Chia Tay Không Phải Là "cắt Xoẹt Một Nhát!" - Báo Tuổi Trẻ
Có thể bạn quan tâm
6 dấu hiệu tình yêu rạn vỡLời cuối cho cuộc tình
Phóng to |
Chia tay... (ảnh chỉ mang tính minh họa) - Ảnh: GIA TIẾN |
* Có những người chia tay rất nặng nề, đau đớn, thậm chí trả thù... Làm thế nào để chia tay êm thấm, có văn hóa?
- Bản lĩnh văn hóa đích thực của con người bộc lộ rõ nhất khi họ chia tay người yêu. Có người lúc yêu rất ngọt ngào nhưng khi chia tay mới lộ hết chân tướng. Đừng nghĩ khi chia tay nên nói câu gì. Nếu tỏ tình phải nói ra miệng người ta mới biết là kém thì chia tay phải nói thành lời cũng xoàng. Hãy làm sao không nói người ta cũng hiểu. Chẳng hạn có thể giảm dần các cuộc hẹn hò, điện thoại; gặp thì nhanh, không mặn mà nữa.
Nếu họ hỏi lý do đừng nói toạc ra “Chán rồi, không yêu nữa” dễ làm họ tự ái, mà nói tránh đi là quá bận chẳng hạn. Chia tay là một nghệ thuật và phải có thời gian. Tại sao khi chinh phục ai đó ta sẵn sàng theo đuổi hàng năm hoặc lâu hơn, mà khi chia tay chỉ muốn “cắt xoẹt một nhát” cho nhanh để còn gặp người khác? Cư xử như thế là vô trách nhiệm, thiếu văn hóa.
* Nếu người kia không chấp nhận lời chia tay hoặc đưa ra lựa chọn “một là yêu, hai là kẻ thù”, ta nên làm gì ?
- Trong thực tế có những kẻ dùng bạo lực ép buộc người ta phải tiếp tục yêu mình. Điều này sẽ bị pháp luật trừng trị. Nhưng về phía người chủ động chia tay cũng phải rút kinh nghiệm. Nếu thấy đối phương bị sốc nên dừng lại. Có khi phải “rút quân” từ từ hàng tháng trời. Nỗi đau đến dần dần sẽ đỡ đau hơn.
* Có nên đề cập lý do chia tay?
- Không nên, nếu bạn không muốn nghe một lời nói dối, nhất là với đàn ông. Một khi đàn ông đã nói lời chia tay thì gần như 100% họ đã có người khác. Về điểm này phụ nữ khác hẳn đàn ông, dù chưa có “cầu thủ dự bị” họ vẫn sẵn sàng chia tay và nói rõ lý do. Trong khi đàn ông không bao giờ đưa ra được lý do chính đáng.
Chẳng nhẽ lại nói thẳng tuột: “Anh đã có người khác”. Đàn ông rất sợ hai tiếng “sở khanh”. Hầu hết phụ nữ rất chân thành với tình yêu, nếu đã muốn chia tay họ sẽ thể hiện rành mạch trong lời nói và cả hành động. Nói chung tình yêu của phụ nữ không mập mờ như nam giới. Vì thế họ hay bị đàn ông “khủng bố” sau chia tay.
* Có nên làm những cử chỉ gây ấn tượng lúc chia tay?
- Rất không nên, nhất là với người chủ động chia tay. Vì càng làm như thế càng khiến người ta tiếc nuối và đau khổ hơn. Có người lại “tốt quá” đến mức làm mối anh khác cho người yêu, đó là hành động vừa hài hước vừa giả dối. Những “pha” chia tay như phim Hàn không thích hợp để ứng dụng ngoài đời thật. Tốt nhất là cuộc chia tay nên đơn giản, không màu mè, kiểu cách. Nên cư xử thật với nhau.
* Chia tay phụ nữ rất khó, họ khóc và níu kéo dữ dội...Làm sao để giảm tối đa sự tổn thương cho phụ nữ khi chia tay?
- Chẳng có cách gì làm người phụ nữ không bị tổn thương khi họ còn yêu bạn. Chỉ có thể làm giảm nỗi đau thông qua nhân vật trung gian và đừng vội chia tay bất cứ lúc nào bạn thích mà phải chờ cơ hội thuận tiện. Mới đây ở Trung Quốc có người mở dịch vụ trợ giúp chia tay. Họ giúp khách hàng tránh những giây phút não nề và thuyết phục người bị bỏ rơi chấp nhận. Lệ phí mỗi trường hợp khoảng 20 USD. Vì thế những ai muốn chia tay mà không đủ can đảm nhìn những giọt nước mắt lăn trên má người yêu thì phải tìm đến dịch vụ này. Chắc là ở ta cũng sắp có.
* Sau khi chia tay có thể là bạn của nhau không ?
- Thực tế cho thấy những người sau chia tay còn giữ quan hệ bạn bè với người yêu cũ thì rất khó có hạnh phúc mới vì có thể gây hiểu lầm, ghen tuông cho những người đến sau. Tốt hơn hết đã chia tay là thôi, không nên gặp gỡ nữa nếu không có lý do đặc biệt. Trong lòng nghĩ tốt về nhau là được.
--------------------------
Sau chia tay, tan nát cõi lòng là chuyện khó tránh. Những điều sau đây sẽ giúp bạn vượt qua giai đoạn “chết người” đó, ngăn ngừa nó hủy diệt, nghiền nát bạn.
Hãy nên
• Mạnh mẽ. Làm chủ cảm giác chới với, mất kiểm soát.
• Nghỉ giải lao. Nuông chiều bản thân, cho phép mình hưởng chế độ “dưỡng thương”.
• Chan hòa các mối quan hệ. Móc nối bạn bè cũ, kết bạn mới, ra khỏi nhà làm gì đó để tâm trạng u uẩn không có chỗ phát tán.
• Chăm sóc bản thân. Tôn tạo, giữ gìn hình ảnh đẹp của mình bằng cách tập thể dục giữ dáng, ăn mặc ấn tượng, chọn kiểu tóc mới…
• Là chính mình. Đừng để lòng tự tin và những đức tính vốn là niềm tự hào của bạn vuột mất theo mối tình đã vỡ.
• Rèn sức mạnh nội tại và tính độc lập. Thủ sẵn bài hát, câu thơ, châm ngôn… có nội dung xốc tinh thần để hát hay đọc lên nhằm đẩy lùi giọng điệu yếm thế kiểu như “Không ai yêu tôi”, “Sao mà tôi ngu thế này”… mỗi khi chúng xuất hiện trong đầu bạn.
• Chú ý lời ăn tiếng nói và hành vi. Lỡ sểnh ra sau này bạn sẽ phải xấu hổ, ân hận vì lời nói khiếm nhã hoặc việc làm tồi tệ nào đó của mình.
• Dũng cảm nhìn nhận sự thật. Suy xét nguyên nhân đổ vỡ, rút ra bài học kinh nghiệm. Đứng ở vị trí người kia để phán xét sự việc. Thừa nhận lỗi của mình.
• Hẹn hò mới. Cớ gì phải chết gí trong mối quan hệ không thể cứu vãn được nữa?
Không nên
• Dằn vặt bản thân. Khóc lóc, nằm bẹp giường… là bạn đã đánh mất mình, đánh mất luôn hình ảnh của bạn trong mắt mọi người (cả trong mắt người kia) khiến bạn trở thành người bạc nhược.
• Làm ầm ĩ. Vứt bỏ kỷ vật mối tình xưa, chuyển chỗ ở, đổi nơi làm việc, xóa số điện thoại… là bạn đang tự chọc ngoáy vết thương của mình.
• Tạo áp lực cho người kia. Ra sức làm cho họ phải ghen tị với bạn hoặc cố tạo ấn tượng với họ, tức là bạn đang mời quá khứ đau buồn ở lại tác oai tác quái bạn.
• Đối đầu với người cũ. Bạn có muốn tránh cuộc chiến này để rồi rơi vào cuộc chiến khác, có khi lạnh lùng và tàn khốc hơn?
• Mua sắm, ăn uống vô độ. Nguy cơ gây “viêm màng túi”, làm hỏng trầm trọng dung mạo và sức khỏe của bạn.
• Níu kéo quá khứ: tới những nơi người cũ hay lui tới. Cố khẩn nài người cũ nói chuyện lại với bạn. Xin lỗi về mọi thứ. Hứa sẽ thay đổi. Làm cho người cũ cảm thấy tội nghiệp bạn. Những hành vi này là mầm mống xô đẩy bạn đến trạng thái mất kiểm soát hoàn toàn, có hành động nông nổi, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng cho bản thân.
Những điều trên rất cần sự kiên nhẫn của bạn. Sự tưởng thưởng của chúng rất đáng cho bạn cố công - trước là giúp bạn “bảo toàn lực lượng”, sau đó biết đâu chừng sẽ mở ra cho bạn cơ hội hàn gắn đổ vỡ.
------------------------
Khi đã yêu, không ai muốn một ngày kia phải nhìn đối phương thốt lên “ừ thôi anh/em nhé, ta chia tay nhau từ đây”. Nhưng giữa cuộc đời nhiều đổi thay, làm gì có cuộc tình nào không thay đổi.
36 chước chia tay
Dùng chữ “36 chước” là ước lệ vậy thôi chứ đại khái những người chán yêu vẫn chia tay nhau theo vài lối nổi cộm sau:
* Kiểu “lặn không sủi tăm”
Cách này thường được các chàng trai sử dụng nhiều hơn, chắc cũng một phần vì tâm lý ngại rơi vào tình cảnh cọc lại đi tìm trâu của các cô gái. Phương thức tiến hành rất đơn giản, người thực hiện chỉ việc cắt đứt mọi đầu mối liên lạc (đổi số điện thoại, thay địa chỉ mail, invisible-tàng hình vĩnh viễn trong chương trình chat…) và biến mất khỏi tầm mắt đối phương.
* Kiểu “đổ lỗi và rửa tội”:
Để tránh áp lực bị bạn bè, người thân xung quanh gán cho danh hiệu kẻ phụ bạc, sở khanh…, người muốn chia tay sẽ làm đủ trò để đối phương không chịu nổi mình và buông lời chia tay trước. Thường thấy nhất là việc gán cho đối phương một số lỗi mà họ không hề mắc phải và không cho họ cơ hội thanh minh. Theo thống kê chưa chính thức, cách này được cả hai phái sử dụng.
* Kiểu “hãy loan tin”
Thay vì nói thẳng với đối phương rằng “anh/em không còn tình cảm nữa”, người muốn chia tay sẽ cho thông tin - dưới dạng những lời bóng gió hay những câu bâng quơ - đi lòng vòng qua rất nhiều người thân quen. Người kia sẽ nhận tín hiệu dừng cuộc tình từ những “chuyên gia ngồi lê đôi mách” như bà giúp việc hay vợ chồng người bạn.
* Kiểu “từ bàn phím đến màn hình”
Đây quả thật là phương cách của thời kỳ công nghệ phát triển. Các đôi tình nhân muốn chia tay không cần phải đối mặt nhau cho thêm khó xử. Họ chỉ việc mở máy tính hoặc điện thoại ra, có thể khởi động bằng một vài đoạn cãi vã qua lại rồi sau đó soạn nhanh một tin nhắn dứt khoát gửi đến đối phương chính thức đề nghị/tuyên bố chia tay. Nếu đối phương nhanh tay hồi âm thì chỉ vài giây sau là đôi bên thành người tự do. Nhanh như tốc độ của bộ vi xử lý đời mới!
Nếu chỉ nhìn kết quả trước mắt, các phương pháp chia tay kể trên đều rất hiệu quả. Một khi người ta đã áp dụng nó, câu chuyện tình yêu của họ khó có thể tiếp tục nữa. Tuy nhiên, trong lĩnh vực tình cảm, hiệu quả và tốt không đi đôi với nhau. Xét về mặt tác động tâm lý, những kiểu chia tay nói trên thật khó chấp nhận. Chúng biến người giữ vai trò chủ động chia tay thành một kẻ hèn nhát đáng khinh, đem đến tổn thương và hoài nghi cho người ở vị trí thụ động.
Hậu quả về mặt tâm lý của chuyện chia tay trong quá khứ rất có thể sẽ khiến người ta bị ám ảnh, bị mất lòng tin vào tình yêu và hành xử sai lầm trong tương lai.
Chia tay êm đẹp
Có thể ví chuyện chia tay như một nốt nhạc buồn chấm dứt bản nhạc tình yêu. Mọi cố gắng để nốt cuối ấy là nốt trầm chứ không cao chói tai hay ngân vang quá, không cụt ngủn hay kéo dài quá sẽ đem đến cho bản nhạc ấy một cái kết phẳng lặng, dễ chịu. Nghe qua thì thấy thật khó khăn.
Tôi chán anh ta/cô ta đến tận cổ, đá phứt đi cho rồi, sao cứ bắt tôi phải tử tế thế?! Nhưng thôi, người xưa đã dạy “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” - điều gì mình không muốn thì đừng làm với người khác. Biết đâu sau này yêu ai khác mình lại thành người bị đá…
Từ khóa » Cắt Xoẹt
-
Đừng Chia Tay Tình Yêu Theo Kiểu "cắt Xoẹt Một Nhát" Cho Nhanh
-
Chia Tay Không Phải Là “cắt Xoẹt Một Nhát!”
-
Cắt Xoẹt | Facebook
-
Cắt Cắt Xoẹt Xoẹt. #beanshop... - SangBarber&Boutique - Facebook
-
Nghĩa Của Từ Xoẹt - Từ điển Việt
-
Từ điển Tiếng Việt "xoẹt" - Là Gì? - Vtudien
-
Cắt Xoẹt Bố - YouTube
-
Sóc Cắt Xoẹt - YouTube
-
Cắt Xoẹt Internet, Kêu Hai Tháng được Một Lời Xin Lỗi
-
Từ Điển - Từ Xoèn Xoẹt Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
'xoèn Xoẹt': NAVER Từ điển Hàn-Việt
-
Xoẹt - TỪ ĐIỂN HÀN VIỆT
-
Thu Nguyễn (@giangkulll) • Instagram Photos And Videos