ năng và phẩm chất phù hợp với yêu cầu công việc, từ đó có cơ sở lựa chọn ứng viên tiềm năng một cách hiệu quả. Đối với điểm yếu, nếu được trình bày một cách khéo léo và kèm theo các biện pháp cải thiện, nhà tuyển dụng sẽ thấy được khả năng tự đánh giá và tinh thần cầu tiến của ứng viên. Điều này rất quan trọng vì nó cho thấy ứng viên không chỉ có khả năng nhìn nhận khuyết điểm mà còn biết cách tự hoàn thiện, một phẩm chất cần thiết trong môi trường làm việc hiện đại. Nhà tuyển dụng cũng có thể đánh giá được mức độ trung thực và sự chủ động trong việc phát triển bản thân của ứng viên, từ đó đưa ra quyết định tuyển dụng chính xác hơn.
Tùy thuộc vào mong muốn để bạn quyết định có nên đưa phần điểm mạnh điểm yếu vào trong CV hay không. Ngoài ra, bạn cũng có thể biến những sở thích trong CV thành “điểm cộng” nhằm gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Ví dụ điểm mạnh điểm yếu trong CV
Phân loại điểm mạnh cá nhân
Thông thường, các điểm mạnh trong CV của một người có thể được chia thành 3 loại:
Kỹ năng kiến thức
Bạn hãy để cho nhà tuyển dụng thấy được sự khác biệt của bạn thông qua kiến thức chuyên môn nhằm đem lại chất lượng của công việc. Đây là một trong những điểm mạnh quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng làm việc của bạn và nhất định bạn không thể bỏ qua trong mục CV. Kỹ năng này liên quan trực tiếp tới giá trị của bạn trọng mắt nhà tuyển dụng. Dựa vào yếu tố này sẽ có thể sắp xếp bạn vào đúng vị trí chuyên môn.
Kỹ năng linh hoạt nơi làm việc
Bên cạnh kỹ năng chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ cũng được nhà tuyển dụng đánh giá rất cao. Trong đó những kỹ năng làm việc cơ bản như:
- Khả năng giao tiếp
- Kỹ năng lập kế hoạch và báo cáo
- Kỹ năng nhận định và phân tích vấn đề
Đây cũng chính là những điểm mạnh cần phải đề cập tới trong CV thêm phần cuốn hút.
Tính cách cá nhân và các tài lẻ khác
Trong các doanh nghiệp đều có một nét văn hóa riêng. Tuy nhiên, các đơn vị nào cũng cần phải có sự gắn kết giữa các phòng ban để có được sức mạnh tập thể. Bởi vậy, cần có những tính cách như hòa đồng, khéo léo, linh hoạt,… Để nhà tuyển dụng có thể nắm được bạn là một người có tính cách hòa đồng phù hợp môi trường làm việc mà mình mong muốn.
Điểm yếu cá nhân
Đối với phần điểm yếu trong CV đây chắc chắn là phần mà bạn cảm thấy mông lung nhất. Nhiều ứng viên sẽ phải loay hoay khi chưa có cách trình bày hợp lý những yếu điểm trong CV sao cho không bị mất điểm trước nhà tuyển dụng. Mỗi người đều có những điểm yếu không ai có thể hoàn hảo. Đây cũng là phần mà nhiều ứng viên ghi điểm tối đa của mình trước nhà tuyển dụng. Có nhiều nhà tuyển dụng luôn quan tâm đến điểm yếu của bản thân trong CV xin việc. Bởi qua đây, có thể nắm được con người của ứng viên có thực sự trung thực, có đủ tâm đủ tài để vượt qua những điểm yếu của bản thân.
Trong mục điểm yếu, bạn nên lựa chọn một số những điểm yếu bạn gặp phải liên quan đến công việc bạn ứng tuyển và cần thêm cách khắc phục chính điểm yếu đó. Bạn cần tránh những việc chỉ liên quan đến cá nhân, phẩm chất mà hãy tập trung tới tính chuyên nghiệp trong một tập thể.
Hướng dẫn cách viết điểm mạnh điểm yếu trong CV xin việc
Khi quyết định đưa điểm mạnh điểm yếu trong CV xin việc thì bạn cũng cần viết sao cho thật khéo léo. Nếu có thể bạn tốt nhất không cần đề cập quá nhiều điểm yếu của bản thân trong CV bởi bạn đang cố gắng PR bản thân, không thể thành thật tất cả những điểm yếu. Biết rằng thành thật là tốt, nhưng sẽ chẳng ai tự kẻ xấu mình với chính người họ đang cần thuyết phục. Còn điểm mạnh trong CV cũng nên được đưa vào khéo léo viết để không thể hiện mình quá tự tin, khoe mẽ.
Liệt kê kỹ năng rõ ràng
Các kỹ năng trong CV là phần bạn không thể bỏ qua, thông qua đó nhà tuyển dụng có thể biết được bạn có khả năng làm những công việc gì? Những kĩ năng không thể thiếu trong mỗi CV bao gồm:
- Kỹ năng mềm: Công việc nào cũng yêu cầu nhân viên cần được trang bị những kĩ năng mềm bên cạnh kiến thức chuyên môn. Kĩ năng mềm sẽ giúp công việc được xử lí, hoàn thiện nhanh chóng, hiệu quả hơn. Kĩ năng gồm rất nhiều các khả năng khác nhau như: giao tiếp, ứng xử, xử lí tình huống, hòa nhập,…
- Kỹ năng tin học: Hiện nay kĩ năng tin học là một trong những điều kiện tiên quyết đối với tất cả các ngành nghề. Mỗi ứng viên khi tham gia ứng tuyển đều được yêu cầu về kĩ năng tin học nhất định tùy thuộc vào đặc thù công việc.
- Kỹ năng quản lý: Kĩ năng này thường được yêu cầu khi bạn ứng tuyển vào vị trí leader, trưởng bộ phận, lãnh đạo các phòng ban. Tuy nhiên, kĩ năng đối với bất kì ai cũng là quan trọng, không nhất thiết phải quản lí một tập thể mà có thể là chính cá nhân và công việc của mình.
- Những kỹ năng đặc biệt: Đó là những kĩ năng mà bạn nhận thấy đặc trưng ở riêng bạn, đó không cần phải là thuộc phạm trù chuyên môn, mà còn có thể thuộc về năng khiếu của bạn. Điều này sẽ khiến bạn càng tạo thêm được ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng.
Lưu ý khi trình bày
- Không lan man dài dòng hay phức tạp hóa, tập trung trình bày những ưu điểm có liên quan tới công việc
- Lựa chọn những điểm yếu ít ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công việc của vị trí bạn ứng tuyển; nếu có ảnh hưởng, hãy đưa kèm kế hoạch khắc phục nó
- Trung thực, thật thà, tránh nói dối khi trình bày.
Một số gợi ý khi viết điểm mạnh điểm yếu
Về điểm mạnh
- Mức độ quyết tâm hoàn thành công việc
- Sự tôn trọng, thân thiện với mọi người xung quanh
- Sự kiên nhẫn
- Có tính kỷ luật cao, đạo đức nghề nghiệp
- Sự sáng tạo
- Sự nhiệt tình, hăng hái trong công việc
- Có trách nhiệm, sự tận tâm và niềm đam mê công việc
- Trình độ ngoại ngữ tốt (Giỏi Tiếng Anh, Tiếng Nhật, Tiếng Trung chẳng hạn )
- Trình độ chuyên môn giỏi…
Về điểm yếu
- Mối quan hệ với bạn bè hạn chế
- Kỹ năng giao tiếp không tự tin trình bày trước đám đông
- Kỹ năng tin học văn phòng chưa tốt
- Chưa có kinh nghiệm làm việc nhóm (nhưng hãy hứa là sẽ cố gắng hòa đồng khi được chọn vào làm việc tại công ty)
- Trình độ tiếng Anh chưa tốt (đang có kế hoạch học tập và rèn luyện thêm)
- Chưa xây dựng định hướng hay mục tiêu dài hạn trong công việc…
Người xưa có câu: “Hiểu mình, hiểu ta, trăm trận trăm thắng”. Để có thể hạ gục được nhà tuyển dụng bạn cần phải hiểu rõ mình là ai và có những đặc điểm gì nổi bật để có thể vượt qua được những sóng gió mà nhà tuyển dụng tạo ra.
Bài viết trên đây của News Timviec là gợi ý về cách viết điểm mạnh điểm yếu trong CV nếu bạn muốn đưa vào. Nội dung này không phải yêu cầu bắt buộc, nhưng hiệu quả khi đưa vào CV mang lại ấn tượng rất tốt cho nhà tuyển dụng. Lưu ý nên phân chia bố cục sao cho hợp lý nhất là được, chúc các bạn thành công!
Muốn tìm việc làm, đừng bỏ qua danh sách việc làm chất lượng này!
Từ khóa » Nhược điểm Xin Việc
-
Cách Viết ưu Nhược điểm Của Bản Thân Trong CV Xin Việc Hiệu Quả ...
-
Cách Viết ưu điểm Và Nhược điểm Của Bản Thân Trong CV Xin Việc ...
-
Tiết Lộ Cách Nêu Điểm Mạnh, Điểm Yếu Của Bản Thân Trong Phỏng Vấn
-
Cách Trình Bày điểm Yếu Của Bản Thân Trong CV Xin Việc
-
Có Nên Viết điểm Yếu Trong CV, điểm Yếu Nào Dễ được Chấp Nhận?
-
Cách Trả Lời ưu điểm Và Nhược điểm Của Bản Thân Trong CV - Jobpro
-
Điểm Yếu Trong CV Là Gì? Cách Viết điểm Yếu Vẫn Thu Hút Tuyển Dụng
-
Cách Viết điểm Mạnh, điểm Yếu Của Bản Thân Trong CV Xin Việc
-
Hướng Dẫn Viết ưu điểm Và Nhược điểm Trong CV ấn Tượng - TopViec
-
Nêu Ưu Điểm Nhược Điểm Của Bản Thân Trong Cv Xin Việc, Ưu ...
-
6 Cách Viết điểm Mạnh điểm Yếu Trong CV Dễ đậu Nhất
-
Nếu Biết Viết điểm Mạnh điểm Yếu Trong CV, Bạn Sẽ Tỏa Sáng
-
“Mẹo” Nêu ưu Nhược điểm Của Bản Thân Thuyết Phục Nhà Tuyển Dụng
-
Ưu điểm Và Khuyết điểm Của Bản Thân